Cấu trúc của truyền thông chính trị

Một phần của tài liệu Truyền thông chính trị trong điều kiện toàn cầu (Trang 28 - 36)

Hiện nay có nhiều quan điểm khác nhau về cấu trúc của truyền thông chính trị. Trong đó nổi bật là quan điểm của B. McNair, trong mô hình truyền thông chính trị quốc tế, truyền thông chính trị gồm các thành tố [4: tr. 6] như sau:

24

Trong mô hình trên, hệ thống các phương tiện truyền thông (Media) đóng vai trò trung gian trong việc truyển tải thông hai chiều từ phía các tổ chức chính trị hướng tới công dân và ngược lại. Nguồn phát thông tin đã không chỉ là 1 chiều với nguồn phát là các tổ chức chính trị mà giờ đây nguồn phát đã mở rộng ra toàn xã hội với sự tham gia của các công dân. Xem xét ở đây, công dân và các tổ chức chính trị vừa là nguồn phát thông tin vừa là nơi tiếp nhận thông tin:

Các tổ chức chính trị Các đảng phái Các tổ chức công cộng Các nhóm lợi ích Các nhóm chống đối Chính phủ Media Phóng sự Xã luận Bình luận Phân tích Công dân Tham dò ý kiến Thư Blog

Báo chí công dân Lời kêu gọi

Chương trình nghị sự Quảng bá Quan hệ công chúng Phóng sự Xã luận Bình luận Phân tích

25

Các tổ chức chính trị

Yếu tố thứ nhất là các tổ chức chính trị: Các tổ chức chính trị bao gồm

các đảng phái chính trị, các tổ chức công quyền, những nhóm gây áp lực, chính phủ, và thậm chí cả những tổ chức khủng bố. Những cá nhân mong muốn, thông qua các phương tiện tổ chức và thể chế, ảnh hưởng đến quá trình ra quyết định. Họ có thể tìm được điều này bằng cách đạt được quyền lực chính trị mang tính thể chế, ở chính phủ hoặc các hội đồng lập hiến, mà thông qua đó những chính sách ưu đãi có thể được ban hành.

Đảng chính trị (political parties) là sự tập hợp của ít hoặc nhiều những cá nhân có cùng chí hướng, gắn kết với nhau trong một cấu trúc đồng thuận về phương diện tổ chức và hệ tư tưởng để theo đuổi những mục tiêu chung. Những mục tiêu này sẽ phản ánh hệ thống giá trị nền tảng của đảng, hoặc hệ tư tưởng, ví dụ như Đảng Bảo thủ của Anh tôn trọng triệt để “tự do cá nhân” và uy quyền tối cao của thị trường; trong khi Công Đảng, đối thủ của họ lại nghiêng về “chủ nghĩa tư bản nhân văn” và những nguyên tắc về công bằng và bình đẳng xã hội. Ở Mỹ, Đảng Dân chủ về phương diện lịch sử thường gắn bó một cách tương đối với chủ nghĩa tự do trong chính sách xã hội, và can thiệp vào nền kinh tế, trong khi Đảng Cộng hoà lại mong muốn giảm sự can thiệp của nhà nước vào tất cả các khía cạnh của đời sống xã hội. Các đảng phái chính trị đều phải sử dụng các phương tiện truyền thông, đặc biệt là phương tiện truyền thông đại chúng, để quáng bá về đảng của họ, về những mục tiêu mà đảng họ theo đuổi, nỗ lực để thuyết phục công chúng tin vào đường lối đúng đắn của họ, đồng thời qua phương tiện truyền thông nhận lại những phản hồi của công chúng đối với đảng [4: tr. 5].

