Mô hình Nghiệp đoàn Dân chủ (Democratic Corporatist Model)

Một phần của tài liệu Truyền thông chính trị trong điều kiện toàn cầu (Trang 76 - 82)

Mô hình Nghiệp đoàn Dân chủ khá phổ biến ở lục địa Bắc và Trung Âu. Mô hình Nghiệp đoàn Dân chủ được hình thành trong bối cảnh có sự tồn tại song song về phương diện lịch sử của các phương tiện truyền thông thương mại và phương tiện truyền thông thuộc về các tổ chức chính trị xã hội, do đó hệ thống truyền thông có sự chủ động một cách tương đối và luật pháp quy định việc hạn chế vai trò của nhà nước.

Các quốc gia ở Bắc và Trung Âu thường được phân biệt bởi một loạt những đặc điểm được gọi là “sự cùng tồn tại cả ba mô hình”, làm cho nó có những điểm khác biệt với các mô hình Tự do và Đa nguyên Phân cực, đồng thời có những điểm chung với từng mô hình này. Những “sự cùng tồn tại” này bao gồm sự phát triển một cách mạnh mẽ về lượng phát hành của các phương

72

tiện truyền thông thương mại và các phương tiện truyền thông gắn với các nhóm chính trị và dân sự; sự cùng tồn tại về trình độ tương đồng của chính trị và trình độ chuyên nghiệp của nghề báo; sự cùng tồn tại những truyền thống về quyền tự do của báo chí và truyền thống về sự can thiệp mạnh mẽ của nhà nước vào các phương tiện truyền thông, mà được xem như là một tổ chức xã hội và không hoàn toàn là doanh nghiệp tư nhân.

Các quốc gia nhỏ phía Bắc và Tây - Trung Âu đã thông qua mô hình chính trị đầu thế kỷ XX, có sự thỏa hiệp và chia sẻ quyền lực với những lợi ích chính của các tổ chức xã hội và việc mở rộng phúc lợi xã hội. Lực lượng bảo thủ của Giáo hội Công giáo và những quý tộc sở hữu đất đai đã yếu hơn nhiều so với các nước ở Nam Âu - nơi mô hình đa nguyên phát triển thể hiện:

thứ nhất là sự phát triển mạnh của thị trường phương tiện truyền thông

thương mại ở các quốc gia này thể hiện ở mức độ phát hành báo chí; thứ hai,

mô hình nghiệp đoàn thể hiện ở mức độ cao trong mối quan hệ song song

chính trị, các phương tiện truyền thông tồn tại với độ chuyên nghiệp cao; thứ

ba thể hiện ở vai trò của nhà nước.

Sự bắt nguồn sớm của báo chí. Các nước Bắc Âu đi tiên phong trong sự phát triển của tự do báo chí. Các nguyên tắc công khai đặc trưng cho sự dân chủ nghị viện và coi báo chí là một tổ chức phát triển sớm và mạnh mẽ. Ở đây, sự phát triển của một tầng lớp trung lưu thương mại và công nghiệp đã hỗ trợ nhiều cho các tổ chức trong trật tự xã hội mới. Thụy Điển là nước đầu tiên trên thế giới thiết lập các nguyên tắc công khai và tự do báo chí, các nước Bắc Âu khác cũng đã thiết lập tự do báo chí tương đối sớm. Những mốc phát triển pháp lý rõ ràng thúc đẩy sự phát triển của báo chí, nhưng đó cũng phản ánh một thực tế là lưu thông báo chí đã có sự phát triển đáng kể cùng với thể chế thị trường, xã hội dân sự và các nhà nước dân tộc đã từng bước phát triển. Các thành phố thương mại lớn đã trở thành các trung tâm giao thông tin tức, thông tin bắt đầu

73

có hình thức thực sự đại chúng. Sự phát triển của văn hóa đại chúng đã được kết nối chặt chẽ với giới công nghiệp và sự phát triển của thế chế thị trường. Nhu cầu ngày càng cao của giai cấp tư sản về thông tin cũng như các động cơ chính trị để thiết lập các tờ báo như một tiếng nói của giai cấp tư sản mới nổi. Họ cung cấp nền tảng kinh tế cũng như bối cảnh văn hóa và trong đó báo chí có thể thành lập như các doanh nghiệp, được tài trợ bởi quảng cáo, thúc đẩy đổi mới cả về công nghệ và nội dung trong nỗ lực mở rộng thị trường báo chí. Ngay cả ở các thị trấn nhỏ nhất, công dân cũng muốn có tờ báo của mình. Ở một mức độ dân chủ, mức độ phát hành cao của báo chí địa phương cũng là một nét đặc trưng của các nước Bắc Âu [14: tr. 146- 147].

