Kiểm soát,thanh toán vốnđầu tư XDCB

Một phần của tài liệu quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước tại kho bạc nhà nước tỉnh bắc giang (Trang 71 - 78)

Việc kiểm soát, thanh toán vốn đầu tư XDCB cho các dự án, công trình nằm trong phạm vi của kế hoạch đã giao của cấp có thẩm quyền; đã có nguồn do cơ quan tài chính cấp và KBNN cấp trên cho phép, đủ các điều kiện hồ sơ để cấp vốn tạm ứng hoặc thanh toán. Tuy nhiên lại phải tuân thủ khá nhiều chế độ hiện hành khác nhau cho từng loại vốn: Vốn XDCB tập trung, vốn CTMT; vốn ODA; vốn TPCP...(Bảng 4.4)

Bảng 4.4: Tình hình kiểm soát, thanh toán vốn đầu tư XDCB từ NSNN tại KBNN tỉnh Bắc Giang giai đạn 2012 – 2014

Chỉ tiêu Năm Tổng số dự án được duyệt (Tỷ đồng) Tổng vốn giao theo kế hoạch (Tỷ đồng) Số vốn Đã thanh toán (Tỷ đồng) Số vốn chưa thanh toán (Tỷ đồng) Tỷ lệ thanh toán (%) Năm 2012 395 3.238 3.009 229 92,9 Năm 2013 475 3.896 3.796 100 97,4 Năm 2014 555 3.994 3.700 294 92,0 Tổng cộng 1.425 11.128 10.505 623 94,1 (Nguồn: KBNN tỉnh Bắc Giang, 2014)

Kết quả trên cho thấy trong những năm qua KBNN tỉnh Bắc Giang đã có nhiều cố gắng trong việc thực hiện nhiệm vụ kiểm soát, thanh toán vốn đầu tư XDCB. Năm 2014, KBNN tỉnh Bắc Giang vừa phải tập trung kiểm soát, thanh toán vốn đầu tư cho các dự án thuộc kế hoạch năm 2014, đồng thời vừa thực hiện

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 63 kiểm soát, thanh toán vốn đầu tư cho các dự án thuộc kế hoạch năm 2013 được phép kéo dài sang năm 2014 với nhiều mốc thời gian thực hiện thanh toán khác nhau như: Vốn ngân sách tập trung thời hạn thanh toán đến 31/01/2014; vốn chương trình mục tiêu quốc gia thời hạn thanh toán đến 31/3/2014; vốn trái phiếu Chính phủ thời hạn thanh toán theo nhiều mốc thời gian tương ứng với các quyết định giao vốn của Thủ tướng Chính phủ…. Mặc dù với rất nhiều khó khăn, vướng mắc, thời điểm thanh toán thay đổi nhiều nhưng với sự cố gắng nỗ lực hết mình, KBNN tỉnh Bắc Giang đã tìm mọi biện pháp, giải quyết kịp thời các khó khăn vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ giải ngân nên năm 2014 tỷ lệ giải ngân vẫn đạt tỷ lệ cao đạt 92%.

Tuy nhiên tiến độ thực hiện một số nguồn vốn vẫn còn chậm, công tác triển khai thực hiện như lập, thẩm định phê duyệt dự án, công tác lựa chọn dự án còn chậm dẫn đến tiến độ giải ngân của các chủ đầu tư không đều, khối lượng thanh toán dồn vào những tháng cuối năm còn lớn đã ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng công tác kiểm soát, thanh toán cũng như tỷ lệ giải ngân của KBNN, cụ thể chia theo quý (Bảng 4.5)

Bảng 4.5: Tổng hợp kiểm soát, thanh toán vốn đầu tư XDCB chia ra quý tại KBNN tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2012 - 2014

Đơn vị tính: %/KHV năm

Năm Quý I Quý II Quý III Quý IV Tháng thứ 13

2012 21,3 24,5 51,6 79,6 91,5

2013 22,3 34,9 55,3 90,1 95,0

2014 15,3 35,9 67,8 92,6 92,7

(Nguồn: KBNN tỉnh Bắc Giang, 2014)

Qua số liệu tại bảng trên cho thấy: Hàng năm từ đầu năm đến hết quý III, tỷ lệ giải ngân không cao trên dưới 50% kế hoạch vốn. Riêng khoảng thời gian quý IV và tháng 1 năm sau, khối lượng giải ngân rất lớn (khoảng 40-50% kế hoạch vốn). Nguyên nhân việc giải ngân những tháng đầu năm chậm, cụ thể:

- Tháng 01 hàng năm thì phần lớn tập trung thanh toán cho kế hoạch năm

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 64 thanh toán cho khối lượng hoàn thành được nghiệm thu đến ngày 31 tháng 12, thời hạn thanh toán đến hết ngày 31 tháng 01 năm sau (trừ các dự án được phép kéo dài thời gian thực hiện và thanh toán).

