(Nguồn: KBNN tỉnh Bắc Giang, 2014)
* Chức năng, nhiệm vụ của KBNN tỉnh Bắc Giang
Theo Quyết định số 362/QĐ-BTC ngày 11/2/2010 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của KBNN tỉnh trực thuộc KBNN. KBNN tỉnh Bắc Giang có chức năng, nhiệm vụ như sau:
Tổ TH-HC Tổ Kế toán Nhà nước nước Tổ Kho Quỹ Điểm giao dịch (nếu có) KHO BẠC NHÀ NƯỚC TỈNH BẮC GIANG Phòng Tổng Hợp Phòng Kế toán Phòng KSC NSNN Phòng Kho quỹ Phòng Thanh tra Phòng TCCB Phòng Tin học Phòng HC-QT KHO BẠC NHÀ NƯỚC CÁC HUYỆN Phòng Giao dịch Phòng Tài vụ
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 42
- Chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra các KBNN huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là KBNN cấp huyện) thực hiện các hoạt động nghiệp vụ theo chế độ quy định và hướng dẫn của KBNN.
- Tập trung các khoản thu ngân sách nhà nước trên địa bàn, hạch toán, kế toán các khoản thu cho các cấp ngân sách.
- Thực hiện chi ngân sách nhà nước, kiểm soát thanh toán, chi trả các khoản chi ngân sách nhà nước trên địa bàn theo quy định của pháp luật.
- Tổ chức huy động vốn theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Tài chính và hướng dẫn của KBNN.
- Quản lý, điều hoà tồn ngân quỹ KBNN theo hướng dẫn của KBNN; thực hiện tạm ứng tồn ngân KBNN cho ngân sách địa phương theo quy định của Bộ Tài chính.
- Quản lý quỹ ngân sách tỉnh, quỹ dự trữ tài chính và các quỹ khác được giao quản lý; quản lý các khoản tạm thu, tạm giữ, tịch thu, ký cược, ký quỹ, thế chấp theo quyết định của cấp có thẩm quyền.
- Quản lý các tài sản quốc gia quý hiếm theo quyết định của cấp có thẩm quyền; quản lý tiền, tài sản, các loại chứng chỉ có giá của nhà nước và của các đơn vị, cá nhân gửi tại KBNN cấp tỉnh. Hướng dẫn, tổ chức thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn kho, quỹ tại KBNN cấp tỉnh và KBNN cấp huyện trực thuộc.
- Mở tài khoản, kiểm soát tài khoản tiền gửi và thực hiện thanh toán bằng tiền mặt, bằng chuyển khoản đối với các cơ quan, đơn vị, cá nhân có quan hệ giao dịch với KBNN cấp tỉnh. Tổ chức thanh toán, đối chiếu, quyết toán liên kho bạc tại địa bàn tỉnh.
- Thực hiện công tác hạch toán kế toán về thu, chi ngân sách nhà nước, các quỹ tài chính do KBNN cấp tỉnh quản lý, các khoản vay nợ, trả nợ của Chính phủ và chính quyền địa phương theo quy định của pháp luật.
- Thực hiện công tác thống kê, thông tin, báo cáo về thu, chi ngân sách nhà nước và các quỹ tài chính do KBNN cấp tỉnh quản lý, các khoản vay nợ, trả nợ của Chính phủ và chính quyền địa phương theo quy định. Xác nhận số liệu thu, chi ngân
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 43 sách nhà nước qua KBNN cấp tỉnh.
- Quyết toán các hoạt động nghiệp vụ phát sinh tại KBNN cấp tỉnh và trên toàn địa bàn.
- Thực hiện nhiệm vụ tổng kế toán nhà nước theo kế hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Tổ chức quản lý và ứng dụng công nghệ thông tin tại KBNN cấp tỉnh và các KBNN cấp huyện trực thuộc.
- Thanh tra, kiểm tra, kiểm toán hoạt động KBNN trên địa bàn; thực hiện công tác tiếp dân và giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo theo quy định; xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật đối với hành vi vi phạm pháp luật trong phạm vi quản lý nhà nước của KBNN.
- Quản lý bộ máy, biên chế, công chức; thực hiện chế độ tiền lương và các chế độ, chính sách đãi ngộ, thi đua khen thưởng, kỷ luật, đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức thuộc phạm vi quản lý của KBNN cấp tỉnh theo quy định của pháp luật và phân cấp quản lý cán bộ của Bộ Tài chính.
- Quản lý và thực hiện công tác hành chính, quản trị, tài vụ, xây dựng cơ bản nội bộ theo quy định của pháp luật.
- Tổ chức và quản lý các điểm giao dịch thuộc KBNN cấp tỉnh.
