Truyền thông chính trị giai đoạn Chiến tranh lạnh

Một phần của tài liệu Truyền thông chính trị trong điều kiện toàn cầu (Trang 61 - 63)

Truyền thông chính trị thế giới trước Chiến tranh lạnh vẫn chủ yếu là hoạt động Tuyên truyền (Propaganda): hay một dạng truyền thông được thiết kể để ảnh hưởng đến suy nghĩ và hành động của người dân. Hoạt động tuyên truyền này gắn với việc truyền thông đơn tuyến từ trên xuống dưới (top- down). Tiêu biểu cho hoạt động này phải kể đến chính là những chiến dịch tuyên truyền của A. Hitler trên các phương tiện truyền thông đại chúng từ năm 1933 trở đi [30: tr.21].

Chiến tranh thế giới thứ II kết thúc đã đem đến một bức tranh chính trị thế giới hoàn toàn mới. Chủ nghĩa phát xít bị xóa bỏ với việc thất bại của Khối trục và thắng lợi của quân Đồng minh.

Một trật tự thế giới mới đã hình thành sau chiến tranh thế giới thứ hai, một trật tự thế giới nơi mà xuất hiện cục diện đấu tranh của hai hệ quan điểm: Chủ nghĩa cộng sản và chủ nghĩa tư bản; cùng một thể chế quốc tế chung là Liên hợp quốc mà người ta còn gọi đó là trật tự thế giới của Chiến tranh lạnh. Truyền thông chính trị cũng phản ảnh bối cảnh lịch sử đó bằng cuộc chiến giữa hai ý thức hệ đó trên mặt trận tuyên truyền. Mà các tác giả Philippe Breton và Serge Proulx đã nhận định: “Trong thập kỷ 40 các kỹ thuật truyền thông lại chịu một ngọn roi quất mạnh để chúng chồm lên, khiến cho người ta có thể nói đến một sự “bùng nổ thật sự của truyền thông””.

- Hệ thống tuyên truyền của Liên Xô

Trong những năm Chiến tranh lanh, Liên Xô đã thành lập Ủy Ban Thông tin Công sản nhằm tổ chức tuyên truyền trên toàn thế giới. Đây là nhiệm vụ trọng tâm trong chính sách ngoại giao của Đảng Cộng sản Liên xô.

Chính sách tuyên truyền Xô viết đưa ra chủ đề trung tâm là cuộc đối đầu ý thức hệ giữa chủ nghĩa cộng sản và chủ nghĩa đế quốc - là cuộc đấu

57

tranh giai cấp do giải cấp vô sản lãnh đạo trên bình diện toàn thế giới - chống lại giai cấp tư sản.

Đối tượng tuyên truyền là quân chúng nhân dân thuộc các nước thuộc địa cũ thuộc thế giới thứ 3 và tầng lớp nhân dân lao động tại các nước tư bản phát triển.

Mô hình tuyên truyền này cũng được mở rộng ở ra ở các nước thuộc hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa. Hoạt động của mô hình tuyên truyền này đã tạo tạo nên sự tin tưởng của công chúng vào các hoạt động của chính quyền dựa trên cơ sở ảnh hưởng của tần suất thông tin tác động. Trong hệ thống này, nội dung thông tin bị chi phối và bị kiểm soát bởi các cơ quan của nhà nước. Hoạt động thông tin của xã hội và các nguồn thông tin tư nhân bị ngăn cấm.

- Tuyên truyền của Mỹ

VOA là một bộ phận không thể tách rời của của Mỹ trong thời ký chiến tranh thế giới thứ II và suốt cả thời gian chiến tranh lạnh. Cả ba đài phát thanh là VOA, RL, RFE và American Forces Network (AFN) đều do nhà nước tài trợ. Trong đó VOA là cơ quan ngôn luận chính thức của Mỹ và có trách nhiệm về phát ngôn. Một trong những dấu hiệu sớm nhất về nhu cầu sử dụng radio với tư cách công cụ tuyên truyền (ở Mỹ) là cuộc vận động của VOA ủng hộ Tổng thống H. Truman chống lại làn sóng cộng sản lan rộng sau sự kiện chiến tranh Triều Tiên năm 1950. Mục tiêu của VOA là hợp thức hóa và biện minh cho hành động can thiệp của Mỹ vào cuộc chiến tranh Triều Tiên. Đây là cuộc tập dượt về phương diện truyền thông radio lớn nhất với hàng triệu cuộc phỏng vấn trực tiếp lên sóng và cũng là mô hình thử nghiệm để Mỹ nhân rộng trong các cuộc xung đột kết tiếp diễn ra ở châu Phi, châu Á và Mỹ Latin.

VOA điều phối mạng truyền thông toàn cầu của Mỹ, nó có các trạm phát thanh ở khắp nơi để tuyên truyền ý tưởng về cái gọi là “lối sống Mỹ” cho thính giả quốc tế.

58

- Sự tranh giành ảnh hưởng đối với các nước thế giới thứ ba

Một cuộc chiến chính yếu khác nhằm chinh phục “trái tim và khối óc” của nhân dân trong thời kỳ chiến tranh lạnh là diễn ra ở địa bàn thuộc thế giới thứ ba, nơi xuất hiện hàng loạt quốc gia thoát khỏi chế đệ thuộc địa.

Liên Xô đã nhận thức được rằng, bản chất của phong trào là phản kháng là chống lại phương Tây; và đó là cơ hội tốt để tuyên truyền chủ nghĩa cộng sản.

Tuy nhiên, phương Tây không chỉ hướng tuyên truyền vào mục tiêu ý thức hệ mà còn quan tâm đến các mục tiêu khác như kinh tế và văn hóa. Các đài phát thanh phương Tây cũng đưa được một lượng thông tin lớn và phong phú trên nhiều lĩnh vực cho dân chúng thuộc thế giới thứ ba.

Đặc trưng mô hình này là truyền thông một tuyến từ trên xuống, chủ thể truyền thông chính là nhà nước và các cơ quan báo chí phục vụ nhà nước. Các kênh phản hồi ý kiến chính sách nhà nước trong mô hình này hầu như không có tác động lại đến quá trình chính trị.

Một phần của tài liệu Truyền thông chính trị trong điều kiện toàn cầu (Trang 61 - 63)