Phân tích hoạt động tín dụng theo ngành kinh tế

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh thành phố cao lãnh đồng tháp (Trang 59 - 70)

Chi nhánh đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp vốn phát triển kinh tế xã hội trong địa bàn. Do đó, hoạt động tín dụng của chi nhánh bao gồm ngành kinh tế khác nhau: nông nghiệp, thủy sản, thương mại - dịch vụ, công nghiệp, xây dựng và một số ngành khác. Điều này thể hiện thông qua biểu đồ sau đây.

Hình 4.4 Cơ cấu tín dụng theo ngành kinh tế của ngân hàng từ năm 2011 đến năm 2013

4.3.3.1 Nông – Thủy sản

Trong những năm qua bằng hoạt động tín dụng của mình chi nhánh có mức tăng trưởng cao và ổn định và là người bạn đồng hành của bà con nông dân được thể hiện thông qua bảng số liệu dưới đây.

Bảng 4.13: Hoạt động tín dụng nông - thủy sản của ngân hàng từ năm 2011 đến năm 2013

Đơn vị tính: Triệu đồng

Nguồn: Phòng tín dụng của NHNo&PTNT TP Cao Lãnh

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 2012/2011 2013/2012 Số tiền % Số tiền % DSCV 372.058 395.672 422.197 23.614 6,35 26.525 6,70 DSTN 347.865 363.694 392.793 15.829 4,55 29.099 8,00 Dư nợ 254.482 286.460 315.864 31.978 12,57 29.404 10,26 Nợ xấu 1.824 3.286 2.109 1.462 80,15 (1.177) (35,82) Năm 2011 85,71% 0,13% 8,10% 0,43% 5,62% Năm 2012 81,41% 0,06% 9,06% 0,61% 8,86% Nông – Thủy sản Công nghiệp Thương mại – Dịch vụ Xây dựng Ngành khác Năm 2013 77,49% 0,20% 10,61% 0,65% 11,05%

Đó là kết quả của chi nhánh đạt được trong 3 năm với sự nỗ lực không ngừng trong điều kiện kinh tế còn có nhiều khó khăn. Tương tự cho 6 tháng đầu năm 2014 được thể hiện thông qua bảng số liệu sau đây.

Bảng 4.14: Hoạt động tín dụng nông – thủy sản của ngân hàng trong 6 tháng đầu năm 2013 và 6 tháng đầu năm 2014

Đơn vị tính: Triệu đồng

Nguồn: Phòng tín dụng của NHNo&PTNT TP Cao Lãnh

Doanh số cho vay

Là một ngân hàng phục vụ chủ yếu cho việc sản xuất nông nghiệp. Chính vì vậy mà doanh số cho vay đối với ngành này chiếm tỷ trọng tương đối cao (trên 70%) trong tổng DSCV của ngân hàng và có xu hướng tăng qua các năm. Hình thức này chủ yếu là cho vay chăn nuôi và sản xuất lúa và chăm sóc vườn, vốn đầu tư tùy thuộc vào giá trị tài sản thế chấp. Trong lĩnh vực này ngân hàng đầu tư cho vay bao gồm các loại chi phí: giống vật nuôi, cây trồng, thức ăn vật nuôi, phân bón, cải tạo ruộng vườn, mua sắm máy móc công cụ, vật tư nông nghiệp…. Trong năm 2012 thì DSCV tăng 23.614 triệu đồng so với năm 2011, do ngân hàng thực hiện ưu tiên giảm lãi suất cho vay ngắn hạn đối với các hộ sản xuất nông – lâm – ngư nghiệp theo chương trình Tam nông của Chính Phủ cho vay hỗ trợ phát triển nông nghiệp nông thôn và nghị định 41/2000/NĐ-CP về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông thôn. Đến năm 2013 thì DSCV tăng 26.525 triệu đồng so với năm trước đó. Nguyên nhân là do giá xăng dầu, chi phí con giống, các công cụ, dụng cụ và vật tư nông nghiệp tăng giá, nên các thiết bị vật tư phục vụ cho nông nghiệp cũng tăng theo làm cho bà con nông dân không đủ vốn để tiếp tục sản xuất cũng như chăn nuôi. Do đó để đảm bảo cho một vụ mùa mới các hộ sản xuất cần vốn từ ngân hàng, chính vì thế làm cho doanh số cho vay của ngành này tăng.

Chỉ tiêu 6 tháng đầu năm 2013 6 tháng đầu năm 2014

6 tháng đầu năm 2014 so với 6 tháng đầu năm

2013 Số tiền % DSCV 411.742 444.591 32.849 7,98 DSTN 378.317 408.478 30.161 7,97 Dư nợ 319.885 351.977 32.092 10,03 Nợ xấu 2.582 2.345 (237) (9,18)

Trong 6 tháng đầu năm 2014 thành phố tổ chức thực hiện mô hình sản xuất lúa giống Mỹ Trà và thực hiện các dự án xây dựng mô hình liên kết gắn với tiêu thụ đạt hiệu quả kinh tế cao đối với cây xoài và cây rau tại xã Hòa n làm cho nhu cầu vốn tăng dẫn đến doanh số cho vay tăng cao.

