Trong bối cảnh hầu hết các nước trên thế giới thực hiện các chính sách kích thích tăng trưởng tạo ra nhiều dự báo lạc quan về triển vọng phục hồi kinh tế. Song, kinh tế thế giới nhìn chung chưa có nhiều cải thiện rõ nét. Ở trong nước, tình hình sản xuất kinh doanh mặc dù đã có bước phục hồi nhưng tốc độ vẫn chậm. Trong tỉnh, cùng với chịu ảnh hưởng từ diễn biến bất lợi của kinh tế thế giới và trong nước, tình hình thời tiết, thiên tai…đã có những tác động không thuận lợi đến việc thực hiện nhiệm vụ phát triển KT-XH của tỉnh.
Trước tình hình đó, thực hiện nghiêm túc sự chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, của Tỉnh uỷ, HĐND tỉnh, UBND tỉnh, các cấp, các ngành đã bám sát diễn biến tình hình, kịp thời đề ra các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh; tập trung các nguồn lực để phục vụ cho các mục tiêu phát triển; cùng với sự nỗ lực của các doanh nghiệp, lực lượng vũ trang và nhân dân các dân tộc trong tỉnh, nên tình hình KT-XH của tỉnh tiếp tục phát triển ổn định và đạt được kết quả tích cực. Báo cáo tình hình phát triển kinh tế - xã hội tỉnh
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 34 Bắc Giang của Sở Kế hoạch và Đầu tư (2014) thì “ Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) ước đạt 8,6%, trong đó, nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 1,7%; công nghiệp - xây dựng tăng 13,9%, dịch vụ tăng 8,1%; GDP bình quân đầu người đạt 1.080 USD. Các lĩnh vực văn hóa - xã hội có tiến bộ, đời sống nhân dân ổn định; quốc phòng, an ninh được đảm bảo. Các ngành dịch vụ đang vươn lên dần khẳng định vị trí của mình trong cơ cấu kinh tế mới. Các khu công nghiệp tập trung, khu công nghiệp vừa và nhỏ và cụm công nghiệp làng nghề được quy hoạch và xây dựng trên khắp địa bàn tỉnh. Các cơ sở kinh tế trong tỉnh đã và đang phát huy vai trò của mình trong cơ chế quản lý kinh tế mới, trong lộ trình mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế...”. Nhận thức được vai trò quan trọng của vốn đầu tư phát triển, với mục tiêu xây dựng tỉnh Bắc Giang cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp và cũng là góp phần đẩy nhanh quá trình CNH, HĐH của đất nước nên hoạt động đầu tư đã có bước thay đổi rõ nét.
3.1.2.1 Tình hình chung về phát triển kinh tế
Theo báo cáo tình hình phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Giang của Sở Kế hoạch và Đầu tư (2014) thì “ Trong giai đoạn 2012 - 2014, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân của tỉnh Bắc Giang ước đạt 8,97%; tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội ước đạt 22.500 tỷ đồng; đã giải quyết việc làm cho trên 65.600 lao động; thu hút 119 dự án đầu tư trong nước và nước ngoài với tổng vốn đăng ký gần 4.300 tỷ đồng và trên 1,0 tỷ USD. Thu nhập bình quân đầu người toàn tỉnh ước đạt 21,6 triệu đồng/người/năm (tương đương 1.080 USD); tỷ lệ hộ nghèo giảm còn khoảng 9 - 9,5%; gần 60,4% số xã đạt chuẩn quốc gia về y tế (theo chuẩn mới); 73% trường học đạt chuẩn quốc gia; 47% số lao động qua đào tạo; 82% gia đình văn hóa; 60% làng, bản, tổ dân phố văn hóa... Tỉnh cũng đã đạt được nhiều kết quả tích cực trên các lĩnh vực sản xuất công nghiệp, nông lâm nghiệp, khoa học công nghệ, đảm bảo an ninh quốc phòng, xây dựng Đảng, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý, điều hành của chính quyền các cấp...Phấn đấu trong giai đoạn 2014-2015 đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hằng năm từ 9-10%; huy động vốn đầu tư phát triển toàn xã hội đạt 26.200 tỷ đồng; tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 1-2%/năm; thu nhập bình quân đầu người đạt
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 35 1.250 USD/năm; giải quyết việc làm mới bình quân mỗi năm 28.000 lao động. Tỷ lệ trường học đạt chuẩn quốc gia đạt 75,8%; tỷ lệ xã đạt chuẩn quốc gia về y tế đạt 70%; 99% dân số thành thị và 88% dân số nông thôn được sử dụng nước sạch, hợp vệ sinh; 20% số xã đạt tiêu chuẩn nông thôn mới...”. Để đạt các mục tiêu trên, tỉnh Bắc Giang tập trung rà soát, bổ sung các quy hoạch ngành, lĩnh vực, sản phẩm chủ yếu làm cơ sở định hướng thu hút đầu tư, phát triển KT-XH. Tỉnh chú trọng cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao hiệu quả đầu tư vào các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn; đổi mới, nâng cao chất lượng công tác định hướng và xúc tiến đầu tư; tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư triển khai các dự án trong lĩnh vực dịch vụ như dự án Sân Golf tại huyện Yên Dũng, dự án Trung tâm thương mại Big C - Bắc Giang; Co.op Mart; Hapro và dự án Khách sạn Mường Thanh ở khu vực Quảng trường 3/2 thành phố Bắc Giang...Tỉnh đã đẩy nhanh tiến độ xây dựng các khu đô thị, khu dân cư mới; xây dựng cánh đồng mẫu nhằm tạo ra những vùng sản xuất hàng hóa tập trung lớn; tăng cường quản lý, chống thất thu ngân sách. Bên cạnh đó, tỉnh thực hiện đầy đủ, kịp thời chính sách đối với người có công, các đối tượng bảo trợ xã hội, người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số...
