a. Vai trò của truyền thông chính trị - Vai trò thúc đẩy quyền lực chính trị:
Trong các nghiên cứu về truyền thông, cách tiếp cận “kinh tế - chính trị” có cội nguồn là học thuyết Mác. Mệnh đề cơ bản của cách tiếp cận này là: Giai cấp cầm quyền không chỉ nắm trong tay phương thức sản xuất vật chất mà cả phương thức sản xuất đời sống tinh thần. Ở đây, truyền thông chính trị
Các điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội
Các thông điệp
được đưa ra bởi: Các đảng phái Các tổ chức Các phong trào xã hội mới
Các nhà chính trị
Nội dung của:
Báo Tạp chí Đài phát thanh Đài truyền hình Internet Tác động lên: Nhận thức chính trị Thái độ chính trị Hành vi chính trị Các kênh trực tiếp Phản hồi
32
là công cụ đề truyền bá ý thức hệ của giai cấp cầm quyền, phản ánh lợi ích của giai cấp cầm quyền trong các xã hội.
Hiện nay, trong thời đại toàn cầu hóa, những người đi theo chủ thuyết này đã lập luận rằng: Chủ nghĩa tư bản đã phát triển vượt ra khỏi khuôn khổ của quốc gia dân tộc để trở thành một thực thể mang tính toàn cầu, thì dĩ nhiên cơ chế truyền thông vốn giữ vai trò “hệ thần kinh” của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa cũng phải đạt đến tầm vóc toàn cầu; hay nói cách khác là phải mang tính quốc tế.
Trong số luận thuyết coi toàn cầu hóa là trạng thái phát triển của chủ nghĩa tư bản trong điều kiện lịch sử mới, quan điểm của Sklair được xem là khá tường minh. Ông cho rằng chủ nghĩa tư bản ngày nay đã không còn lấy nhà nước dân tộc làm đại diện cho nó nữa mà thay vào đó là “các thực thể xuyên quốc giá” - các thực thể này nảy sinh từ hoạt động trao đổi và qua lại giữa các tác nhân phi nhà nước và vượt qua các đường biên giới.
Các thực thể này được phân loại theo ba khu vực: kinh tế, chính trị và văn hóa - tư tưởng. Hầu như mỗi loại trong số đó đều có các thể chế đại diện đi kèm:
+ Các công ty xuyên quốc gia (TNC) là một thứ thể chế đại diện cho thực thể kinh tế xuyên quốc gia.
+ Giai tầng các nhà tư bản xuyên quốc gia (Transnational capitalist class - TCC) là một thể chế đại diễn cho thực tiễn chính trị xuyên quốc gia.
+ Văn hóa - ý thức hệ của chủ nghĩa tiêu dùng (culture - ideology of comsumerism) là thể chế cơ bản đại diện cho thực thể văn hóa - tư tưởng xuyên quốc gia. [33]
Nhiều nhà phân tích chính trị cho rằng, một trong những vai trò quan trọng của Truyền thông chính trị hiện nay là việc người ta sử dụng nó như công cụ cho các hoạt động Ngoại giao công chúng (Public Diplomacy) và Ngoại giao văn hóa (Cultural Diplomacy). Hai hình thức này đều có mực đích
33
là gây ảnh hưởng đến chính sách của các quốc gia khác, bằng cách hấp dẫn các công dân của họ, thông qua các phương tiện truyền thông (Fortner 1993).
Bên cạnh cách lĩnh vực ngoại giao truyền thống, Ngoại giao công chúng là việc chính phủ của nhà nước có chủ quyền xử lý các quan hệ quốc tế thông qua giao thiệp, đàm phám và các phương thức khác; còn có một lĩnh vực ngoại giao khác, trong đó, chính phủ của một nước tác động đến công chúng của nước khác.
Đây là loại hình quan hệ công chúng do nhà nước tiến hành hướng tới cộng đồng quốc tế, dân chúng nước ngoài. Hoạt động này nhằm tạo dựng hoặc gây ảnh hưởng tới dư luận công chúng quốc tế nhằm thực thi ý đồ chiến lược ngoại giao của mình. Các thủ đoạn (Phương thức) thường được sử dụng để triển khai là các cơ quan truyền thông (Phát thanh, truyền hình, điện ảnh, báo chí, các nhà sản xuất ấn phẩm văn hóa) và internet.
