Nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém trong quản lý vốn

Một phần của tài liệu quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước tại kho bạc nhà nước tỉnh bắc giang (Trang 90 - 93)

XDCB ti KBNN tnh Bc Giang

4.3.2.1 Nguyên nhân khách quan

Một là, cơ chế, chính sách đầu tư xây dựng và quản lý vốn đầu tư XDCB

của Nhà nước thường thay đổi và không đồng bộ (Từ năm 1981 đến nay, Chính phủđã 14 lần sửa đổi, bổ sung quy chế quản lý đầu tư và xây dựng). Mặc dù đã

ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật về đầu tư và xây dựng, nhưng vẫn chưa đầy đủ và chưa có chế tài đủ mạnh để hạn chế sự vi phạm của các tổ chức, đơn vị và các cá nhân tham gia quản lý và thực hiện đầu tư và xây dựng, nhất là các đơn vị quản lý các dự án sử dụng vốn NSNN. Nhiều văn bản quy phạm pháp luật chung chung, không cụ thể rõ ràng, còn có những nội dung mâu thuẫn với nhau làm cho đối tượng thực hiện gặp nhiều khó khăn.

Hai là, một số dự án sai lầm về chủ trương đầu tư, không đáp ứng được nhu cầu của người sử dụng, không phù hợp với quy hoạch, có dự án sau khi có quyết định đầu tư đã bị đình, hoãn, giãn tiến độ thi công. Công tác tư vấn lập dự án, thẩm định và phê duyệt dự án đầu tư, thiết kế dự toán, thẩm định, phê duyệt thiết kế, tổng dự toán của cấp có thẩm quyền chất lượng chưa cao, còn tuỳ tiện, đơn giản trong khâu phê duyệt chủ trương, nhiều hạng mục của dự án chỉ tạm tính để cho tổng mức đầu tư thấp.

Ba là, tình trạng phổ biến các dự án đầu tư chậm tiến, phải kéo dài là do

công tác chuẩn bị xây dựng và đền bù GPMB không kịp thời; làm tăng lãi vay trong quá trình đầu tư (nhất là các dự án sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức), làm tăng chi phí vốn đầu tư do phải kéo dài thời gian triển khai dự án dẫn đến việc điều chỉnh tổng mức đầu tư, tổng dự toán tăng nhiều lần so với

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 82 dự kiến ban đầu.

Bốn là, kế hoạch vốn đầu tư vẫn còn tình trạng bố trí dàn trải, phân tán,

chưa hợp lý. Đối với các dự án thực hiện đầu tư: Phải có quyết định đầu tư từ thời điểm trước ngày 31/10 năm trước năm kế hoạch. Nhưng trong thực tế điều này không thể thực hiện được đầy đủ. Các dự án có quyết định đầu tư sau tháng 10 năm trước vẫn tiếp tục được ghi bổ sung vào dự toán ngân sách.

Năm là, công tác điều chỉnh kế hoạch vốn, có tình trạng nhiều dự án điều

chỉnh kế hoạch vốn thấp hơn số vốn KBNN đã thanh toán. Mặt khác, do cơ chế điều hành nguồn tăng thu cuối năm mới xác định được, nên bổ sung kế hoạch vốn rất chậm, tận vào những ngày cuối năm nên chủ đầu tư không kịp hoàn thành hồ sơ thủ tục để thanh toán, vấn đề này gây áp lực rất lớn cho cơ quan kiểm soát thời điểm cuối năm.

Sáu là, quá trình thực hiện các dự án còn có nhiều sai phạm do một số

chủ đầu tư, BQLDA năng lực còn hạn chế, một số dự án đầu tư có khối lượng thực hiện nhưng chưa đủ thủ tục thanh toán do chủ đầu tư và nhà thầu ký kết hợp đồng tổ chức thi công xây dựng trước khi thiết kế kỹ thuật - tổng dự toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt, hoặc dự án chưa đủ thủ tục khởi công xây dựng theo quy định nhưng chủ đầu tư vẫn tổ chức khởi công xây dựng.

Bẩy là, công tác phối hợp giữa KBNN với các cấp, các ngành và chủ đầu

tư chưa thật tốt và hiệu quả.