3.1.2.2 Tình hình thu, chi NSNN trên địa bàn tỉnh
- Năm 2012, thu NSNN đến hết ngày 31/12/2012 là 14.307 tỷ đồng, tăng 21,69% so với năm trước, trong đó: (1) Thu bổ sung từ NS cấp trên 9.788 tỷ đồng (NS tỉnh 5.543 tỷ đồng bằng 134,7% so với dự toán giao đầu năm của UBND tỉnh, NS huyện 3.432 tỷ đồng, NS xã 813 triệu đồng); (2) thu trên địa bàn 2.655 tỷ đồng (NSTW 354 tỷ đồng, NSĐP 2.301 tỷ đồng bằng 109,4% so với dự toán giao đầu năm của UBND tỉnh); (3) thu chuyển nguồn 1.549 tỷ đồng, (4) thu vay NS là 265 triệu đồng; (5) thu kết dư ngân sách 49 triệu đồng.
- Năm 2013, thu NSNN đến hết 31/12/2013 là 15.675 tỷ đồng, tăng 9,56% so với năm trước (NSTW 624 tỷ đồng; NSĐP 15.051 tỷ đồng), trong đó: (1) thu trên địa bàn 3.193 tỷ đồng (NS TW 624 tỷ đồng; NSĐP 2.569 tỷ đồng đạt 109,51% so với dự toán giao đầu năm của UBND tỉnh); (2) thu vay của
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 36 NSNN 426 tỷ đồng cho NSĐP; (3) thu chuyển giao NS 10.782 tỷ đồng; (4) thu chuyển nguồn 1.222 tỷ đồng; thu kết dư NS 52 tỷ đồng.
- Năm 2014, thu NSNN đến hết 31/12/2014 là 17.018 tỷ đồng, tăng 8,6% so với năm trước (NSTW 836 tỷ đồng; NSĐP 16.182 tỷ đồng), trong đó: (1) thu trên địa bàn 3.755 tỷ đồng (NS TW 836 tỷ đồng; NSĐP 2.919 tỷ đồng đạt 138% so với dự toán giao đầu năm của UBND tỉnh); (2) thu vay của NSNN 245 tỷ đồng cho NSĐP; (3) thu chuyển giao NS 11.873 tỷ đồng; (4) thu chuyển nguồn 1.109 tỷ đồng; kết dư ngân sách 36 tỷ đồng.
