Các lý thuyết về truyền thông

Một phần của tài liệu Truyền thông chính trị trong điều kiện toàn cầu (Trang 45 - 49)

Khởi đầu của những nghiên cứu về truyền thông, truyền thông đại chúng và truyền thông chính trị có sự gắn kết với nhau chặt chẽ. Sự quan tâm thống nhất ở chỗ hiệu quả và phương tiện truyền thông đại chúng, tác động đến việc biến đổi những hành vi xã hội và hành vi chính trị.

1.3.1.1. Lý thuyết Công luận của Walter Lippman

Walter Lippman với tác phẩm Công luận (Public Opinion) được coi là sự khởi đầu của nghiên cứu truyền thông. Lippman đóng vai trò quan trọng

41

trong việc xác định vai trò của các phương tiện truyền thông đại chúng trong việc hình thành dư luận xã hội của một nền dân chủ [10: tr 4]. Ông cho rằng sự tự do của các phương tiện truyền thông đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra sự tự do tư tưởng. Nghiên cứu truyền thông nói chung và truyền thông chính trị bắt đầu từ những ý tưởng khởi đầu về các quy chuẩn cần thiết cho một nền báo chí tự do và công khai thông tin trong xã hội. Đây chính là nền tảng cho việc thiết lập những quy tắc cho hoạt động truyền thông nói chung và truyền thông chính trị nói riêng.

1.3.1.2. Mô hình lý thuyết của Harold Lasswell:

Harold Lasswell, một nhà khoa học chính trị nổi tiếng tại Đại học Chicago cũng đặt ra những nguyên tắc quan trọng trong hoạt động truyền thông và đặc biệt là truyền thông chính trị. Đặc biệt, ông phân tích đến khía cạnh tuyên truyền của truyền thông, ông đặt ra phương pháp phân tích nội dung của thông điệp tuyên truyền với 5 nội dung chính: Who says what to whom via which channels with what effects? [10: tr 5] (Ai nói những gì cho ai, thông qua kênh nào với hiệu quả nào). Với mô hình này của Laswell, mọi việc nghiên cứu có thể được tiến hành và tập trung vào các yếu tố truyền thông:

Phân tích nguồn (S): Ai là người cung cấp?

Phân tích nội dung (M): Thông điệp chứa đựng gì?

Phân tích phương tiện (C): Kênh nào được sử dụng và sử dụng như thế nào?

Phân tích đối tượng (R): Ai là người nhận?

Phân tích hiệu quả (E): Thông điệp tạo ra hiệu quả gì?

Nội dung này đã ảnh hưởng đến các nghiên cứu về truyền thông, các điều tra về ảnh hưởng của các thông điệp truyền thông.

42

1.3.1.3. Bốn lý thuyết truyền thông của Fred S. Sibert- Theodore Peterson và Wilbur Schramm

Một công trình nghiên cứu nổi tiếng về mối quan hệ giữa các hệ thống

phương tiện truyền thông và đời sống chính trị quốc tế là Bốn lý thuyết về

truyền thông (Four theories of press) của Siebert, Peterson, và Schramm, 1956, một công trình vẫn duy trì ảnh hưởng một cách đáng kể ở khắp thế giới như một nỗ lực để thiết lập một khung lý thuyết rộng rãi cho việc phân tích so sánh các phương tiện truyền thông. Trong đó Siebert, Peterson, and Schramm đã chỉ ra rằng các mô hình truyền thông khác nhau bắt nguồn từ sự khác biệt lớn hơn của cấu trúc chính trị và kinh tế và một người không thể hiểu phương tiện truyền thông nếu không hiểu về bản chất của nhà nước, hệ thống đảng phái chính trị, mô hình của các mối quan hệ giữa lợi ích chính trị và kinh tế, và sự phát triển của xã hội dân sự, giữa các yếu tố khác của cấu trúc xã hội.

Các ông đã phân chia bốn lý thuyết về truyền thông: thuyết Độc đoán; thuyết

Tự do; thuyết Trách nhiệm xã hộithuyết Cộng sản Xô viết.

Siebert, Peterson, và Schramm nhận định: “Để nhìn nhận sự khác biệt của hệ thống truyền thông giữa các nước một cách toàn diện nhất, phải nhìn vào hệ thống xã hội mà chúng đang hoạt động. Để nhìn các hệ thống xã hội trong mối quan hệ thực sự của chúng với báo chí, người ta phải nhìn ở những niềm tin căn bản và những giả định mà xã hội nắm giữ: bản chất của con người, bản chất của xã hội và nhà nước, mối quan hệ của con người đối với nhà nước, và bản chất của kiến thức và sự thật. Như vậy, trong phân tích cuối cùng sự khác biệt giữa các hệ thống báo chí là vấn đề hệ tư tưởng” [32: tr. 16].