4.3.2.2 Nguyên nhân chủ quan

Một là, trình độ năm lực của cán bộ, công chức KBNN làm công tác kiểm soát, thanh toán vốn đầu tư XDCB: Trình độ, năng lực của một số cán bộ, công chức làm công tác kiểm soát, thanh toán vốn đầu tư XDCB còn hạn chế, kiến thức cơ bản về lĩnh vực đầu tư xây dựng không chuyên, chưa sâu, ít kinh nghiệm, chưa phát hiện được hết sai sót trong hồ sơ thanh toán được gửi đến mới chỉ có thể kiểm soát thủ tục hồ sơ pháp lý và đối chiếu kiểm tra số học. Hơn nữa, đối với lĩnh vực đầu tư xây dựng có những chi phí mà cán bộ thanh toán không có chuyên môn và kinh nghiệm về xây dựng thì sẽ gặp khó khăn, trong việc kiểm

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 83 tra cần có thời gian để xem xét, nghiên cứu. Bên cạnh đó, khối lượng công việc quá nhiều trong khi số lượng cán bộ kiểm soát, thanh toán hạn chế lại phải kiêm nhiệm cả công việc khác dẫn tới phát hiện chưa hết sai sót trong hồ sơ thanh toán, chất lượng kiểm tra, kiểm soát chưa được cao, giải quyết công việc còn chậm chễ so với quy định của quy trình kiểm soát, thanh toán.

Vẫn còn tình trạng lơ là, tinh thần trách nhiệm yếu kém của cán bộ, công chức KBNN.

Hai là, biên chế cán bộ làm công tác kiểm soát, thanh toán vốn đầu tư XDCB: Ở các KBNN huyện biên chế cán bộ còn thiếu và bất cập. Theo định biên của KBNN, mỗi KBNN huyện biên chế cho cán bộ là công tác kiểm soát, thanh toán vốn đầu tư XDCB là 1 người, mà nền kinh tế ngày càng phát triển, vốn dành cho đầu tư XDCB ngày càng nhiều, khối lượng công việc tăng lên, cùng với đó theo quy định hiện nay bộ phận Tổng hợp - Hành chính ngoài nhiệm vụ kiểm soát, thanh toán vốn đầu tư XDCB còn phải làm công tác tổng hợp và hành chính nên công việc thường quá tải, do vậy không tránh khỏi chậm trễ và có thể xảy ra sai sót trong quá trình kiểm soát, thanh toán vốn đầu tư XDCB.

Ba là, quy trình kiểm soát, thanh toán vốn đầu tư XDCB: Còn nhiều bất

cập và chưa được bổ sung, điều chỉnh kịp thời khi Nhà nước có sự thay đổi về cơ chế chính sách. Chưa bao quát hết các nội dung kiểm soát, thanh toán vốn đầu tư, và nằm ở nhiều văn bản khác nhau như kiểm soát chi đầu tư nguồn vốn trong nước, kiểm soát chi đầu tư nguồn vốn ngoài nước, kiểm soát chi đầu tư vốn chương trình mục tiêu, kiểm soát chi đầu tư nguồn vốn trái phiếu Chính phủ, kiểm soát thanh toán chi phí quản lý dự án...

Bốn là, việc áp dụng các chương trình ứng dụng tin học trong kiểm soát,

thanh toán vốn đầu tư XDCB: Các chương trình ứng dụng tin học hóa về kiểm soát, thanh toán vốn đầu tư XDCB tuy đã phát huy được hiệu quả, nhưng công việc đa phần vẫn diễn ra thủ công, giải quyết thủ tục thông qua giấy tờ là chính. Dữ liệu số vẫn chưa có được giá trị pháp lý cao. Hơn nữa một số lượng lớn cán bộ kiểm soát, thanh toán vốn đầu tư đã có tuổi, vì vậy việc tiếp cận với công

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 84 nghệ mới gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh đó các chương trình này mới chỉ hoạt động tốt trong mạng nội bộ, vẫn chưa thể vươn ra toàn hệ thống KBNN.

Năm là, công tác đánh giá rút kinh nghiệm về quản lý vốn đầu tư XDCB:

KBNN chưa có sự nghiên cứu, đánh giá thực sự toàn diện về mô hình tổ chức và việc phân cấp nhiệm vụ kiểm soát, thanh toán vốn đầu tư trên toàn hệ thống. Công tác cán bộ, bố trí cán bộ kiểm tra không tập trung, dàn trải nhiều lúc chưa phát huy được vai trò. Dẫn đến cùng một vấn đề có vướng mắc cần vận dụng linh hoạt thì mỗi nơi lại có một cách giải quyết khác nhau.

Tóm lại: Cơ chế kiểm soát, thanh toán vốn đầu tư XDCB từ NSNN tại hệ thống KBNN cũng như quá trình tổ chức thực hiện trong thời gian qua mặc dù đã được bổ sung và sửa đổi nhiều lần cho đảm bảo yêu cầu quản lý song vẫn còn khá nhiều tồn tại. Những tồn tại trên đã làm giảm hiệu quả và vai trò trong công tác quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN của KBNN, đồng thời gây ra các hiện tượng tiêu cực, làm thất thoát vốn của NSNN. Vì vậy, để hướng tới một nền tài chính lành mạnh, vững chắc, thì vấn đề đặt ra là phải tìm được những giải pháp hữu hiệu tăng cường công tác quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN tại hệ thống KBNN trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước tại kho bạc nhà nước tỉnh bắc giang (Trang 90 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)