Doanh số thu nợ

DSTN ngành này luôn chiếm tỷ trọng cao nhất (trên 80%) trong tổng DSTN của ngân hàng. Do khách hàng của ngân hàng ở loại hình này đa phần là hộ nông dân sản xuất nông nghiệp nên việc thu nợ đối với đối tượng này tương đối ổn định. Mặc dù giá cả có biến động ảnh hưởng đến lợi nhuận của người dân nhưng giá cả một số mặt hàng nông sản và vật nuôi khác vẫn ở mức bảo đảm cho nông dân có lời và có thể trả nợ ngân hàng dẫn đến doanh số thu nợ của ngân hàng khá thuận lợi vì vậy mà doanh số thu nợ tăng lên qua các năm. Cụ thể, DSTN năm 2012 tăng 15.829 triệu đồng so với năm 2011 với tỷ lệ tăng 4,55%, năm 2013 DSTN tiếp tục tăng 8,00% so với năm trước. Và cũng trong 6 tháng đầu năm 2014 DSTN tiếp tục tăng thêm ,9 %. Điều này cho thấy công tác thu nợ của ngân hàng khá tốt, ngân hàng đã làm tốt công tác giám sát, theo dõi và thu hồi nợ đối với các khoản vay tới hạn.

Dư nợ

Quan sát hình 4.4 ta thấy được dư nợ đối với ngành nông – thủy sản chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ của ngân hàng và có chiều hướng tăng qua các năm. Năm 2012 là tăng 31.9 8 triệu đồng, tương đương 12,57% so với năm 2011. Đến năm 2013 tăng tương ứng với mức 10,26% so với năm trước đó. Do NHNo&PTNT TP Cao Lãnh thực hiện chính sách ưu tiên cho các hộ vay nông nghiệp, từng bước nâng cao đời sống nông nghiệp nông thôn. Đồng thời trên địa bàn hiện nay đa phần người dân sống bằng nghề sản xuất nông nghiệp nên nhu cầu về vốn để đáp ứng cho ngành nông nghiệp rất cao do dó mà dư nợ của ngành lại tiếp tục tăng thêm vào 6 tháng đầu năm 2014.

Nợ xấu

Dựa vào bảng số liệu trên ta thấy được tỷ trọng nợ xấu của ngành nông - thủy sản chiếm tỷ trọng cao nhất. Vì đây là ngành đầu tư truyền thống của NHNo&PTNT, đối tượng đầu tư thuộc ngành này thường chịu ảnh hưởng của môi trường nên rủi ro mang tính thời vụ rất cao. Không chỉ vậy người nông dân còn phải đối mặt với những khó khăn khác như trong thời gian qua sự sụt giảm của giá lúa gạo, sự xuất hiện nhiều dịch bệnh trên cây ăn trái, dịch bệnh

trên gia cầm vật nuôi, … trong khi đó giá cả của các yếu tố đầu vào lại tăng cao gây thua lỗ cho người sản xuất nông nghiệp, chính vì vậy mà người dân khó có thể trả nợ cho ngân hàng. Do đó mà nợ xấu của ngân hàng tăng với với tỷ lệ tăng 80,15% trong năm 2012. Nhưng sang đến năm 2013 tình hình nợ xấu giảm 35,82% so với năm 2012 là do hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của người dân được cải thiện hơn trước dẫn đến khả năng trả nợ cho ngân hàng tăng cao. Những tiến bộ trong việc canh tác vận dụng khoa học kỹ thuật công nghệ vào trong quá trình sản xuất, thực hiện trồng những loại giống lúa mới năng suất cao với khả năng kháng sâu bệnh tốt cũng như áp dụng các mô hình có hiệu quả trong việc sản xuất giúp tăng nguồn thu nhập cho bà con nông dân. Ngoài ra, do ngân hàng đã làm tốt công tác thẩm định tín dụng trước trong và sau khi cho vay, đồng thời tiến hành theo dõi, quản lý chặt chẽ các khoản tiền vay, thường xuyên nhắc nhở khách hàng trả lãi và gốc đúng hạn làm cho tỷ lệ nợ xấu giảm đi rất nhiều. Vì vậy làm cho nợ xấu 6 tháng đầu năm 2014 tiếp tục giảm 9,18% so với cùng thời điểm trước đó. Đây là một dấu hiệu đáng mừng đối với ngân hàng.

4.3.3.2 Công nghiệp

Bảng 4.15: Hoạt động tín dụng theo ngành công nghiệp của ngân hàng từ năm 2011 đến năm 2013

Đơn vị tính: Triệu đồng

Nguồn: Phòng tín dụng của NHNo&PTNT TP Cao Lãnh

Điều này tương tự cho 6 tháng đầu năm 2014 được thể hiện thông qua bảng số liệu sau đây.