Đáng chú ý là những năm gần đây nguồn thu qua Hải quan (Thuế đối với hàng hoá xuất nhập khẩu) có bước tăng đáng kể. Các nguồn thu có tính ổn định, nguồn thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh ngày càng tăng trong tổng thu NSNN; thu tiền sử dụng đất giảm dần trong cơ cấu thu ngân sách...(Bảng 3.1)
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 37
Bảng 3.1: Tình hình thu ngân sách trên địa bàn tỉnh Bắc Giang
STT Nội dung Thu ngân sách địa phương qua các năm So sánh
(A) (B) 2012 (Tỷđồng) 2013 (Tỷđồng) 2014 (Tỷđồng) 13/12 (%) 14/13 (%) PTBQ (%) Thu NSNN 3.110,0 3.359,6 3.779,2 108,0 121,5 114,8
I Thu nội địa thường xuyên 2.740,5 2.737,6 2.947,3 99,9 107,5 103,7
1 Thu từ kinh tế kinh doanh 457,4 460,9 436,2 100,8 95,4 98,1 2 Thu từ DNĐT nước ngoài 91,8 219,3 309,2 238,9 336,8 287,9 3 Từ khu vực công, thương nghiệp ngoài QD 243,4 347,7 377,3 142,9 155,0 148,9 4 Thu thuế sử dụng đất nông nghiệp 0,03 0,01 0,05 33,3 166,7 100,0 5 Thu thuế thu nhập cá nhân 117,8 137,3 130,5 116,6 110,8 113,7 6 Thu lệ phí trước bạ 101,5 121,7 134,8 119,9 132,8 126,4 7 Thu thuế bảo vệ môi trường 108,7 98,4 70,3 90,5 64,7 77,6
8 Thu phí, lệ phí 533,6 233,3 100,2 43,7 18,8 31,3
9 Các loại thu về nhà, đất và khoáng sản 898,9 914,8 1.174,5 101,8 130,7 116,2
10 Các khoản thu tại xã 48,4 37,7 36,3 77,9 75,0 76,4
11 Thu khác Ngân sách 121,9 149,1 159,6 122,3 130,9 126,6
12 Thu xổ số kiến thiết 16,9 17,4 17,9 103,0 105,9 104,4
II Thu hải quan 340,8 588,6 761,2 172,7 223,4 198,0
III Thu viện trợ 0,3 2,7 0 900,0 0 450,0
IV Các khoản huy động đóng góp 19,9 30,5 35,3 153,3 177,4 165,3
V Thu hồi vốn của Nhà nước 8,9 0,02 35,4 0,2 397,8 199,0
3
7
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 38
- Tổng chi NSNN đến hết ngày 31/12/2012 là 20.545 tỷ đồng, tăng 4,7% so với năm trước, trong đó: (1) Số chi của NSNN là 10.514 tỷ đồng (NSTW 2.770 tỷ đồng, NSĐP 7.744 tỷ đồng bằng 125,6% so với DT giao đầu năm của UBND tỉnh); (2) Chi chuyển giao ngân sách là 9.404 tỷ đồng (NSTW 5.199 tỷ đồng, Chi bổ sung NSTW cho NSĐP là 4.205 tỷ đồng (NS tỉnh 3.382 tỷ đồng, NS huyện 823 triệu đồng, NS xã 8 triệu đồng); (3) chi khác (tạm ứng, trả nợ…) 627 triệu đồng.
+ Về chi thường xuyên: Đến hết ngày 31/12/2012, toàn tỉnh đã thực hiện kiểm soát 7.936,3 tỷ đồng, tăng 35,5% so với năm trước (NSTW 2.134,3 tỷ đồng; NSĐP 5.802 tỷ đồng tăng 16,22% so với dự toán giao đầu năm của UBND tỉnh).
+ Về kiểm soát chi đầu tư: Tính đến hết ngày 31/12/2012 là 3.009 tỷ đồng
theo kế hoạch giao của các nguồn vốn, trong đó: (1) Chi đầu tư XDCB 2.712 tỷ đồng, đạt bình quân 81,82% KH (NSTW: 108 tỷ đồng vốn trong nước, xác nhận 99 tỷ đồng vốn nước ngoài; NSĐP: 1.711 tỷ đồng vốn trong nước, xác nhận 4 tỷ đồng vốn hỗ trợ mục tiêu vốn nước ngoài; Vốn TPCP: 579 tỷ đồng; Vốn ưu đãi tín dụng 204 tỷ đồng); (2) Chi vốn CTMT 296 tỷ đồng, đạt 75,88%KH. Thực hiện phối hợp thu thuế XDCB qua kiểm soát thanh toán vốn đầu tư năm 2012 được 28 tỷ đồng.
- Tổng chi NSNN đến hết ngày 31/12/2013 là 12.342,9 tỷ đồng (NSTW 3.218,5 tỷ đồng, NSĐP 9.124,4 tỷ đồng). Chi chuyển giao ngân sách là 11.925,2 tỷ đồng (NSTW 5.993,9 tỷ đồng, NSĐP 5.931,3 tỷ đồng).
+ Về chi thường xuyên: Tính đến hết ngày 31/12/2013, đã thực hiện kiểm soát chi 8.817,5 tỷ đồng chi thường xuyên của NSNN bằng 99,83% dự toán chi thường xuyên năm 2013 (dự toán là 8.818 tỷ đồng). NSĐP chi thường xuyên là 6.679,2 tỷ đồng, đạt 103,15% dự toán giao đầu năm của UBND tỉnh.