Thị trường và đảng phái. Cùng với thương mại, sự phát triển của báo chí được bắt nguồn từ xung đột tôn giáo và chính trị và đi kèm với sự ra đời của nhà nước dân tộc. Tính hai mặt thể hiện ở chỗ một nguồn thông tin cho các thương gia vừa có ý nghĩa hình thành, vừa vận động dư luận. Sự tồn tại của các phương tiện truyền thông đảng phái và các đoàn thể ở trong lịch sử Bắc - Trung Âu có nguồn gốc từ phái Tin lành Calvin. Một trong các đặc trưng quan trọng nhất của các nước nghiệp đoàn dân chủ là phần tử mạnh mẽ trong các nhóm cộng đồng nhỏ về chính trị và văn hóa. Tổ chức truyền thông, như các đảng chính trị, có xu hướng được bắt nguồn từ các nhóm này. Nguồn gốc của tôn giáo, dân tộc, tư tưởng cùng các vụ đụng độ giữa các nhóm, và nguồn lực mà các nhóm xây dựng khuyến khích phát triển của một nền báo chí, đưa đến sự lan tỏa đến các thành viên trong các nhóm, những độc giả là đối tượng của các nhóm như cộng đồng tôn giáo, chính trị hay dân tộc [14: tr. 151].

Mối quan hệ song song báo chí với chính trị thể hiện trong quyền sở hữu của phương tiện truyền thông, trong các đảng phái của nhà báo, chủ sở hữu và quản lý. Về quyền sở hữu, báo chí liên quan trực tiếp đến các tổ chức công đoàn, nhà thờ, các tổ chức xã hội khác, đóng vai trò quan trọng trong hệ

74

thống phương tiện truyền thông ở các nước nghiệp đoàn dân chủ. Điều này có xu hướng đặc biệt đúng ở phía cánh tả, nơi các đảng phái xã hội chủ nghĩa và tổ chức công đoàn có truyền thống hỗ trợ các ông chủ truyền thông của họ - đôi khi trực tiếp và đôi khi thông qua các hiệp hội hợp tác của đảng viên. Mối quan hệ chính trị song song còn thể hiện trong nội dung của báo chí.

Phương tiện truyền thông và Nhà nước. Ở khu vực này, Nhà nước có trách nhiệm với các phương tiện truyền thông đại chúng thể hiện ở việc nhà nước phải đảm bảo tự do ngôn luận và tự do báo chí một cách chính thức được quy định trong hệ thống pháp luật. Nhà nước có trách nhiệm để tạo ra và duy trì thông tin và hệ thống báo chí đa dạng. Các nghiệp đoàn dân chủ được hình thành từ quá trình thương lượng giữa các lợi ích xã hội, trong đó nổi bật nhất là vốn, lao động và lợi ích nông nghiệp. Nhà nước phúc lợi mạnh mẽ là một trong những đặc điểm khác biệt của các nước Bắc - Trung Âu so với các mô hình khác. Đây là một trong những khác biệt quan trọng nhất trong cơ cấu chính trị và văn hóa giữa các nước Nghiệp đoàn Dân chủ và các nước Tự do. Văn hóa chính trị của các nước Nghiệp đoàn Dân chủ có xu hướng nhấn mạnh nhiệm vụ của nhà nước để tạo điều kiện tham gia của tất cả các công dân và các nhóm trong đời sống xã hội. Hệ thống trợ cấp đã không đảo ngược được xu hướng thúc đẩy mạnh mẽ trong thị trường báo chí. Các khoản trợ cấp đuợc cấp một cách rõ ràng có tiêu chí - phù hợp với vai trò mạnh mẽ của quyền lực hợp pháp, chính đáng ở các nước trong khu vực. Các quốc gia này có xu hướng kết hợp mạnh mẽ sự bảo vệ cho tự do báo chí với các quy định quan trọng - phản ánh giả định phương tiện truyền thông là một tổ chức xã hội và không chỉ đơn giản là một doanh nghiệp tư nhân. Phát thanh truyền hình trong các nước là một ví dụ đặc biệt của nhà nước phúc lợi áp dụng cho các phương tiện truyền thông. Đối với các phương tiện truyền thông in ấn, sự can thiệp của nhà nước đã thay đổi cơ chế thị trường, nhưng hệ thống chủ yếu dựa trên cơ sở tự do, sở hữu tư nhân và thị trường [14: tr. 160].