Tuy nhiên, nhiều nhà nghiên cứu đã phê bình quan điểm của Siebert,

Peterson và Schramm. Công trình Bốn lý thuyết về truyền thông đã tập trung

quá nhiều vào “triết lý” (“philosophies”) hay “hệ tư tưởng” (“ideologies”) của báo chí và đây là điểm thất bại chính của nó. Siebert, Peterson, và Schramm thực tế đã không phân tích thực nghiệm về mối quan hệ giữa các hệ thống

43

phương tiện truyền thông và hệ thống xã hội. Họ không những không nhìn vào các chức năng của hệ thống xã hội nơi các phương tiện truyền thông vận hành, mà chỉ nhìn vào các “cơ sở lý luận hay hệ tư tưởng”. “Đã có một tranh luận rằng „ở trường hợp cuối cùng sự khác biệt giữa các hệ thống báo chí là vấn đề tư tưởng‟, cuốn sách đã bỏ qua sự tồn tại của các phương tiện truyền thông” [26: tr.21].

Những phân tích của họ cũng không thực sự mang tính so sánh. Một phần, điều này là bởi bối cảnh của cuộc Chiến tranh lạnh: bởi vì quá bận tâm

với sự phân cực giữa mô hình Xô Viết và Mỹ, Bốn lý thuyết về truyền thông

đã dành quá ít không gian cho việc nghiên cứu sự đa dạng thực sự của hệ thống phương tiện truyền thông thế giới. Trong việc truy tìm nguồn gốc của bốn lý thuyết, ví dụ như Siebert, Peterson, và Schramm chỉ tham khảo gần như chỉ có ba nước - Mỹ, mà họ gọi là lý thuyết tự do và trách nhiệm xã hội; Anh, họ thấy cả mô hình độc đoán, và cùng với Mỹ, có cả lý thuyết tự do; và Xô Viết. Tuy nhiên, tất cả các mô hình, thực sự “đã được xác định… từ trong

một trong bốn lý thuyết, đó là chủ nghĩa tự do cổ điển” [26: tr.21]. Hallin và

Mancini cho rằng: Bốn lý thuyết về truyền thông đã sử dụng những hiểu biết

về thực tế châu Âu một cách hạn chế. Người ta có thể nói rằng các nước Tây Âu đã kết hợp cả mô hình của chủ nghĩa tự do (thể hiện trong báo chí thương mại và báo chí của đảng tương đối không bị kiểm soát và truyền thống của báo chí tuyên truyền); mô hình trách nhiệm xã hội (phát sóng công cộng, quyền ưu tiên trả lời pháp luật, trợ cấp báo chí, Hội đồng báo chí); và truyền thống độc tài (phát thanh truyền hình nhà nước Gaullist hoặc người Đạo luật Bí mật chính thức của Anh (the British Official Secrets Act), cũng như việc điều khiển hoạt động báo chí được thực hiện trong giai đoạn thực sự là chế độ độc tài). Người ta cũng có thể nói rằng bất kỳ một hệ thống nào cũng kết hợp các yếu tố này theo một cách nào đó. Nhưng điều này là quá mỏng cho một khung lý thuyết để bắt đầu một phân tích so sánh thật sự. “Bốn lý thuyết về

44

báo chí đã quấy nhiễu (stalked) môi trường nghiên cứu truyền thông như một thây ma của phim kinh dị trong nhiều thập kỷ, vượt qua cả cuộc đời tự nhiên của nó” [14]. Các tác giả cũng nghĩ rằng đã đến lúc phải chuyển sang các mô hình phức tạp hơn dựa trên phân tích so sánh thực sự.

Bên cạnh đó cũng còn có nhiều lý thuyết khác, trong đó đề cập ít nhiều đến mối quan hệ truyền thông và chính trị. Cụ thể như lý thuyết “sức mạnh mềm” của J.Nye, trong đó ông cho rằng sức mạnh mềm của một quốc gia bao gồm trong bản thân nó năng lực hấp dẫn của văn hoá, của các chuẩn giá trị; năng lực định hướng thị hiếu và sở thích đối với những chủ thể khác; năng lực vạch ra các chương trình nghị sự, xây dựng thể chế hay chuẩn mực mà được các chủ thể khác chấp nhận và làm theo. Với nội dung trên, sức mạnh mềm phụ thuộc rất nhiều vào khả năng thuyết phục của loại thông tin miễn phí mà một tác nhân tìm cách lưu truyền [39: tr.86]. Và khả năng thuyết phục đó, phụ thuộc rất lớn vào các phương tiện truyền thông đại chúng. Và tác giả Phạm Thái Việt đã đưa ra một nhận xét rất xác đáng rằng: “Có một điểm mà tất cả

các quốc gia (lớn và nhỏ) hiện nay đều phải quan tâm, đó là: việc chuyển hoá

thông tin thành sức mạnh không đồng nhất với việc nắm giữ ưu thế độc quyền về thông tin như trước kia nữa. Trong một xã hội tràn ngập thông tin thì những kẻ độc quyền về thông tin không còn chiếm ưu thế. Thay vì tính độc quyền, năng lực phát hiện và lọc ra những “thông tin có giá trị” mới là phẩm chất quan trọng trong một môi trường “nhiều tin” [39: tr.86].

Một phần của tài liệu Truyền thông chính trị trong điều kiện toàn cầu (Trang 45 - 49)