- Tổ chức thực hiện chương trình hiện đại hoá hoạt động KBNN; cải cách hành chính theo mục tiêu nâng cao chất lượng hoạt động, công khai hoá thủ tục, cải tiến quy trình nghiệp vụ và cung cấp thông tin để tạo thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân có quan hệ giao dịch với KBNN.
- Tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật thuộc phạm vi quản lý của KBNN trên địa bàn theo quy định của pháp luật.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Tổng Giám đốc KBNN giao.
3.3 Phương pháp nghiên cứu
3.3.1 Chọn điểm nghiên cứu
Để tăng cường quản lý vốn đầu tư XDCB tại KBNN tỉnh Bắc Giang, tác giả chọn nghiên cứu tại hệ thống KBNN tỉnh Bắc Giang. Các nghiên cứu liên quan đến
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 44 quản lý, tăng cường quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN tại KBNN tỉnh Bắc Giang.
3.3.2 Phương pháp thu thập số liệu
3.3.2.1 Số liệu thứ cấp
Bao gồm các tài liệu, số liệu phản ánh về công tác kiểm soát, thanh toán vốn đầu tư XDCB từ NSNN tại KBNN (vai trò, nhân tố ảnh hưởng, chiến lược phát triển...). Thông tin trên thế giới và địa bàn nghiên cứu. Việc thu thập số liệu phục vụ cho công tác nghiên cứu được thực hiện trong giai đoạn từ năm 20212 đến năm 2014 về công tác kiểm soát, thanh toán vốn đầu tư XDCB từ NSNN tại KBNN tỉnh Bắc Giang.
Nguồn tài liệu: Đường lối chính sách, Luật, Nghị định và các văn bản của các cơ quan có thẩm quyền đã ban hành. Số liệu đã được công bố qua sách, báo, tạp chí, niên giám thống kê, mạng Internet và tài liệu khoa học đã nghiên cứu về NSNN và kiểm soát chi NSNN. Các báo cáo trên phần mềm hệ thống kiểm soát chi NSNN tại Kho bạc, các báo cáo nghiên cứu trước đây…nguồn tài liệu này dùng để tham khảo và sử dụng, nghiên cứu và kế thừa hợp lý trong luận văn tốt nghiệp.
3.3.2.2 Số liệu sơ cấp
Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài này, vấn đề về năng lực, uy tín hay chất lượng công tác quản lý vốn đầu tư đứng trên góc độ khách quan chúng ta đang tìm hiểu nhưng chưa có thông tin do vậy bằng hình thức lập phiếu thăm rò ý kiến khách hàng, chọn điểm và tiến hành điều tra thu thập thông tin từ đó tổng hợp nên các luồng thông tin để có những đánh giá mang tính khách quan.
Để mang tính khách quan và sát với yêu cầu của việc điều tra thu thập ý kiến tác giả lấy ý kiến của 16 chủ đầu tư, nhà thầu xây dựng giao dịch ở 3 cấp ngân sách là tỉnh, huyện và xã; Kế toán đơn vị giao dịch với Kho bạc 15 người (NS tỉnh 03; NS huyện 09; NS xã 03) và cán bộ, công chức làm công tác kiểm soát, thanh toán tại KBNN tỉnh Bắc Giang 14 người (VP KBNN tỉnh 05, KBNN huyện 09).
Nhằm đánh giá đúng về trình độ năng lực của cán bộ, công chức đã đáp ứng được yêu cầu hay chưa, những bất cập trong các văn bản của các cấp có thẩm quyền về ban hành chế độ, chính sách về lĩnh vực quản lý vốn đầu tư XDCB (Bảng 3.3)
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 45
Bảng 3.3: Tổng hợp số lượng phiếu điều tra, khảo sát
Đơn vị tính: Người.
STT Thành phần Số lượng Địa bàn công tác
Tỉnh Huyện Xã
1 Chủ đầu tư 16 7 6 3
2 Kế toán các đơn vị giao dịch 15 3 9 3
3 Cán bộ kiểm soát, thanh toán 14 5 9
Cộng 45 15 24 6
(Nguồn: Tổng hợp các phiếu khảo sát của tác giả, 2014)
Phiếu khảo sát được thiết kế dưới dạng các câu hỏi với các phương án trả lời đơn giản.
Số liệu phản ánh những nội dung cơ bản sau: Trình độ của cán bộ, thời gian xử lý, quy trình kiểm soát, thanh toán...của chủ đầu tư cũng như của cán bộ, công chức làm công tác kiểm soát, thanh toán vốn đầu tư XDCB, những ý kiến nhận xét đánh giá về công tác quản lý, kiểm soát, thanh toán vốn đầu tư XDCB.