75

Quản trị phát sóng công. So với các hệ thống của mô hình Tự do, các nước Nghiệp đoàn Dân chủ thường có một vai trò lớn hơn trong quản trị phát sóng công cộng đối với các lực lượng chính trị có tổ chức, hoặc trong các hình thức đảng chính trị hoặc trong các hình thức “nhóm xã hội liên quan”. Các quốc gia có xu hướng hướng tới một mô hình trong đó tính đa nguyên được đảm bảo bằng cách đảm bảo sự đa dạng của các lực lượng chính trị và xã hội, gồm trong cả công tác quản trị phát thanh truyền hình. Các nước Bắc Âu có xu hướng nhiều hơn về phía các mô hình “chuyên nghiệp”, đó là hướng tới hệ thống trong đó phát sóng được hình thành như một tổ chức phi chính trị phục vụ xã hội. Mặc dù truyền thông ở các quốc gia này phản ánh tầm quan trọng của tổ chức lực lượng xã hội và chính trị, nhưng đáng lưu ý là mức độ đảng phái trong phát thanh truyền hình đã ít hơn so với trong báo chí in ấn. Quyền sở hữu công cộng và đa nguyên nội bộ - cùng sự tồn tại của các đại diện khác nhau trong xã hội trong cùng một tổ chức - đã hạn chế sự biểu hiện rõ ràng trong các quan điểm đảng phái.

Tính chuyên nghiệp. Các phương tiện truyền thông ở các nước nghiệp đoàn dân chủ có lịch sử quan hệ với các tổ chức, lực lượng chính trị. Có thể giả định các tổ chức đó có ảnh hưởng đến sự chuyên nghiệp hóa của báo chí. Tuy nhiên trong thực tế, các nước này có sự phát triển sớm và tính chuyên nghiệp báo chí mạnh mẽ. Các hiệp hội ở Đức, Hà Lan… đã hoạt động tích cực trong các tranh luận về vấn đề đạo đức và tự do báo chí cũng như các vấn đề kinh tế thuần túy. Sự phát triển mức độ tự chủ về báo chí, và mức độ phân hóa mạnh cấu trúc phương tiện truyền thông như một tổ chức xã hội độc lập có một lịch sử khá phức tạp.

Sự suy giảm và duy trì mối quan hệ chính trị song song. Năm 1970, thập niên tiếp sau thời kỳ “đại hồng thủy thương mại” đã làm biến đổi và thúc đẩy tăng nhanh phương tiện truyền thông in ấn. Quá trình này đã làm suy yếu

76

rõ mối quan hệ giữa phương tiện truyền thông và hệ thống chính trị quốc gia. Sự suy giảm thể hiện trong nhiều hình thức. Sự gia tăng mạnh về số lượng các tờ báo “độc lập” với những liên kết chính trị. Ngoài ra định hướng dịch vụ cũng tăng lên. Nhiều nhà báo sẵn sàng cung cấp tin cho độc giả. Tuy vậy, định hướng chính trị khác nhau trong báo chí của các nghiệp đoàn dân chủ vẫn tồn tại bất chấp thực tế rằng các nhà báo có chấp nhận nguyên tắc tách bình luận và thông tin [14: tr. 178].