Edmund Gullion (Mỹ) là người đưa ra thuật ngữ này. Theo ông, ngoại giao công chúng khác với những loại hình ngoại giao khác là ở chỗ: chủ thể của nó là chính phủ của một nước; còn khách thể - cái mà nó hướng tác động tới lại là công chúng của nước khác. Ông viết: “Ngoại giao công chúng có nhiệm vụ xử lý thái độ của công chúng đối với những ảnh hưởng phát sinh từ việc hình thành và thực thi chính sách ngoại giao của chính phủ. Nó là một cấp độ của lĩnh vực quan hệ quốc tế vượt ra khỏi phạm vi ngoại giao truyền thống. Nó bao gồm sự khai phát và tạo dựng của chính phủ của một nước đối với dư luận của các nước khác…Thông qua quá trình nói trên, nó tạo ảnh hưởng đối với hoạt động hoạch định chính sách và hoạt động xử lý công việc đối ngoại” [9]. Nhiệm vụ trọng tâm của ngoại giao công chúng là: i) tiếp xúc; ii) nhận biết; iii) xóa bỏ hiểu nhầm; iv) tìm sự đồng cảm; v) xây dựng lòng tin; vi) nhân bản giá trị - tái tạo gien văn hóa ở môi trường bên ngoài; vii) gây ảnh hưởng đến chính sách đối nội và đối ngoại.
34
Ngoại giao công chúng bao gồm trong bản thân những hoạt động thông tin, truyền thanh, truyền hình, mạng, các hoạt động giao lưu khoa học, giáo dục, văn hóa…hướng đến công chúng bên ngoài quốc gia. Nó có nhiệm vụ giải thích lập trường, quan điểm của quốc gia bằng cách tạo dựng sự thấu hiểu và đồng cảm từ phía công chúng nước ngoài; nó xây dựng hình ảnh về đất nước, con người trong con mắt của cộng đồng quốc tế. Mục tiêu cuối cùng của nó là chiểm được “cảm tình” hay “lòng dân” để trên cơ sở đó thực hiện các mục tiêu lợi ích quốc gia.
Ngoại giao văn hóa. Milton Kamins thuộc đại học Johns Hopkins Mỹ cho rằng: “Ngoại giao văn hóa là sự giao lưu về tư tưởng, thông tin, nghệ thuật và các hình thức văn hóa khác, được tiến hành, nhằm thúc đẩy sự hiểu biết hai bên giữa các quốc gia và dân tộc”[19: tr. 76-77].
Thông qua các kênh truyền thông, văn hóa của một quốc gia thâm nhập vào các xã hội dân sự của những quốc gia khác, để rồi trở thành một phần trong văn hóa đại chúng của những quốc gia này.
Đối với các nhà nước dân chủ, nguyện vọng, ý chí của người dân có tác dụng định hình chính sách của nhà nước. Do đó, một cách trực tiếp hay gián tiếp, qua nhiều khâu chuyển hóa trung gian, văn hóa của một đất nước có thể trở thành sức mạnh thương lượng trên bàn đàm phán với những nước khác, một khi xã hội dân sự của những nước sau này chịu nhiều ảnh hưởng từ nền văn hóa đó.
Nhờ năm trong tay phần lớn các tổ hợp truyền thông, phổ khuếch tán hàng hóa - thông điệp văn hóa của phương Tây, mà đặc biệt là Mỹ, trở nên xa hơn và rộng hơn. Điện ảnh Hollywood và nhạc Pop của Mỹ đã đạt tới tầm toàn cầu. Ngành công nghiệp giải trí của Mỹ đã phát tán “Các giá trị Mỹ” thông qua các ấn phẩm văn hóa. Ý thức về tự do cá nhân và về những gì mà lối sống tự do có thể mang lại luôn ẩn chứa trong mọi bộ phim, mọi chương trình tivi, mọi cuốn sách hay bất cứ sản phẩm văn hóa nào của Mỹ. Qua các
35
ấn phẩm văn hóa và các kênh truyền thông đại chúng, giá trị và lối sống Mỹ được quảng bá với tư cách “hệ giá trị phổ quát”, hay “các chuẩn mực văn hóa mang tính toàn cầu”.
Một trật tư thông tin bất bình đẳng đang dần được hình thành trong thế giới ngày nay. Trong đó, nước giàu có khả năng chi phối nước nghèo bằng sức mạnh của các chuẩn mực giá trị và thị hiếu.
