Mô thức truyền thông mới trong thời kỳ toàn cầu hóa

Một phần của tài liệu Truyền thông chính trị trong điều kiện toàn cầu (Trang 63 - 70)

1.4.2.1. Toàn cầu hóa và điều kiện truyền thông mới

Toàn cầu hóa là một thuật ngữ được sử dụng rộng rãi ngày nay, nhưng đến giờ vẫn chưa có một định nghĩa nào được thống nhất giữa các nhà nghiên cứu. Thuật ngữ này xuất phát từ nhu cầu giải thích những hiện tượng mới xuất hiện trong những thập kỷ cuối của thế kỷ XX, những hiện tượng mà vốn không thể hiểu thấu đáo nếu chỉ xem xét trên những quan điểm nhà nước dân tộc (Nation - State) truyền thống.

Toàn cầu hóa dù còn là hiện tượng đang được tranh luận nhưng nó có những đặc điểm mà nhiều nhà khoa học đã thống nhất để nhận biết về quá trình này, đó là: i) Sự ra đời của những công nghệ mới do cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật đem lại, đặc biệt là internet; ii) Sự tự do hóa các dòng chảy

59

thông tin và khả năng liên lạc trực tiếp vượt qua các trở ngại về khoảng cách; iii) Sự gia tăng xu hướng chuẩn hóa các sản phẩm kinh tế và xã hội; iv) Gia tăng hội nhập xuyên quốc gia; v) tính dễ làm tổn thương lẫn nhau do sự tùy thuộc tăng lên. Cụ thể hơn:

- Công nghệ mới hiện nay đang giúp con người rút ngắn thời gian và khoảng cách một cách đáng kể trên nhiều mặt của cuộc sống. Những đường biên giới về vật chất và tư tưởng bị xóa nhòa trong điều kiện mới. Thông tin, quá trình giao tiếp của con người được sự hỗ trợ của công nghệ mới đã vẽ ra một bức tranh mới của xã hội loài người. Công nghệ thông tin, đặc biệt hiện nay là mạng internet đã và đang làm gia tăng cường độ của những mối liên kết, của những dòng thương mại, đầu tư, tài chính, di cư và các luồng tư tưởng, giá trị, văn hóa.

- Với sự ra đời và phát triển của hệ thống truyền tin, đặc biệt trên mạng internet, các dòng thông tin đã đã tăng cường khả năng phát tán thông tin của mình, vượt qua những rào cản về địa lý và sự kiểm soát. Và thế giới đang trở thành “ngôi làng toàn cầu” [20] - xét từ phương diện thông tin.

- Quá trình toàn cầu hóa tăng cường sự giao lưu thương mại, thúc đẩy quá trình hội nhập của các quốc gia vào sân chơi chung của thế giới . Xuất phát từ thực tế đa dạng đó, toàn cầu hóa thúc đẩy một nhu cầu tạo dựng một sân chơi chung với luật chơi chung, nhu cầu về các chuẩn mực đánh giá chung, các tiêu chí phổ biến, các bộ phận có thể hoán đổi cho nhau và các biểu tượng giống nhau đang tăng lên trong điều kiện toàn cầu hóa. Các chuẩn kỹ thuật thu phát tin đang được sử dụng đồng bộ. Các giá trị và biểu tượng giao tiếp chung đang dần hình thành để nhận được sự thừa nhận chung; và do đó được sử dụng phổ biến trên khắp thế giới.

- Quá trình toàn cầu hóa thúc đẩy các quốc gia tham dự, hội nhập vào sân chơi chung của quốc tế và khu vực. Hoạt động của các nhà nước, các tổ

60

chức phi chính phủ, và đặc biệt là các công dân ngày càng vượt qua những ranh giới cũ của không gian truyền thống để trở thành những công dân toàn cầu. Khoa học công nghệ đang làm cho bản sắc văn hóa của các cá thể theo các dòng chảy di cư được bảo vệ mà không bị ảnh hưởng bởi các điều kiện sống khác. Xu thế này tạo dựng các xã hội đa văn hóa, đa cực và thậm chí là “không gian văn hóa xuyên quốc gia”.