Lịch sử chính trị, cấu trúc và văn hóa. Các hệ thống phân biệt bởi 3 đặc điểm: một ý thức hệ đối tác xã hội thể hiện ở cấp quốc gia; một hệ thống tương đối tập trung và tập trung của các nhóm lợi ích; và sự phối hợp tự nguyện và không chính thức của các mục tiêu mâu thuẫn thông qua thương lượng chính trị giữa lợi ích nhóm, đảng phái và bộ máy quan liêu nhà nước. Các quốc gia dân chủ nghiệp đoàn thường có số lượng lớn các đảng phái chính trị và sự đồng thuận, chứ không theo số đông chính trị. Các tầng lớp quý tộc cũ chuyển sang thương mại để tồn tại, làm cho lợi ích của họ ít khác biệt với giai cấp tư sản thành thị. Cơ cấu xã hội này cung cấp bối cảnh cho thắng lợi đầu tiên của các tổ chức tự do thể hiện sự phát triển sớm của tự do báo chí. Một trong những đặc điểm quan trọng nhất của hệ thống nghiệp đoàn dân chủ là vai trò trung tâm của các nhóm xã hội có tổ chức, bao gồm các đảng chính trị, đoàn thể thương mại và hiệp hội lao động, cộng đồng tôn giáo và các nhóm xã hội liên quan. Tính trung tâm của các nhóm tổ chức xã hội và đảng phái chính trị được phản ánh trong các phương tiện truyền thông bằng một số cách. Dĩ nhiên các đảng chính trị và nhóm xã hội liên quan thường đóng vai trò trong các tổ chức phát thanh truyền hình công cộng và quy định hệ thống phương tiện truyền thông. Sự thành công của các chương trình chính trị là kết quả của quá trình thảo luận phức tạp và thỏa thiệp giữa các nhóm trong quốc hội và tổ chức đảng [14: tr. 185 - 186].

77

Vai trò của nhà nước ở các nước Nghiệp đoàn Dân chủ thể hiện trên hai phương diện. Một mặt, truyền thống địa phương với quyền tự do, tức là triết lý mạnh mẽ của các giới hạn về quyền lực nhà nước. Điều này được thể hiện trong sự phát triển sớm của tự do báo chí và sức mạnh của pháp luật về tiếp cận thông tin của chính phủ. Mặt khác, Nghiệp đoàn Dân chủ liên quan đến mối quan hệ đối tác giữa các tổ chức xã hội và nhà nước, hệ thống nghiệp đoàn và các thỏa thuận xã hội liên quan đến sự mở rộng về vai trò của nhà nước trong xã hội, thông qua hình thức mở rộng phúc lợi và các hình thức can thiệp. Đây là một sự khác biệt giữa mô hình Nghiệp đoàn Dân chủ với mô hình Tự do, nơi mà nhà nước cũng như các nhà tài trợ đóng vai trò yếu hơn nhiều trong hệ thống. Một trong những điểm khác biệt nữa là sự cùng tồn tại mối quan hệ song song chính trị và tính chuyên nghiệp của báo chí. Sự cùng tồn tại này phản ánh bản chất của mô hình Nghiệp đoàn Dân chủ: chính trị cùng tồn tại đa dạng với một nền văn hóa báo chí phổ thông ở mức độ tương đối cao của sự đồng thuận về chuẩn thi hành và hợp tác trong các tổ chức như công đoàn nhà báo, hội đồng báo chí [14: tr. 190].

Kết luận: Các nước Bắc - Trung Âu đươc phân biệt bới đặc điểm nhận dang được gọi là “sự cùng tồn tại cả ba”. Những sự tồn tại chung này bao gồm sự phát triển đồng thời của phương tiện truyền thông thương mại mạnh mẽ và các phương tiện truyền thông gắn với các nhóm chính trị và dân sự; sự cùng tồn tại của mối quan hệ chính trị song song với sự chuyên nghiệp của báo chí; sự cùng tồn tại của truyền thống tự do báo chí và truyền thống can thiệp mạnh mẽ của nhà nước vào các phương tiện truyền thông. [14: tr. 196].

Một phần của tài liệu Truyền thông chính trị trong điều kiện toàn cầu (Trang 76 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)