Mô hình Đa nguyên Phân cực (Polarized Pluralist Model)

Một phần của tài liệu Truyền thông chính trị trong điều kiện toàn cầu (Trang 70 - 76)

Đây là mô hình phổ biến ở các quốc gia Địa Trung Hải và Nam Âu. Đặc điểm của mô hình Đa nguyên Phân cực là có sự tham gia của các phương tiện truyền thông vào đời sống chính trị của các đảng phái, sự phát triển yếu của các phương tiện truyền thông thương mại về phương diện lịch sử và vai trò to lớn của nhà nước trong hoạt động truyền thông.

Lịch sử khu vực cho thấy sự chuyển dịch một cách lâu dài và đầy xung đột để đi đến chủ nghĩa tư bản và nền dân chủ tư sản ở Nam Âu, và điều đó là một nguyên nhân dẫn đến một hệ thống các phương tiện truyền thông gắn bó một cách chặt chẽ đến đời sống chính trị. Khi nền dân chủ đã được củng cố, trình độ tương đồng về chính trị sẽ thắng thế ở mức cao, với các phương tiện

66

truyền thông đại diện cho tiếng nói một cách rộng rãi của các lực lượng chính trị tranh luận với nhau về sự ảnh hưởng, cả trong việc thỏa thuận với các nhóm quyền lực cùng với nỗ lực của chính bản thân các lực lượng chính trị để củng cố được vị thế chính trị.

Báo chí thương mại ở khu vực này không phát triển mạnh mẽ như ở các mô hình Tự do và mô hình Nghiệp đoàn Dân chủ. Số lượng phát hành báo chí ở mức thấp và các phương tiện truyền thông điện tử đóng vai trò trung tâm. Các đài phát thanh và truyền hình cũng có xu hướng phục vụ cho đường lối chính trị của đảng. Pháp là quốc gia đã sớm chuyển khỏi cách thức đó từ những năm 1980. Ở khu vực này, nghề làm báo cũng kém phát triển hơn so với hệ thống truyền thông Tự do và Nghiệp đoàn Dân chủ, bởi sự trung thành về chính trị thường thay thế cho những cam kết về các quy tắc nghề nghiệp và tổ chức. Các phương tiện truyền thông bị biến thành công cụ của nhà nước, của các đảng phái và các ông chủ tư nhân, những người có mối quan hệ chặt chẽ về chính trị là khá phổ biến. Nhà nước, với tư cách là chủ thể điều chỉnh các quan hệ xã hội, có xu hướng can thiệp vào hoạt động truyền thông theo rất nhiều cách thức khác nhau và ở đây có sự phân cực về chính trị, cắt giảm những ảnh hưởng của các phương tiện truyền thông, ngoại trừ Pháp.

Về phương diện lịch sử: Tại Nam Âu, các thế lực của chế độ cũ như tầng lớp quý tộc sở hữu đất đai, lực lượng cầm quyền, Giáo hội Công giáo có sức mạnh vượt trội, và chủ nghĩa tự do chỉ có chiến thắng sau một cuộc xung đột chính trị kéo dài trong suốt thế kỷ XX. Phương tiện truyền thông của Giáo hội cũng đóng một vai trò quan trọng ở Địa Trung Hải. Giáo hội sở hữu các mạng vô tuyến quan trọng ở Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và Ý. Quá trình chuyển đổi sau cùng và gây tranh cãi với nền dân chủ ở khu vực Địa Trung Hải của phương Tây đã tạo ra một mô hình riêng biệt trong mối quan hệ giữa truyền thông với giới chính trị. Các phương tiện truyền thông ở các quốc gia

67

này có sự liên quan mật thiết đến các cuộc xung đột chính trị trong lịch sử khu vực này, có một sự gắn kết mạnh mẽ của truyền thông như phương tiện biểu hiện tư tưởng, vận động chính trị.

Cội nguồn chính trị và văn học báo chí: Báo chí thương mại đã xuất hiện và tăng cường lưu thông ở Nam Âu từ những năm 1880 cùng lúc với hàng loạt các tờ báo được lưu hành ở Bắc Âu, Bắc Mỹ và Đông Á. Hiện nay, số báo lưu hành ở Pháp cao nhất trong các nước trong khu vực Địa Trung Hải nhưng vẫn thấp hơn so với các khu vực khác ở châu Âu. Các cuộc cách mạng và Tuyên ngôn về dân quyền và nhân quyền đã mở ra giai đoạn đầu của tự do báo chí. Nhưng báo chí thương mại trong khu vực, những tờ báo giữ vững quan điểm không liên quan đến chính trị như ở các nước tự do như Mỹ, Anh… không được lưu thông thuận lợi và phát triển hạn chế. Ở Tây Ban Nha và Ý, một quan điểm báo chí mạnh mẽ trong thế kỷ XIX là báo chí đóng một vai trò quan trọng trong việc thành lập các nước tự do. Hai ví dụ quan trọng là các nhà lãnh đạo chính trị ở Tây Ban Nha và Ý là các nhà báo. Các tờ báo là các công cụ cần thiết cho việc tổ chức các phong trào. Những cơ sở kinh tế và xã hội của báo chí vẫn còn hạn chế. Sự phát triển nền kinh tế thị trường còn hạn chế so với các nước nghiệp đoàn dân chủ [14: tr.90 - 91].