- Quá trình hội nhập diễn ra ngày càng nhanh trong thế giới toàn cầu hóa và tất yếu kéo theo sự gia tăng tính phụ thuộc lẫn nhau. Hệ quả của quá trình này là tính cố kết của các xã hội trong lòng các nhà nước dân tọc ngày càng trở nên kém và dễ bị lâm vào khủng hoảng.

Tựu chung lại, có thể xem toàn cầu hóa như những liên kết đang không ngừng mở rộng, gia tăng cường độ và tốc độ; và gây ảnh hưởng ở cấp độ toàn thế giới. Trong điều kiện như vậy, mô thức truyền thông của xã hội cũng tất yếu có những sự thay đổi để phù hợp với quy luật vận động và phát triển của các xã hội.

1.4.2.2. Mô thức truyền thông trong điều kiện toàn cầu hóa

Thông tin lan truyền theo cấu trúc mạng

Thế giới đã biến đổi sâu sắc do một loạt bước phát triển về công nghệ và tổ chức mà những dấu hiệu dự báo đã có từ những năm 1970, trước khi diễn ra với một sức mạnh mang tính hoàn toàn cách mạng trong những năm 80-90, nhất là sau Chiến tranh lạnh và vẫn còn đang tiếp tục trong thế kỷ XXI này.

Có thể nói không gian thông tin số hóa là “một thực thể có chu vi ở khắp mọi nơi, còn trung tâm không ở đâu cả”, trong khi đó các mô hình thông tin truyền thông vẫn tuân thủ cấu trúc hai cấp bậc: i) tồn tại một trung tâm và từ đó thông tin lan tỏa ra; ii) các trung tâm liên kết với nhau để duy trì thế độc quyền thông tin.

61

- Sơ đồ mô hình truyền thống gắn với mô hình thông tin thời kỳ Chiến tranh lạnh: Lan tỏa từ một đầu mối trung tâm, phân công tổ chức theo từng chặng. Có dạng chop (hoặc Kim tự tháp). Đây là mô hình thường được dùng ở các nước kiểm soát chặt chẽ thông tin báo chí và tự do ngôn luận.

- Sơ đồ mô hình mạng tập trung: Có một hoặc nhiều trung tâm; có quyền kiểm soát (ngắt liên kết); có tính độc lập tương đối (người nhận có thể liên kết với nhau thành mạng). Điển hình cho mô hình này là mạng điện thoại. - Sơ đồ truyền thông bằng mạng lưới phi tập trung: Internet. Đây là mô hình trao đổi thông tin: vừa tuần tự, vừa đồng thời, vừa mang tính cá nhân, vừa mang tính tập thể. Số lượng đầu mối và trạm chuyển tiếp cũng như các đường truyền … đã làm cho việc kiểm soát và độc quyền thông tin không thể thực hiện được.

Với các mô hình trước kia, thông tin đến từ bên ngoài chỉ thông qua những “tiếp điểm” nhất định và được định vị về mặt pháp lý, do đó, khả năng kiểm soát thông tin theo ý đồ chính trị là khả thi. Nhưng với mô hình mới (mạng internet), các tiếp điểm là vô hạn, do đó, khả năng kiểm soát thông tin xướng thấp đến mức gần bằng không.

Phá vớ độc quyền và làm suy giảm khả năng kiểm soát truyền thông

Trong lĩnh vực công nghệ diễn ra cuộc cách mạng bộ ba: điện tử, tin học và viễn thông; trong đó, các bộ phân tương tác hỗ trợ và thúc đẩy lẫn nhau. Trong lĩnh vực xã hội, bước chuyển từ mô hình công ty lớn tập trung theo kiểu kim tự tháp, sang cách thức tổ chức theo thứ bậc - kiểu mạng lưới.

Sự gặp gỡ của những chuyển biến nói trên đang tạo ra những hệ quả to lớn đối với toàn bộ đời sống xã hội, mà nổi bật nhất là lĩnh vực kinh tế và chính trị: sự cắt giảm các khâu trung gian trong mối liên hệ giữa các chủ thể; và do đó, làm suy giảm vai trò của các tổ chức, các cơ quan trung gian chuyên nghiệp.

62

Xu hướng này tác động mạnh đến quyền lực chính trị, mà đặc biệt là quyền lực nhà nước, vì chúng vốn được thiết kế theo cấu trúc tập quyền dạng kim tự tháp với nhiều tầng nấc trung gian.