- Vai trò thúc đẩy kinh tế
Truyền thông chính trị hiện giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế của các quốc gia và toàn cầu. Truyền thông chính trị hiện nay đảm nhận nhiệm vụ cung cấp các dịch vụ thông tin hỗ trợ thị trường ở các cấp độ quốc gia và toàn cầu. Nếu thiếu đi hệ thống truyền thông chính trị, các nền kinh tế trên thế giới sẽ khó có thể vận hành tốt được. Thông tin hiện nay chính là huyết mạch của các nền kinh tế. Ở đây, truyền thông chính trị thực hiện việc cung cấp minh bạch các thông tin về quan điểm, đường lối, chính sách, quy định pháp luật, các thể chế…để cho các thị trường hoạt động. Những nội dung thông tin này có ảnh hưởng rất lớn đến những kế hoạch phát triển của thị trường. Hiện nay, yêu cầu của nền kinh tế đối với hoạt động truyền thông chính trị là các thông tin chính trị phải minh bạch, rõ ràng và phải được phổ biến để không tạo ra những khu vực đặc lợi của truyền thông chính trị.
Mặt thế hiện khác của truyền thông chính trị trong việc thúc đẩy kinh tế là ở việc hệ thống truyền thông phải các thông tin hỗ trợ thị trường hoạt động như các thông tin về hàng hóa, giá cả, các chỉ số tài chính, quảng cảo, giới thiệu,…
Bên cạnh việc đảm bảo hoạt động như một thể chế hỗ trợ thị trường, truyền thông chính trị cũng mở rộng vai trò của mình, đảm nhiệm vai trò như một thực thể kinh tế, mà giờ đây là một ngành công nghiệp. Ý tưởng, thông điệp, hệ giá trị, tư tưởng,… được hệ thống truyền thông mở rộng phương thức
36
biểu đạt. Như một báo cáo của UNESCO năm 1997 đã ghi: “Thế giới truyền thông đang chuyển từ trạng thái “khan hiếm” và do nhà nước kiểm soát sang trạng thái được định hướng bởi nền kinh tế tự do nhằm đáp ứng nhu cầu khổng lồ và đa dạng. Sự chuyển biến này đang đẩy nhanh nhịp độ loại trừ độc quyền trong chuyển giao và phân bổ thông tin trong cả hai lĩnh vực - viễn thông và nghe nhìn[38].
Hiện nay trên thế giới đang diễn ra quá trình tập trung sở hữu của các tập đoàn truyền thông quốc tế. Một số ít TNC khổng lồ hiện đang sở hữu và kiểm soát hệ thống truyền hình, hệ thống vệ tinh và đường truyền cáp với đủ loại hình truyền thông đi kèm như phát hành báo, tạp chí, sách, phim ảnh, video, băng đĩa,….Các tập đoàn này theo đuổi mục tiêu lợi nhuận kinh tế nhưng cũng đi kèm với việc phát tán tri thức, luận thuyết, tư tưởng, các giá trị văn hóa, văn minh, các chuẩn mực khoa học - công nghệ, các quy tắc pháp lý và ứng xử mang tính khuôn mẫu chung ra khắp toàn cầu. Hiện nay, Mỹ là quốc gia đang kiểm soát phần lớn hệ thống phần cứng và phần mềm của hệ thống truyền thông thế giới. Đã có những nhận định rằng: “Mỹ đang thống trị hệ thống truyền thông toàn cầu liên quan đến thông tin và tư tưởng. Âm nhạc, phim ảnh, Tivi và các phần mềm của Mỹ đã chứng tỏ sự ưu việt, vượt trội và rõ ràng đến mức, có thể nói, chúng có mặt ở khắp nơi trên trái đất. Chúng ảnh hưởng đến “khẩu vị”, đến cuộc sống và cảm hứng của hầu khắp các dân tộc trên thế giới”.
- Vai trò thúc đẩy giao lưu văn hóa:
Truyền thông quốc tế hiện nay đang mở ra một phổ giao lưu và tương tác rộng lớn, với cường độ và tần suất chưa từng có trong lịch sử. “Sự trao đổi và giao lưu văn hóa đó khiến mỗi nền văn hóa khác nhau, trong quá trình va chạm với nhau, trên cơ sở gìn giữ bản sắc của nền văn hóa của mình, đã đồng thời hấp thu và tham khảo các nền văn hóa khác nhau, thậm chí còn hình thành sự hòa đồng giữa các nền văn hóa khác nhau về chất”[18: tr.5].
37 b. Chức năng của truyền thông chính trị
Truyền thông chính trị vẫn giữ các chức năng cơ bản của truyền thông nói chung; nhưng trong điều kiện toàn cầu hóa, phổ ảnh hưởng (hay nói cách khác là công chúng của nó) đã được mở rộng ra ở cấp độ toàn cầu và mang tính chất xuyên quốc gia.