Sự phát triển của báo chí bị gián đoạn do chế độ độc tài ở các nước Nam Âu như Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Hy Lạp đầu thế kỷ XX. Mặt khác, Ý và Pháp lại đồng thời có nền báo chí mạnh mẽ. Các đảng phải đóng vai trò quan trọng cho sự thành công của các tờ báo, cung cấp kinh phí và phân phối báo chí qua các tổ chức đảng. Các đảng phái cũng thành lập các tờ báo của riêng mình. Các tờ báo đóng vai trò quan trọng đối với sự giao tiếp của các đảng với công chúng. Chủ nghĩa phát xít đã làm gián đoạn sự phát triển của đa nguyên đảng phái, báo chí.

68

Bắt đầu từ những năm 1970-1980, các nước Địa Trung Hải đã cho thấy một sự thay đổi hướng tới một thị trường theo định hướng báo in. Các tờ báo ở Pháp đã cố gắng để mở rộng lưu thông với các hình thức kết hợp báo chí tập trung về chính trị với báo chí hướng đến sự quan tâm của dân chúng, tin tức với nhiều tính năng, bài thuyết trình với nhiều hình ảnh hơn.

Báo chí thông tin đại chúng không phát triển ở Nam Âu một phần do các điều kiện kinh tế và chính trị cho sự phát triển các thị trường phương tiện truyền thông đã không có mặt cho đến giữa thế kỷ XX. Các phương tiện truyền thông đại chúng chỉ thực sự phát triển ở khu vực là các phương tiện truyền thông điện tử sau này.

Parallelism politic (các mối quan hệ chính trị song song): Phong cách của báo chí khu vực này có xu hướng tập trung đáng kể về mảng bình luận. Báo chí có xu hướng đại diện cho các khuynh hướng chính trị khác nhau và điều này được thể hiện trong thái độ chính trị khác nhau của đối tượng độc giả của họ. Phát thanh truyền hình công cộng có xu hướng của đảng chính trị. Cả nhà báo và chủ sở hữu phương tiện truyền thông thường xuyên có quan hệ chính trị hoặc liên minh với nhau, khá phổ biến hình ảnh các nhà báo là các chính trị gia và ngược lại. Ở Ý cũng như ở Pháp có truyền thống của một nền báo chí chính trị được củng cố thêm bởi kinh nghiệm của các chế độ độc tài phát xít, các phương tiện truyền thông được dự kiến sẽ phục vụ mục đích chính trị. Báo chí bình luận theo định hướng đã tồn tại sau sự chuyển dịch theo hướng thị trường. Báo chí Ý thường thực hiện vai trò hoạt động, huy động độc giả của họ để hỗ trợ hoạt động chính trị, tham gia các sự kiện chính trị. Ở Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha, truyền thống của một nền đa nguyên chính trị và sự tham gia của báo chí cũng bị cắt ngang bởi chế độ độc tài. Cuối cùng, cũng như các đảng chính trị phát triển, báo chí đã liên kết với đó, được tài trợ bởi các đảng hoặc của nhà nước - nhiều báo chí đã thuộc sở hữu

69

của ngân hàng trước các cuộc cách mạng và trở thành tài sản của nhà nước khi các ngân hàng được quốc hữu hóa [14: tr.98].

Các mối quan hệ song song trong phát sóng công cộng thể hiện ở hệ thống phát thanh truyền hình công cộng tại các quốc gia Địa Trung Hải đã có xu hướng đảng chính trị, hệ thống “chính trị trên truyền hình” [14: tr. 106].

Tính chuyên nghiệp. Sự phát triển han chế của các thị trường truyền thông thể hiện ở các báo nhỏ và ít có khả năng tự duy trì. Các tổ chức chuyên nghiệp và công đoàn nhà báo nói chung là yếu so với các quốc gia nghiệp đoàn dân chủ. Sự bảo vệ tương đối yếu về bảo mật thông tin một cách chuyên nghiệp của các nhà báo. Sự yếu kém về tiêu chuẩn báo chí và phát triển hạn chế tính chuyên nghiệp thể hiện báo chí khu vực Địa Trung Hải thực tế không hẳn là những tổ chức có khả năng tự trị, mà đã được sự quản trị bởi các lưc lượng bên ngoài, chủ yếu từ giới chính trị và kinh doanh. Một trong những đặc trưng nhất của mô hình Địa Trung Hải là việc sử dụng các phương tiện truyền thông như công cụ để can thiệp vào chính trị. Phương tiện truyền thông gắn liền với các đảng chính trị.