Hiện nay, với mạng thông tin toàn cầu, mà điển hình là Internet, các chủ thể ở mọi cấp độ (từ cá nhân đến cộng đồng) đã giao tiếp với nhau vượt qua những trở ngại về không gian và thời gian; từ đó hình thành nền một mạng quan hệ ảo ở cấp độ toàn cầu.

Cho dù các lực lượng hung mạnh đã chiếm lợi thế trong việc điều khiển mạng lưới thông tin toàn cầu như Microsoft, Hollywood,… hay các tổ chức thuộc nhà nước như National Security Agency (Mỹ), VOA (Mỹ),…thì chúng vẫn không thể tạo được thế độc quyền trong không gian số. Bới các nguồn cung cấp thông tin nảy sinh một cách liên tục và tự dọ; đồng thời hệ thống mạng cũng liên tục phân nhánh làm cho các tương tác gia tăng theo cấp số nhân.

Các tác nhân trong mạng Internet đa dạng chẳng những về số lượng mà còn là chất lượng: cá nhân, nhóm, cộng đồng ảo…khiến cho những cố gắng nắm độc quyền gặp thất bại.

Phù hợp với quy luật thi trường hơn là ý chí chính trị

Điều đáng lưu ý là hệ thống thông tin mới này phù hợp với quy luật của thị trường hơn là với các luật lệ của các nhà nước.

Không phải ngẫu nhiên khi những nước đi đầu trong cách mạng thông tin đều là những nhà nước dân chủ. Điều này có nguyên nhân của nó. Xã hội của những nước này gần gũi với sự trao đổi tự do thông tin và các thể chế cai trị của họ không bị đe dọa vợi sự thay đổi trật tự ấy. Họ có thể định hướng được thông tin bởi vì họ có thể làm ra chúng.

Trong khi đó, các quốc gia lạc hậu và chuyên quyền sẽ gặp phải nhiều khó khăn hơn. Một số chính phủ vẫn còn hạn chế công dân của họ tiếp cận

63

với mạng Internet bằng cách kiểm soát những người cung cấp dịch vụ và những người dùng tin (vì số lượng còn ít). Xã hội như vậy được quan niệm là khép kín, và sẽ gặp nhiều khó khăn trong phát triển. Các khoản đầu tư nước ngoài khó có thể đến và ở lại những xã hội như vậy, bởi nhà đầu tư không muốn mạo hiểm tại những xã hội mà ở đó những quyết định quan trọng, ảnh hưởng đến đầu tư của họ - lại được đưa ra theo cách thức không rõ ràng.

Khả năng độc quyền nắm giữ tin tức đã từng có hiệu quả với những quốc gia chuyên quyền trước kia, thì nay nó trở thành trở lực đối với hội nhập, vì toàn cầu hóa đòi hỏi công khai, minh bạch.

Không thể giữ kín tình hình tài chính và chính trị của một quốc gia trong kỷ nguyên bùng nổ thông tin toàn cầu như hiện nay. Những quốc gia nào vẫn giữ tư duy cũ về độc quyền thông tin thì những quốc gia đó phải trả giá trong con mắt cộng đồng quốc tế, bởi nó liên quan đến sự thật, lòng tin và uy tín.

Trong kỷ nguyên thông tin, việc độc quyền và kiểm soát thông tin nhằm mục đích tạo ra môi trường thông tin phi đối xứng có lợi cho những người độc quyền - là điều khó có thể thực hiện được.

Một quy luật được thể hiện ở đây: trong môi trường thông tin phi đối xứng - độc quyền kiểm soát thông tin là một loại sức mạnh mềm; nhưng trong điều kiện thông tin đối xứng - độc quyền lại là cái yếu tố phá hủy sức mạnh mềm mạnh mẽ nhất.

Xét từ góc độ kinh tế, thông tin là hàng hóa, và do đó, giá cả của nó càng giảm khi thị trường của nó càng rộng lớn và chi phí vận chuyển ngày càng giảm. Hiện nay, mạng truyền thông toàn cầu đang làm cho chi phí truyền tin giảm một cách rõ rệt và thị trường thông tin đã được mở rộng chưa từng thấy. Tất cả những tác nhân này làm ra sự phát triển nhảy vọt của thông tin thương mại.