- 9 tháng đầu năm, KBNN chủ yếu thanh toán cho các khối lượng đã hoàn thành năm trước chưa được bố trí đủ vốn, tạm ứng, thanh toán cho các công trình, dự án mới chỉ là các chi phí tư vấn và đền bù GPMB, chi cho xây lắp không nhiều, do hàng năm, khi công trình, dự án được giao kế hoạch chính thức, chủ đầu tư mới tiến hành lập thiết kế bản vẽ thi công, lập dự toán chi tiết (đối với dự án), tổ chức đền bù GPMB tái định cư, lập kế hoạch đấu thầu, hồ sơ mời thầu trình cấp quyết định đầu tư thẩm định và phê duyệt mới thực hiện mời thầu và lựa chọn nhà thầu, có kết quả trình cấp quyết định đầu tư thẩm định và phê duyệt. Mỗi công đoạn trong các công việc trên đều mất nhiều thời gian: trung bình lập dự án khoảng 1 đến 2 tháng, thẩm định và phê duyệt khoảng 1 tháng, tổ chức đấu thầu khoảng 2 tháng, chưa kể lập hồ sơ không tốt hoặc đấu thầu không đảm bảo thì phải làm đi, làm lại nhiều lần thì thời gian còn kéo dài hơn. Bên cạnh đó công tác đền bù giải phóng mặt bằng luôn là vấn đề nổi cộm chậm được khắc phục. Đồng thời đầu quý III là giữa mùa mưa, mà đặc thù của công tác XDCB lại phụ thuộc rất lớn vào thời tiết, thời gian này tiến độ thi công không đẩy nhanh được nên không có nhiều khối lượng nghiệm thu, thanh toán.

- Sang quý IV và tháng thứ 13 là thời gian các công trình, dự án bước

vào giai đoạn thi công nước rút, đẩy nhanh tiến độ để có khối lượng hoàn ứng và thanh toán cuối năm. Vì vậy khối lượng giải ngân thời gian này gần bằng cả 9 tháng đầu năm.

Kết quả giải ngân vốn đầu tư hàng năm tại KBNN tỉnh Bắc Giang luôn đứng thứ hạng cao trong cả nước là do vào thời điểm cuối năm (đầu quý IV) KBNN đã chỉ đạo các đơn vị KBNN địa phương làm việc và tổ chức kiểm soát, thanh toán vốn đầu tư liên tục tất cả các ngày trong tuần. KBNN yêu cầu các đơn vị tổ chức họp với các chủ đầu tư, ban quản lý dự án thông báo cụ thể thời gian thanh toán với từng nguồn vốn, nắm bắt và có biện pháp tháo gỡ vướng mắc,

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 65 kiến nghị của các dự án trên địa bàn nhằm đẩy nhanh tiến độ giải ngân các khoản chi NSNN.

Trong đó KBNN nghiêm cấm cán bộ, công chức KBNN có hành vi sách nhiễu, gây khó khăn cho chủ đầu tư trong quá trình kiểm soát, thanh toán hay yêu cầu thêm những hồ sơ, tài liệu trái với quy trình của KBNN.

Thực hiện chỉ đạo của Bộ Tài chính, KBNN; KBNN tỉnh Bắc Giang thực hiện kiểm soát, thanh toán chặt chẽ theo quy định như: Đối với nguồn vốn trái phiếu chính phủ, vốn hỗ trợ có mục tiêu từ NSTW, danh mục và mức vốn phân bổ cho dự án phải đúng theo danh mục và mức vốn của Bộ Kế hoạch & Đầu tư, dự án khởi công mới phải đảm bảo các quy định về thủ tục đầu tư, thời điểm phê duyệt, phải có ý kiến thẩm định nguồn vốn của Bộ Kế hoạch & Đầu tư và Bộ Tài chính. Hiện nay, KBNN tỉnh Bắc Giang thực hiện kiểm soát thanh toán 09 dự án lớn, trọng điểm mà tỉnh Bắc Giang đang thực hiện, đảm bảo kịp thời, đúng tiến độ với mức giải ngân hàng năm đạt 100% vốn kế hoạch bố trí cho các dự án này(Bảng 4.6).