Phương tiện và nhà nước. Nhà nước luôn đóng một vai trò lớn trong đời sống xã hội ở Nam Âu và vai trò của nó đối với hệ thống phương tiện truyền thông cũng không ngoại lệ. Vai trò của nhà nước phản ánh sự kết hợp của truyền thống độc tài can thiệp và dân chủ truyền thống của nhà nước phúc lợi như những người chiếm ưu thế trong các dân chủ nghiệp đoàn. Tài chính của phương tiện truyền thông phụ thuộc vào nhà nước, phụ thuộc vào các quy định hạn chế về sự riêng tư và công bố thông tin chính thức, có sự kết hợp của phương tiện truyền thông và giới tinh hoa chính trị [14: tr.119].

Lịch sử chính trị, cấu trúc, và văn hóa. Cấu trúc xã hội và chính trị của phong kiến cũ và nhà thờ, dựa trên cơ sở tài sản và một nhà nước tuyệt đối. Sự phát triển hạn chế của nền kinh tế thị trường dẫn đến sự hạn chế các nguồn

70

lực cho báo chí thương mại. Trong một nền kinh tế thị trường công khai thông tin về giá cả, công nghệ, quy định pháp lý, chính trị… trên quy mô quốc gia và quốc tế là rất quan trọng [14: tr. 127-128].

Sự phát triển của các phương tiện truyền thông khu vực này bị ảnh hưởng sâu sắc bởi các mô hình chính trị đa nguyên phân cực. Báo chí, và cuối cùng là các phương tiện truyền thông điện tử chính là những chủ thể tham gia trong cuộc đấu tranh giữa các luồng tư tưởng đa dạng. Điều này củng cố các mối quan hệ giữa truyền thông và giới chính trị. Hệ thống đa nguyên phân cực thường có hệ thống chính trị phức tạp với nhiều bên cạnh tranh. Trong hệ thống đa nguyên này, yếu tố quan trọng nhất của truyền thông chính trị là quá trình thương lượng diễn ra giữa các đảng, các phe phái và các nhóm xã hội khác nhau. Nhiều phương tiện truyền thông ở Nam Âu được kết nối với mô hình này: sự gần gũi trong mối quan hệ giữa các nhà chính trị và các phương tiện truyền thông, sự tập trung cao độ của các phương tiện truyền thông vào đời sống chính trị và tính chất tương đối “xa xỉ” của báo chí, giải quyết trong nội bộ chính trị chứ không phải công khai rộng rãi trước công chúng.

Vai trò của nhà nước. Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản bản ở Nam Âu được kết nối với vai trò của nhà nước. Với thị trường kém phát triển, nhà nước đóng vai trò trung tâm đặc biệt. Vai trò trung tâm của nhà nước không chỉ thể hiện ở việc can thiệp của nhà nước tương đối mạnh đối với các tổ chức phương tiện truyền thông mà còn ở mức độ ngược lại. Nhà nước là rất quan trọng, các chính trị gia ảnh hưởng mạnh mẽ đến chính sách của nhà nước và một trong những cách thức họ làm là thông qua các phương tiện truyền thông. Một trong những khác biệt giữa các nước Địa Trung Hải với các nước nghiệp đoàn dân chủ hay tự do là hệ thống tổ chức chính trị này có nhiều đảng chính trị. Bộ máy hành chính và tư pháp ít tách biệt chính trị bên trong hơn các hệ thống nơi mà quyền lực chính đáng hợp pháp được phát triển đầy đủ hơn và

71

mối quan hệ để các đảng và phe phái trong đó, đặc biệt quan trọng đối với các chính trị gia cần sự hợp tác của nhà nước. Các phương tiện truyền thông còn có khả năng gây áp lực lên các nhân vật chính trị bằng cách phơi bày tham nhũng [14: tr.133].

Kết luận: Quá trình chuyển đổi lâu dài của chủ nghĩa tư bản ở Nam Âu đã tạo ra một hệ thống phương tiện truyền thông gắn chặt với thế giới chính trị. Một khi nền dân chủ được củng cố, một mức độ cao của mối quan hệ song song chính trị chiếm ưu thế, với các phương tiện truyền thông phục vụ đại diện cho các lực lượng chính trị tranh giành ảnh hưởng, cả trong khi thương lượng với nhau và trong những nỗ lực của họ để củng cố tiếng nói chính trị của mình. Báo chí thương mại đã không phát triển mạnh như trong các hệ thống nghiệp đoàn dân chủ hay tự do. Phát thanh truyền hình cũng có xu hướng đảng chính trị. Tính chuyên nghiệp của báo chí kém phát triển hơn. Nhà nước có xu hướng đóng vai trò can thiệp bằng nhiều cách. Đảng phái chính trị có tầm quan trọng lớn trong các nước Địa Trung Hải.[14: tr. 138 - 139].

Một phần của tài liệu Truyền thông chính trị trong điều kiện toàn cầu (Trang 70 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)