64

Nhưng cuộc cách mạng thông tin còn tác động đến chính trị mạnh mẽ không kém. Khả năng truyền bá thông tin miễn phí đã tăng tiềm năng thuyết phục trong nền chính trị thế giới. Các tổ chức phi chính phủ và các quốc gia có thể dẽ dàng trong việc ảnh hưởng đến niềm tin của dân chúng ở một quốc gia khác. Nếu một chủ thể có năng lực thuyết phục những người khác tin theo những giá trị và những chính sách nào đó, thì việc anh ta có ưu thế về sức mạnh cứng và ưu thế về thông tin chiến lược hay không - có thể không còn quan trọng nhiều nữa. Sức mạnh mềm và những thông tin miễn phí, nếu đủ sức thuyết phục, thì có thể làm thay đổi nhận thức và từ đó thay đổi hành vi - điều mà sức mạnh cứng và thông tin chiến lược có thể làm được, nhưng với phí tổn lớn hơn nhiều và không mang tính bền vững.

Nếu các tổ chức và các quốc gia muốn lợi dụng cuộc cách mạng thông tin thì họ phải thiết lập được lòng tin và uy tín trong một biển mênh mong các dòng tin tức.

Chi phỉ rẻ cho việc lưu thông thông tin đã mở rộng độ sâu và số lượng các kênh giao tiếp liên quốc gia. Các tác nhân phi chính phủ có nhiều cơ hội lớn hơn để tổ chức và truyền bá quan điểm của họ. Các quốc gia dễ dàng bị thâm nhập hơn và khó có thể giữ kín nội tình. Kết quả là các nhà lãnh đạo chính trị sẽ cảm thấy khó khăn hơn trong việc sắp đặt mạch lạc và duy trì các vấn đề chính sách đối ngoại.

Tuy nhiên, các quốc gia dân chủ vẫn vững vàng hưởng lợi từ cuộc cách mạng thông tin, do đó có thể chế hấp dẫn và đáng tin cậy. Họ thể sử dụng sức mạnh mềm đó để thực hiện các mục tiêu quốc gia.

Trong tương lai cùng với các mạng thông tin, các quốc gia ngày càng trông cậy nhiều hơn vào nguồn sức mạnh như vậy, bởi sức mạnh cứng dựa trên tài nguyên vật chất là hạn chế và tốn kém. Do đó, xây dựng được hình ảnh “một quốc gia đáng tin cậy”, “một chính phủ đáng tin cậy” trong con mắt nhân đân và cộng đồng quốc tế đang là mục tiêu mà nhiều quốc gia hiện nay đang theo đuổi.

65

Chƣơng 2

MỘT SỐ MÔ HÌNH TRUYỀN THÔNG CHÍNH TRỊ TRÊN THẾ GIỚI VÀ XU HƢỚNG CỦA TRUYỀN THÔNG CHÍNH TRỊ

Trên thế giới hiện nay có trên 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, và mỗi quốc gia đều xác lập cho mình một mô hình trong mối quan hệ giữa truyền thông và chính trị. Việc xem xét các mô hình phổ biến trên thế giới, đặc biệt là trong điều kiện toàn cầu hóa hiện nay, cho phép chúng ta nhận thấy được xu hướng biến đổi chung của các mô hình truyền thông chính trị, những yếu tố quy định sự biến đổi các xu hướng đó. 2 tác giả Danial C. Hallin và Paolo

Mancini trong công trình Congparing Media Systems: Three Models of

Meadia and Politics đã tiến hành so sánh 3 mô hình truyền thông chính trị phổ biến ở các nước Châu Âu và Bắc Mỹ, những mô hình có sức ảnh hưởng lớn đến mô hình truyền thông chính trị trên thế giới. 2 tác giả đã nghiên cứu những yếu tố quy định mối quan hệ giữa truyền thông chính trị ở các mô hình và xu hướng chuyển đổi của các mô hình trong điều kiện toàn cầu hóa.

Một phần của tài liệu Truyền thông chính trị trong điều kiện toàn cầu (Trang 63 - 70)