Bảng 4.6:Danh mục một số dự án trọng điểm giai đoạn 2012 - 2014

Đơn vị tính: Tỷ đồng. STT Tên dự án Tổng mức đầu Vốn đã bố trí Vốn đã giải ngân Tổng vốn đã Tổng vốn đã 2012 2013 2014 2012 2013 2014 bố trí giải ngân 5.722 663 1.165 950 663 1.165 950 2.778 2.778 1 Khu liên cơ quan tinh BG 326 88 146 20 88 46 0 254 254

2 Hội trường đa năng tỉnh 202 60 75 23 60 5 3 158 158

3 Cầu Đông Xuyên - Hiệp Hòa 528 150 194 100 150 194 100 444 444 4 Đường TT xã huyện L.Ngạn 455 50 33 13 50 33 13 96 96 5 HTTL Sông Sỏi - Yên Thế 438 105 31 48 105 31 48 184 184 6 Nâng cấp cụm hồ BG 61 20 - 24 20 - 24 44 44 7 Đường tỉnh lộ 293 2.709 155 451 561 155 51 561 167 167 8 Đường 398 651 30 108 43 30 08 3 181 181 9 Bệnh viện sản nhi Bắc Giang 352 05 127 118 05 27 18 250 250 (Nguồn: KBNN tỉnh Bắc Giang, 2014)

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 66

4.2.3 Tm ng và thanh toán tm ng vốn đầu tư XDCB ti KBNN tỉnh Bắc Giang

Nhằm tăng cường quản lý chặt chẽ đầu tư công, Thủ tướng Chính phủ có chỉ thị số 1792/CT-TTg ngày 15/10/2011. Từ năm 2012 việc tạm ứng không được quá 30% kế hoạch vốn năm, tạm ứng tiếp theo hợp đồng chỉ thực hiện sau khi thanh toán KLHT đã thu hồi một phần tạm ứng.

KBNN đã ban hành quy trình kiểm soát thanh toán vốn đầu tư và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư trong nước qua hệ thống KBNN kèm theo Quyết định số 282/QĐ-KBNN ngày 20/4/2012 của Tổng Giám đốc KBNN thay thế Quyết định số 686/QĐ-KBNN ngày 18/8/2009 của Tổng Giám đốc KBNN trên cơ sở cơ chế chính sách trong quản lý Nhà nước về đầu tư XDCB của Chính phủ, đã bổ sung hồ sơ theo Chỉ thị số 1792/CT-TTg ngày 15/10/2011. Trường hợp dự án được bố trí kế hoạch vốn mà mức vốn tạm ứng không đủ theo hợp đồng, sau khi đã thanh toán khối lượng hoàn thành và thu hồi toàn bộ hoặc một phần số vốn đã tạm ứng lần trước, theo đề nghị của chủ đầu tư, KBNN tạm ứng tiếp cho dự án (tổng số vốn đã tạm ứng không vượt mức quy định của hợp đồng). Tổng số dư vốn tạm ứng chưa thu hồi tối đa là 30% kế hoạch vốn giao hàng năm cho dự án.

Mức tạm ứng khống chế nêu trên là theo kế hoạch vốn giao hàng năm cho dự án. Trường hợp dự án được điều chỉnh kế hoạch thì mức tạm ứng trên cơ sở kế hoạch điều chỉnh. Nếu mức vốn đã tạm ứng chưa thu hồi cao hơn 30% kế hoạch điều chỉnh, chủ đầu tư có trách nhiệm thu hồi để đảm bảo tổng số dư vốn tạm ứng tối đa là 30% kế hoạch vốn điều chỉnh của dự án.

Như vậy việc tạm ứng theo quy định hiện hành nằm trong thỏa thuận hợp đồng nhưng không quá 30% kế hoạch vốn được giao, việc thanh toán, tạm ứng tiếp chỉ được thực hiện khi đã thu hồi một phần vốn ứng (ngoại trừ vốn giải phóng mặt bằng), đảm bảo số dư vốn tạm ứng không quá 30% kế hoạch vốn được giao.

Việc không chế mức tạm ứng không quá 30% kế hoạch vốn được giao đã làm giảm đáng kể số dư tạm ứng và hạn chế một phần mức thất thoát vốn. Tuy

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 67 nhiên trong giai đoạn này nhà thầu sẽ khó khăn về vốn để thi công do không chiếm dụng được vốn trong thời gian dài, những nhà thầu phải thực hiện dự án, công trình trong nhiều năm sẽ rất khó khăn về vốn để thi công trong điều kiện lãi suất cho vay của ngân hàng quá cao.

Mặt khác, việc hạn chế mức tạm ứng tối đa là 30% kế hoạch vốn năm trong khi các hợp đồng A- B đã ký cao hơn mức 30% kế hoạch vốn không được tạm ứng đủ dẫn đến chủ đầu tư vi phạm hợp đồng kinh tế do không tạm ứng thanh toán theo đúng thỏa thuận đã ký.