Nếu như các đảng phái là trung tâm của quá trình chính trị dân chủ, dĩ nhiên họ cũng không phải là các nhân tố chính trị duy nhất. Bên cạnh đó là các tổ chức chính trị được thiết lập như là những tổ chức không đảng phái với

26

Một số tổ chức, như Liên đoàn lao động Anh, có những mối liên kết về phương diện tổ chức với một hay một số các đảng phái (liên đoàn lao động, thực tế, đã sinh ra Công Đảng như một sự thể hiện về phương diện chính trị

những nhu cầu của người lao động). Các tổ chức công cộng có thể chia làm

các loại: liên đoàn lao động, các nhóm tiêu dùng, các hiệp hội nghề nghiệp và các tổ chức khác. Họ gắn kết với nhau không hẳn là bởi hệ tư tưởng mà bởi một số đặc điểm chung làm cho sự kết hợp một cách thuận lợi, ví dụ như những vấn đề về việc làm (liên đoàn lao động), sự yếu ớt của các cá nhân đơn lẻ trong việc đối mặt với các tập đoàn lớn (các nhóm tiêu dùng). Tự bản thân các tập đoàn đã thường xuyên tham gia vào truyền thông chính trị, trong các hoạt động vận động hành lang hay tạo ra những ảnh hưởng đối với những người ra quyết định của chính phủ. Các cá nhân trong những tổ chức như vậy gắn kết với nhau không chỉ để giúp nhau giải quyết những vấn đề thực tiễn gắn với tình huống chung của họ, mà còn để vận động cho những sự thay đổi hoặc nâng cao nhận thức của công chúng về những vấn đề cụ thể, và truyền thông đã được sử dụng, như các hoạt động vận động, quảng cáo và tổ chức những cuộc biểu tình công cộng [4: tr. 7-8].

Các nhóm tạo áp lực (pressure groups), hay còn gọi là các nhóm theo những vấn đề riêng lẻ (single-issue groups), phân biệt với các tổ chức công cộng trên đây ở chỗ chúng thường ít tính tổ chức hơn và lại công khai “tính chính trị” rõ nét hơn trong những mục tiêu của mình, liên quan đến những vấn đề cụ thể như là bảo tồn môi trường tự nhiên, chống những hành động tàn ác với động vật như nuôi dưỡng để cung cấp thực phẩm cho con người hay để thử nghiệm với thuốc và mỹ phẩm. Họ thường có xu hướng vận động cho những vấn đề riêng lẻ, ví dụ như cuộc vận động chống lại vũ khí hạt nhân đầu những năm 1980, chiến dịch chống lại việc thăm dò ý kiến về thuế cuối những năm 1980 và đầu những năm 1990 của Anh và sự nóng lên của trái đất trong những năm đầu của thế kỷ XXI. Các nhóm tạo áp lực, cũng giống như

27

các đảng và các tổ chức công cộng, thường sử dụng một cách rộng rãi truyền thông, các phương tiện quảng cáo và các kỹ thuật quan hệ công chúng. Một số nhóm, như Hoà bình xanh (Greenpeace) và Những người bạn của Trái đất (Friends of the Earth), đã chứng minh họ có rất nhiều những kỹ năng trong lĩnh vực truyền thông. Tuy nhiên, bởi tính thiếu tổ chức, và cũng không nhiều tiềm lực kinh tế, họ phải lựa chọn những phương tiện truyền thông kém đắt đỏ hơn cho những thông điệp chính trị của mình, như những hình thức mang tính biểu tượng của cuộc biểu tình, và những thiết kế “ngoạn mục” nhằm thu hút sự chú ý của các nhà báo [4: tr.8 -9].

Các nhóm khủng bố (terrorist organization) cũng là một nhân tố chính trị phi đảng phái, mặc dù khái niệm “khủng bố” có thể bị bác bỏ bởi những thành viên của các nhóm đó, những người thích được nhìn nhận mình như “những người đấu tranh cho tự do” trong các phong trào “giải phóng dân tộc” hay “kháng chiến”, chúng ta sẽ sử dụng khái niệm này ở đây để chỉ những nhóm đã sử dụng các thủ đoạn khủng bố, như đánh bom, cướp, ám sát, bắt cóc, để đạt những mục tiêu chính trị của họ. Những tổ chức khủng bố, như Quân đội Cộng hoà Bắc Ireland (cho đến năm 1998 hiệp định hoà bình mới kết thúc “chiến tranh”, ở một mức nào đó), Hamas và Hezbollah ở Trung Đông, ETA ở xứ Basque Tây Ban Nha, và mạng lưới Al-Quaida đã phá huỷ Trung tâm Thương mại Thế giới vào tháng 9/2001 và tham gia vào cuộc “chiến tranh thần thánh” hay chiến tranh Hồi giáo từ đó. Không giống như những kẻ khủng bố được tài trợ bởi chính phủ (như năm 2010 cơ quan Irsael đã ám sát một nhà chính trị Palestine ở Dubai) thường cố gắng ẩn danh và tránh bị lộ diện, những tổ chức khủng bố như thế này thường chủ động thu hút sự chú ý của truyền thông, cố gắng để làm cho công chúng nhận thức được sự tồn tại và những mục tiêu của chúng, thường là bằng những phương tiện phi pháp và bạo lực [4: tr.9]. Đó cũng là một hình thức của truyền thông chính trị.