+ Về kiểm soát chi đầu tư: Tính đến hết ngày 31/12/2013, lũy kế vốn đầu tư
giải ngân qua hệ thống KBNN tỉnh là 3.796 tỷ đồng, đạt bình quân 97,4% so với kế hoạch vốn năm 2013 giao (tổng nguồn vốn giao năm 2013 là 3.896 tỷ đồng); Chi tiết giải ngân: vốn đầu tư XDCB là 3.435 tỷ đồng, đạt 90,48% kế hoạch; giải ngân vốn CTMT là 361 tỷ đồng đạt 91,5% kế hoạch. Thực hiện phối hợp thu thuế XDCB qua kiểm soát thanh toán vốn đầu tư năm 2013 được 30 tỷ đồng.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 39
- Tổng số chi NSNN đến hết 31/12/2014 là 25.653 tỷ đồng, tăng 12% so với năm trước (NSTW 10.821 tỷ đồng, NSĐP 14.832 tỷ đồng). Trong đó: Số chi của NSNN là 13.594 tỷ đồng, tăng 14,7% so với năm trước (NSTW 4.255 tỷ đồng, NSĐP 9.336 tỷ đồng, bằng 115% so với dự toán giao đầu năm tại Quyết định số 758/QĐ-UBND ngày 31/12/2013 của UBND tỉnh); chi chuyển giao ngân sách 11.844 tỷ đồng, tăng 10% so với năm trước (NSTW 6.566 tỷ đồng, NSĐP 5.278 tỷ đồng); chi trả nợ gốc 107 tỷ đồng; tạm ứng 108 tỷ đồng.
+ Về chi thường xuyên: Tính đến hết ngày 31/12/2014, toàn tỉnh đã thực hiện kiểm soát 9.833 tỷ đồng (NSTW 2.890 tỷ đồng, NSĐP 6.943 tỷ đồng bằng 108% so với dự toán giao đầu năm của UBND tỉnh), phát hiện 2.991 khoản chi của gần 2.000 lượt đơn vị chưa chấp hành đúng thủ tục, chế độ quy định, từ chối tạm dừng thanh toán và yêu cầu bổ sung hồ sơ thanh toán trên 106 tỷ đồng, số thực từ chối thanh toán để tiết kiệm cho NSNN được 566 triệu đồng do các khoản đề nghị chi sai chế độ quy định.
+ Về kiểm soát chi đầu tư: Tính đến hết ngày 31/12/2014, lũy kế vốn đầu tư
giải ngân qua hệ thống KBNN tỉnh là 3.195 tỷ đồng, đạt bình quân 80% so với KH. Trong đó: Vốn XDCB tập trung là 2.909 tỷ đồng đạt 79%KH, vốn CTMT 286 tỷ đồng đạt 84% KH (do một số nguồn vốn và vốn CTMTQG được kéo dài thời hạn thanh toán sang năm 2015). Tính đến hết thời hạn thanh toán kế hoạch năm 2014 (ngày 31/01/2015), lũy kế vốn đầu tư thực hiện giải ngân ước đạt 3.700 tỷ đồng, bằng 92% KH. Tổng số dư tạm ứng nguồn vốn ngân sách địa phương đến hết 31/12/2014 tại KBNN tỉnh là 201 tỷ đồng, riêng số tạm ứng trong năm 2014 là 145 tỷ đồng.
Từ 2012 đến 2014 tổng chi NSNN tăng bình quân 20,1%/năm, riêng năm 2013 tăng hơn năm 2012 là 11,6%. Trong đó chi đầu tư phát triển tăng bình quân là 33,7%/ năm, năm 2013 tăng hơn năm 2012 là: 12,73% đảm bảo chi thường xuyên, đảm bảo an sinh xã hội và các nhiệm vụ trọng tâm, đột xuất của tỉnh (Bảng 3.2)
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 40
Bảng 3.2: Tình hình chi NS trên địa bàn tỉnh Bắc Giang từ 2012 - 2014
Nội dung
Chi ngân sách địa phương
qua các năm So sánh 2012 (Tỷ đồng) 2013 (Tỷ đồng) 2014 (Tỷ đồng) 13/12 (%) 14/13 (%) PTBQ (%) A 1 2 3 4 5 6 Tổng chi NSNN 11.059,8 12.342,9 13.864,9 111,6 112,3 112,0 1. Chi đầu tư phát triển 3.121,1 3.518,6 3.938,7 112,7 111,9 112,3 1.1. Chi đầu tư XDCB 3.009,1 3.435,1 3.823,5 114,2 111,3 112,7 1.2. Chi ĐTPT khác 112 83,5 115,2 74,6 138,0 106,3
2. Chi thường xuyên 7.936,3 8.817,5 9.922,6 111,1 112,5 111,8
3. Chi khác 2,4 6,8 3,6 283,3 52,9 168,1
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 41