3.3.3 Phương pháp xử lý số liệu
- Về xử lý số liệu: Được tiến hành thông qua việc xắp sếp số liệu và thống kê theo các tiêu thức khác nhau, sử dụng các phương pháp phân tổ, phân nhóm. Áp dụng một số tiêu thức chuẩn để đánh giá kết quả, hiệu quả kiểm soát, thanh toán vốn đầu tư XDCB, căn cứ trên các chỉ tiêu nghiên cứu đã đề ra trong phiếu khảo sát qua tiện ích của chương trình EXCELL..
3.3.4 Phương pháp phân tích đánh giá số liệu
Tác giả đề tài sử dụng các phương pháp phân tích đánh giá số liệu sau: - Phương pháp thống kê mô tả: Dùng các con số tuyệt đối, tương đối, các bảng, biểu, đồ thị để mô tả các chỉ tiêu cần thiết cho việc phân tích. Phương pháp này dùng để mô tả thực trạng tình hình quản lý vốn đầu tư XDCB tại KBNN tỉnh Bắc Giang.
- Phương pháp thống kê so sánh: Là phương pháp để tiến hành so sánh. Cần giải quyết những vấn đề cơ bản như phải đảm bảo các điều kiện đồng bộ để có thể
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 46 so sánh được các chỉ tiêu như sự thống nhất về không gian, thời gian, nội dung, tính chất và đơn vị tính, đồng thời theo mục đích phân tích mà quyết định gốc so sánh. Có thể được lựa chọn bằng số tuyệt đối và số tương đối. Trên cơ sở đó, nội dung của phương pháp so sánh là so sánh theo thời gian qua các năm để xem xét sự biến động của từng chỉ tiêu qua các năm. Từ đó thấy được xu hướng, kết quả đạt được.
3.3.5 Các chỉ tiêu chủ yếu dùng trong phân tích
Qua số liệu nghiên cứu công tác quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN tại KBNN tỉnh Bắc Giang trong 3 năm (2012 - 2014), các chỉ tiêu chủ yếu dùng trong phân tích gồm:
- Tỷ lệ thanh toán và tạm ứng vốn đầu tư XDCB so với kế hoạch vốn được duyệt.
- Tỷ lệ số tiền từ chối với số tiền đã thanh toán. - Tỷ lệ nguồn vốn theo kế hoạch so với nhu cầu.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 47
PHẦN IV
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1 Thực trạng quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN tại KBNN tỉnh Bắc Giang Giang
Mục 2.2.2, đã nêu 4 nội dung quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN. Với vai trò của KBNN trong quản lý vốn đầu tư XDCB. Tác giả tập trung phân tích, đánh giá 3 nội dung quản lý do KBNN phối hợp với cơ quan tài chính thực hiện trong quản lý vốn đầu tư XDCB cụ thể như sau:
- Giải ngân vốn đầu tư (cấp phát vốn đầu tư);
- Kiểm soát, thanh toán vốn đầu tư;
- Quyết toán và tất toán tài khoản vốn đầu tư.
4.1.1 Tình hình thực hiện vốn đầu tư XDCB trên địa bàn tỉnh
Với vị trí địa lý gần vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, nằm trên tuyến hành lang kinh tế Nam Ninh - Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng; Có hệ thống giao thông tương đối thuận tiện; đất đai rộng, nguồn lao động trẻ, có sức hấp dẫn thu hút đầu tư, phát triển công nghiệp - dịch vụ và xuất khẩu.
Một số dự án lớn đi vào hoạt động sẽ góp phần tăng tỷ trọng cơ cấu ngành công nghiệp và đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng. Cơ sở vậy chất kỹ thuật, kết cấu hạ tầng KT-XH và năng lực sản xuất tiếp tục được tăng cường.