Trong những năm qua KBNN tỉnh Bắc Giang đã nỗ lực thực hiện công tác thu hồi tạm ứng vốn đầu tư XDCB, số dư tạm ứng các năm được thể hiện tại như sau (Bảng 4.7)

Bảng 4.7: Số dư tạm ứng vốn đầu tư XDCB giai đoạn 2012-2014 Nội dung Nội dung Năm Đơn vị 2012 2013 2014 Tổng số Tổng số giải ngân Tỷđồng 3.159 3.607 3.700 10.466 Tổng số dư tạm ứng Tỷđồng 800 750 600 2.150 Trong đó: - NSTW Tỷđồng 250 200 145 595 - NSĐP Tỷđồng 550 550 455 1.555 Tỷ lệ % 25,3 20,7 16,2 20,5 (Nguồn: KBNN tỉnh Bắc Giang, 2014)

Qua bảng số liệu trên cho thấy KBNN tỉnh Bắc Giang đã tích cực chỉ đạo trong công tác đôn đốc, thu hồi, thanh toán tạm ứng. Nếu như năm 2012 số dư tạm ứng là 800 tỷ đồng chiếm 25,3% so với tổng số giải ngân, đến năm 2014 số dư tạm ứng giảm xuống còn 600 tỷ đồng chiếm chiếm 16,2%. Có được kết quả như vậy KBNN tỉnh Bắc Giang đã chỉ đạo sát sao, đôn đốc các đơn vị quyết liệt, nhắc nhở các chủ đầu tư thực hiện thanh toán tạm ứng kịp thời.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 68 Thực tế số dư tạm ứng là 2.150 tỷ đồng. Trước hết phải thấy rằng, số dư tạm ứng vốn đầu tư còn tồn đọng khá lớn, chưa được chuyển sang thanh toán để thu hồi là do 3 nguyên nhân chủ yếu sau:

Thứ nhất, đối với số dư tạm ứng từ năm 2010 về trước chủ yếu do một số

dự án chủ đầu tư, ban quản lý dự án đã thay đổi, giải thể; có dự án đã dừng thi công những vẫn còn dư tạm ứng. Cụ thể một số dự án: Khu dân cư số III; khu dân cư Bến xe - Cống ngóc; trụ sở nhà làm việc Cục Thuế tỉnh Bắc Giang...

Thứ hai, theo quy định tại Nghị định số 48/2010/NĐ-CP của Chính phủ

về hợp đồng trong hoạt động xây dựng thì, việc tạm ứng hợp đồng được thực hiện ngay sau khi hợp đồng xây dựng có hiệu lực. Vì vậy có trường hợp sau khi được tạm ứng vốn thì dự án lại vướng mặt bằng thi công do việc đền bù giải phóng mặt bằng chưa xong nên nhà thầu không triển khai thi công được, không có khối lượng hoàn thành nghiệm thu để thanh toán hoàn tạm ứng. cụ thể một số dự án: Dự án trường bắn quốc gia TB1; dự án nâng cấp, cải tạo đường tỉnh lộ 398; dự án cải tạo, nâng cấp tỉnh lộ 293 và các tuyến nhánh vào Tây Yên Tử, chùa Vĩnh Nghiêm...

Thứ ba, đối với các khoản tạm ứng đền bù giải phóng mặt bằng, do nhiều

nguyên nhân khác nhau, có trường hợp người dân chưa chấp thuận đơn giá đền bù, có trường hợp sự phối hợp giữa chủ đầu tư với tổ chức thực hiện nhiệm vụ bồi thường giải phóng mặt bằng như: Tổ chức phát triển quỹ đất, Hội đồng bồi thường...chưa chặt chẽ, dẫn đến việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ bồi thường chưa kịp thời hoàn thiện hồ sơ, chứng từ để chủ đầu tư làm thủ tục thanh toán với KBNN để hoàn vốn đã tạm ứng; có trường hợp tổ chức thực hiện nhiệm vụ bồi thường GPMB đã sử dụng vốn tạm ứng của dự án này cho dự án khác...Cụ thể như: Dự án cải tạo nâng cấp quốc lộ 1A cũ, đoạn qua thành phố Bắc Giang; dự án bệnh viện đa khoa Bắc Giang; dự án bệnh viện chất lượng cao Hà Nội - Bắc Giang...

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 69 Đây là một trong những yếu kém trong công tác quản lý đầu tư XDCB nói chung và kiểm soát, thanh toán vốn đầu tư XDCB từ NSNN tại KBNN tỉnh Bắc Giang nói riêng.

Một phần của tài liệu quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước tại kho bạc nhà nước tỉnh bắc giang (Trang 71 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)