28

Công dân, hay độc giả chính của hoạt động truyền thông chính trị

Yếu tố thứ hai của quá trình truyền thông chính trị là độc giả

(khán/thính giả- audience). Mục đích của tất cả hoạt động truyền thông, như đã được chỉ ra, là để thuyết phục. Và cái đích của sự thuyết phục đó, là người đọc, người nghe, người xem. Đối tượng đó có thể rất rộng, như với những bảng quảng cáo, hay những điểm bầu cử ở Mỹ hướng đến, những nơi có mục tiêu là để thuyết phục toàn bộ người đi bầu. Đối tượng đó có thể hẹp hơn, khi

những biên tập viên của một tờ báo thông tấn hàng đầu, như The Guardian

(Người bảo vệ) của Anh kêu gọi Đảng Lao động Anh thay đổi giới lãnh đạo (hoặc duy trì nó, tùy trường hợp). Đối tượng độc giả có thể vừa rộng vừa hẹp, như trường hợp đánh bom của ETA vào một khu nghỉ dưỡng du lịch ở Tây Ban Nha. Những kiểu “truyền thông” như vậy có ít nhất hai tầng ý nghĩa, và ít nhất hướng đến hai đối tượng độc giả. Một, là với người Tây Ban Nha nói chung, để truyền đi một thông điệp rằng họ không nên nhìn nhận cuộc xung đột của xứ Basque như là một cái gì không liên quan đến họ. Và thứ hai, độc giả được lựa chọn hơn là chính phủ, để cảnh cáo rằng ETA có khả năng và sẵn sàng thực hiện những hành động như vậy, và rằng những thay đổi phù hợp về mặt chính sách cần được tiến hành.

Tuy nhiên, dù với quy mô và tính chất độc giả như thế nào, thì truyền thông chính trị đều hướng đến mục tiêu đạt được hiệu quả của thông điệp. Từ các chiến dịch vận động tranh cử ở Mỹ hay các hoạt động vận động hành lang của các vị dân biểu và thượng nghị sĩ, các nhà truyền thông đều hy vọng rằng sẽ có một số tác động tích cực (từ quan điểm của anh ấy hay cô ấy) đến hành vi chính trị của người nhận. Và mỗi chúng ta cần nhận thức được rằng, hiệu quả của thông điệp là một trong những vấn đề cực kỳ phức tạp và là nguồn tranh cãi bất tận. Trong truyền thông chính trị, ví dụ như trong một bộ phim Hollywood, mối quan hệ của khán giả với thông điệp là rất mơ hồ và cực kỳ khó khăn để kiểm tra bằng thực nghiệm [4: tr.10].

29

Phƣơng tiện truyền thông

Yếu tố thứ ba trong qua trình truyền thông chính trị là các tổ chức truyền thông, mà hiện nay bao gồm báo in, phát thanh truyền hình và các kênh online. Các tổ chức này bao gồm cả các trang web được thiết lập và điều

hành bởi các tổ chức truyền thông như BBC, CNN, báo Wall Street Journal,

các trang blogs và các trang độc lập như Wikileaks được dùng để đưa tin, tổng hợp và bình luận về các vấn đề chính trị, và các trang truyền thông xã hội như Facebook, Twitter cho phép người sử dụng internet chia sẻ thông tin một cách nhanh chóng. Trong các hệ thống chính trị dân chủ, truyền thông đóng chức năng vừa như một công cụ truyền thông chính trị mà nguồn tin bắt nguồn từ bên ngoài các tổ chức truyền thông, vừa như người gửi các thông điệp chính trị được tạo nên bởi các nhà báo và những người khác như các blogger. Như hình 2 đã chỉ ra, vai trò của phương tiện truyền thông trong cả hai khía cạnh là rất quan trọng.