- Cấp độ quốc gia, quốc tế
+ Chức năng giám sát/ theo dõi (Surveillance)
Đây là chức năng “cung cấp thông tin”, “Cung cấp tin tức”. Tầm quan trọng của chức năng này phần nào được thể hiện bằng số lượng nhân lực đông đảo làm trong lĩnh vực tin tức - thời sự. Tiêu biểu ở Mỹ, ước tính trong những năm 1990 có tới 90.000 người làm trong lĩnh vực thu thập tin tức cho báo, đài, truyền hình, tạp chí, và các dịch vụ tin tức hữu tuyến. Ở các nước khác trên thế giới, đặc biệt trong môi trường toàn cầu hóa hiện nay, lượng người tham gia hoạt động thu thập tin tức ngày càng tăng lên nhanh chóng. Một trong những hoạt động chính của lực lượng này là thực hiện việc phản ánh hoạt động của nhà nước, của các đảng phái, của các chính trị gia,… cùng với đó là đánh giá, phân tích những tác động trong những chính sách, từ đó đưa ra công bố trước công chúng. Chính nhờ chức năng này mà giờ hoạt động truyền thông được coi như một nhánh quyền lực thứ 4, một cơ chế kiểm soát quyền lực chính trị từ bên ngoài hệ thống.
+ Chức năng giải thích (interpretation)
Truyền thông chính trị không chỉ cung ứng các số liệu và sự kiện mà bên cạnh đó, nó còn đưa lại cho người nhận ý nghĩa và nội dung của chúng. Đây là chức năng giải thích của nó.
Chức năng giải thích thể hiện một cách trực tiếp nhất ở những bài bình luận, phân tích sự kiện, phỏng vấn, thông tin hội thảo, các chuyên đề, chuyên mục…Vì trong cuộc sống, bằng những giao tiếp liên cá nhân, mỗi cá nhân trong xã hội khó có điều kiện gặp gỡ và trao đổi thông tin với những chuyên
38
gia thuộc các lĩnh vực khác nhau như chính trị, kinh tế, văn hóa,…Hệ thống truyền thông chính trị thông qua việc thực hiện chức năng giải thích giúp cho các cá nhận có được cơ hội hấp thụ những tri thức giúp họ lý giải về những sự kiện mà họ quan tâm đang diễn ra xung quanh.
+ Chức năng gắn kết (linkage)
Truyền thông chính trị có khả năng kết nối các kênh giao tiếp liên cá nhân với nhau mà trong xã hội chúng vốn không thể nối với nhau một các trực tiếp. Chẳng hạn các cử tri biết được hoạt động của những người mà mình đã bầu qua các tờ báo; nhân dân biết được chính sách của chính phủ thông qua các kênh thông tin đại chúng; …Tồn tài vô số những thực tiễn tương tự, xác minh sự tồn tại chức năng kết nối của truyền thông chính trị.
Một kiểu kết nối khác có thể thực hiện là: kết nối cá nhân sống phân tán về địa lý, nhưng cùng có chung lợi ích hoặc mối quan tâm. Chẳng hạn gần đây là vụ việc Trung Quốc hạ đặt dàn khoan trên Biển Đông đã tạo ra sự quan tâm của các nước trong khu vực và cả thế giới, vì vị trí Biển Đông liên quan lớn đến tuyến đường hàng hải quốc tế quan trọng.
+ Chức năng truyền trao giá trị (Tranmision of Value)
Đây là một chức năng rất tinh tế, khó nhận diện một cách trực tiếp, nhưng lại không kém phần quan trọng. Các nhà nghiên cứu còn gọi chức năng này với một cái tên khác là “chức năng xã hội hóa” của truyền thông chính trị. Xã hội hóa là thuật ngữ được dùng để chỉ quá trình hòa nhập của cá nhân vào xã hội bằng cách tuân thủ các chuẩn ứng xử và hấp thụ các giá trị chuẩn của xã hội đó.
Các phương tiện truyền thông đại chúng như tivi, radio, phim ảnh, sách báo,…thông qua các con đường “nghe”, “nhìn”…luôn đem lại cho khán thính giả một hình ảnh ít nhiều tổng quát về xã hội mà nguồn tin cung cấp. Các giá trị chuẩn của một xã hội được truyền phát qua hệ thống truyền thông, hình thành nên các thể chế (mô thức hành vi) dựa trên các giá trị như vậy. Bên
39
cạnh đó, việc các chuẩn giá trị và hành vi của xã hội được truyền thông lựa chọn để nhấn mạnh cũng đồng thời là việc củng cố những chuẩn giá trị và hành vi ấy trong thực tiễn quốc tế. Dưới ảnh hưởng thường xuyên và liên tục của truyền thông, các cá nhân sẽ thiên về lựa chọn những chuẩn giá trị và