Thực tế, nguồn vốn đầu tư XDCB từ NSNN tăng nhanh qua các năm và phát huy tác dụng định hướng đầu tư toàn xã hội. Từ năm 2012 đến năm 2014, nguồn vốn NSNN dành cho lĩnh vực đầu tư XDCB của tỉnh Bắc Giang liên tục tăng. Cụ thể: Nguồn vốn NSNN trong đầu tư XDCB năm 2012 là 3.238 tỷ đồng tăng hơn so với năm 2011 là 487 tỷ đồng tương ứng với mức tăng tương đối là 19,8%. Chỉ tiêu này năm 2013 tăng lên đạt 3.741 tỷ đồng tăng hơn so với năm 2013 là 503 tỷ đồng tương ứng với mức tăng tương đối là 15,5%. Kế hoạch vốn NSNN cho đầu tư XDCB năm 2014 là 3.874 tỷ đồng tăng hơn so với năm 2013 là 33 tỷ đồng tương ứng với mức tăng tương đối là 0,88% (Bảng 4.1)
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 48
Bảng 4.1: Cơ cấu vốn đầu tư XDCB từ NSNN giai đoạn 2012 - 2014
STT CHỈ TIÊU
Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
Tổng giai đoạn (2012 – 2014) KH Vốn (Tỷđồng) Tỷ trọng (%) KH Vốn (Tỷđồng) Tỷ trọng (%) KH Vốn (Tỷđồng) Tỷ trọng (%) KH Vốn (Tỷđồng) Tỷ trọng (%) A Tổng vốn NSNN 3.238 100 3.741 100 3.874 100 10.853 100 Trong nước 3.099 5,7 3.636 97,2 3.731 6,3 10.466 96,4 Nước ngoài 139 4,3 105 2,8 143 3,7 387 3,6 I Ngân sách TW 210 7,6 135 4,2 175 4,7 668 5,5 Trong nước 154 5,6 112 3,5 152 4,1 533 4,4 Nước ngoài 56 2,0 23 0,7 23 0,6 135 1,1 II Ngân sách ĐP 1.739 63,2 2.318 71,6 2.295 61,4 7.760 65,4 1 Nguồn cân đối NSĐP 1.305 47,4 1.614 49,8 1.491 39,9 5.454 45,7 Trong nước 1.245 45,3 1.498 46,3 1.409 37,7 5.156 43,1 Nước ngoài 60 2,2 116 3,6 82 2,2 298 2,6 2 Nguồn TW hỗ trợ có MT 394 14,3 436 13,5 233 6,2 1.384 11,3 3 Nguồn khác (Vay KB...) 40 1,5 268 8,3 571 15,3 922 8,4 III Nguồn TPCP 590 21,4 517 16,0 945 25,3 2.526 21,0 IV Nguồn CTMTQG 212 7,7 268 8,1 326 8,7 1.072 8,1 (Nguồn: KBNN tỉnh Bắc Giang, 2014) 4 8
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 49 Trong đó:
- Nguồn vốn đầu tư XDCB trong nước trên địa bàn tỉnh Bắc Giang là nguồn chiếm tỷ trọng chủ yếu, trên 95% tổng nguồn vốn NSNN đầu tư cho XDCB trên địa bàn tỉnh. Nguồn này bao gồm nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách Trung ương (NSTW), vốn cân đối ngân sách địa phương (NSĐP), nguồn hỗ trợ có mục tiêu, nguồn vốn trái phiếu chính phủ và nguồn vốn chương trình mục tiêu quốc gia.
- Nguồn vốn đầu tư của NSĐP chiếm tỷ lệ quan trọng trong tổng nguồn vốn đầu tư của toàn tỉnh, bình quân 46%, giá trị tuyệt đối có xu hướng tăng, đặc biệt tăng nhanh trong các năm. Vốn NSĐP trên địa bàn chủ yếu tập trung cho các công trình kết cấu hạ tầng (như giao thông, thuỷ lợi, y tế, giáo dục, trồng rừng phòng hộ, trồng rừng đầu nguồn...), an ninh quốc phòng không có khả năng thu hồi vốn, đồng thời cũng dành một phần đầu tư các dự án liên quan đến bảo vệ môi trường sinh thái và giải quyết việc làm... Nguồn này bao gồm vốn cân đối ngân sách tỉnh, NSTW hỗ trợ (gồm cả CTMT và hỗ trợ mục tiêu), vốn trái phiếu Chính phủ, các nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức và viện trợ của nước ngoài.
- Vốn NSNN cho đầu tư XDCB với vai trò khởi động, có tác dụng kích cầu để tạo điều kiện thu hút các nguồn vốn khác nên vốn đầu tư qua dân cư và các nguồn khác cũng tăng đều qua các năm. Việc huy động vốn đầu tư XDCB, trong đó có vốn ngân sách địa phương trên địa bàn tỉnh Bắc Giang trong những năm qua có nhiều cố gắng; nhất là sự cố gắng của các cấp chính quyền trong thu ngân sách đã tạo ra nguồn lực bổ sung vốn cho đầu tư XDCB trong điều kiện vốn NSNN dành cho đầu tư XDCB tập trung của NSTW cân đối cho địa phương ổn định trong cả giai đoạn. Nguồn vốn tăng là nguồn lực rất quý cho một tỉnh nghèo như tỉnh Bắc Giang, nhưng bên cạnh đó nó cũng tạo nên những thách thức trong công tác quản lý vốn khi mà trình độ năng lực của nhiều chủ đầu tư cấp huyện, xã