Đầu tiên, và một cách rõ ràng nhất, các nhân tố chính trị phải sử dụng phương tiện truyền thông để truyền thông điệp của họ đến đối tượng độc giả mong muốn. Các chương trình chính trị, các tuyên bố chính sách, các cuộc vận động bầu cử, các chiến dịch của nhóm tạo áp lực, và hoạt động của khủng bố đều có sự tồn tại chính trị - và tiềm năng cho sự hiệu quả của truyền thông chỉ là mức độ mà các độc giả truyền thông.nhận chúng như là những thông điệp như thế nào. Do đó, tất cả các nhà truyền thông chính trị đều phải tiếp cận với các phương tiện truyền thông bằng cách nào đó, bằng luật pháp, hoặc theo những luật lệ về việc cân bằng chính trị và sự vô tư, hay bằng việc đánh giá cao hoạt động của phương tiện truyền thông một cách đầy đủ để đảm bảo rằng thông điệp được truyền đi.

Dĩ nhiên, phương tiện truyền thông không chỉ tường thuật lại một cách đơn giản, theo một cách trung lập và hoàn toàn vô cư, mà cũng bị chi phối bởi

30

những yếu tố chính trị bao quanh nó. Mặc dù đã có sự phản đối từ một số nhà báo, nhưng các phân tích về phương tiện truyền thông trong các công trình nghiên cứu về truyền thông cũng đã chỉ ra rằng một số sự kiện chính trị đã bị sai lệch đi bởi những đánh giá, sự chủ quan và thiên vị về giá trị [4: tr 11]. Mặc dù những tranh cãi về hiệu quả chính xác của phương tiện truyền thông chính trị vẫn còn tiếp tục, không ai có thể phủ nhận vai trò then chốt của truyền thông trong quá trình chính trị, thông tin và giải thích một cách khách quan những hoạt động xảy ra trong bối cảnh chính trị, tạo điều kiện cho những nhận thức chủ quan về nó trong một môi trường công cộng rộng lớn hơn. Bởi những lý do này, các định hướng của truyền thông đóng một vai trò quan trọng trong hoạt động chính trị.

Một quan điểm khác là của Pippa Noris, một học giả về truyền thông

chính trị ở Đại học Havard, ông cho rằng: “Truyền thông chính trị là một quá

trình tương tác liên quan đến việc truyền tải thông tin giữa các chính trị gia, các phương tiện truyền thông và công chúng. Đó là một quá trình hoạt động theo chiều từ trên xuống - từ các tổ chức quản lý xuống tới người dân, theo chiều ngang - giữa các nhà hoạt động chính trị, và chiều từ dưới lên -từ dư luận xã hội tác động đến chính quyền” [27: tr.1]. Như vậy, truyền thông chính trị không phải là quá trình áp đặt thông tin một chiều giữa các cơ quan quản lý đến người dân, cũng không chỉ đơn thuần là diễn đàn phản ánh ý kiến của người dân, mà là một quá trình tương tác đa chiều, từ trên xuống, từ dưới lên, và hoạt động theo cả chiều ngang, giữa các nhà hoạt động chính trị. Một quá trình uyển chuyển, linh hoạt để tạo nên hiệu quả, làm thay đổi nhận thức, thái độ và hành vi chính trị của công chúng.

31

- Mô hình truyền thông chính trị của Pippa Noris: Hình 1

Các điều kiện bên ngoài Nguồn thông điệp Nội dung Hiệu quả

Như vậy, Pippa Noris đã sử dụng một mô hình về quá trình truyền thông để phân biệt giữa sản xuất, nội dung và hiệu ứng của truyền thông: Dưới tác động của những điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội, các thông điệp đã được đưa ra bởi các đảng phái, các tổ chức, các phong trào xã hội hay các nhà chính trị, hay còn gọi là nguồn phát, thông qua kênh truyền là các phương tiện truyền thông như báo, tạp chí, đài phát thanh, truyền hình, internet… nhằm tạo hiệu quả truyền thông là tác động lên nhận thức, thái độ và hành vi chính trị, từ đó lại phản hồi trở lại.

Một phần của tài liệu Truyền thông chính trị trong điều kiện toàn cầu (Trang 28 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)