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 2012/2011 2013/2012 Số tiền % Số tiền % DSCV 400 0 800 (400) (100) 800 - DSTN 0 200 200 200 - 0 0 Dư nợ 400 200 800 (200) (50) 600 300 Nợ xấu 0 0 0 0 - 0 - (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 4.16: Hoạt động tín dụng theo ngành công nghiệp của ngân hàng trong 6 tháng đầu năm 2013 và 6 tháng đầu năm 2014

Đơn vị tính: Triệu đồng

Nguồn: Phòng tín dụng của NHNo&PTNT TP Cao Lãnh

Doanh số cho vay

Người dân địa bàn thành phố chủ yếu là hoạt động trong các lĩnh vực nông nghiệp, thủy sản nên ngành công nghiệp chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ. Chính vì vậy mà DSCV đối với ngành này nhỏ ngân hàng cần chú trọng đầu tư vào lĩnh vực này nhiều hơn nhằm đa dạng lĩnh vực cho vay của mình.

Doanh số thu nợ

Do hoạt động cho vay ngành này chiếm tỷ trọng thấp nên khoản doanh số thu nợ ít biến động chủ yếu là những khoản thu đến hạn. Hình thức cho vay ngành này được áp dụng theo phương thức cho vay hạn mức tín dụng là ngân hàng và khách hàng sẽ thỏa thuận cho khách hàng trả dần số tiền gốc cho từng năm.

Dư nợ

Dư nợ của ngành công nghiệp của ngân hàng năm 2012 giảm 200 triệu đồng so với năm 2011, nguyên nhân là do tình hình nền kinh tế trong năm khó khăn nhu cầu ngành này là rất hạn chế, sang đến năm 2013 tăng 600 triệu đồng so với năm 2012. Đây là tín hiệu đáng mừng cho ngân hàng, vì chính sách đa dạng hoạt động của ngân hàng đã phần nào mang lại kết quả.

Nợ xấu

Không có nợ xấu đối với ngành công nghiệp của ngân hàng. Vì thế ngân hàng nên mở rộng cho vay đối với ngành này để hoạt động tín dụng thêm đa dạng, đồng thời giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng

Chỉ tiêu 6 tháng đầu năm 2013 6 tháng đầu năm 2014 6 tháng đầu năm 2014 so với 6 tháng đầu năm 2013 Số tiền % DSCV 800 0 (800) (100) DSTN 0 0 0 - Dư nợ 1.000 800 (200) (20,00) Nợ xấu 0 0 0 -

4.3.3.3 Xây dựng

Bên cạnh hoạt động cho vay theo ngành truyền thống là ngành nông – thủy sản thì ngân hàng còn quan tâm đến các ngành kinh tế khác trong đó có ngành xây dựng. Vậy diễn biến hoạt động tín dụng của ngành này của chi nhánh là như thế nào. Chúng ta sẽ được tìm hiểu ngay sau đây thông qua bảng số liệu ngay sau:

Bảng 4.17: Hoạt động tín dụng theo ngành xây dựng của ngân hàng từ năm 2011 đến năm 2013

Đơn vị tính: Triệu đồng

Nguồn: Phòng tín dụng của NHNo&PTNT TP Cao Lãnh

Đó là kết quả đạt được của ngân hàng trong 3 năm qua. Điều này tiếp tục thể hiện cho 6 tháng đầu năm 2014 thông qua bảng số liệu sau đây.

Bảng 4.18: Hoạt động tín dụng theo ngành xây dựng của ngân hàng trong 6 tháng đầu năm 2013 và 6 tháng đầu năm 2014

Đơn vị tính: Triệu đồng

Nguồn: Phòng tín dụng của NHNo&PTNT TP Cao Lãnh

Doanh số cho vay

DSCV ngành xây dựng chiếm tỷ trọng nhỏ trong có cấu cho vay và có xu hướng tăng dần qua các năm. DSCV trong năm 2012 đạt 106 triệu đồng tăng 7,86% so với năm 2011. Bước sang năm 2013 thì tốc độ tăng trưởng của ngành này chỉ tăng 8,59% so với năm 2012 là do nhu cầu xây dựng các công

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 2012/2011 2013/2012 Số tiền % Số tiền % DSCV 1.349 1.455 1.580 106 7,86 125 8,59 DSTN 850 600 1.050 (250) (29,41) 450 75,00 Dư nợ 1.276 2.131 2.661 855 67,01 530 24,87 Nợ xấu 200 550 400 350 175 (150) (27,27) Chỉ tiêu 6 tháng đầu năm 2013 6 tháng đầu năm 2014 6 tháng đầu năm 2014 so với 6 tháng đầu năm

2013 Số tiền % DSCV 1.120 1.650 530 47,32 DSTN 950 1.050 100 10,53 Dư nợ 2.301 3.261 960 41,72 Nợ xấu 500 300 (200) (40,00)

trình dân dụng trên địa bàn ngày càng nhiều, một phần nữa là do giá nguyên vật liệu liên tục biến động qua các năm làm cho các công trình đang xây dựng muốn tiếp tục phải đi vay vốn. Tuy nhiên mức tăng này còn thấp so với nhu cầu của địa phương ngày càng được nâng cao, đời sống của bà con nông dân được quan tâm nhiều hơn. Do đó, ngân hàng cần phải có những biện pháp nhằm nâng cao doanh số đối với khoản cho vay này.

Doanh số thu nợ

Tỷ trọng cho vay đối với ngành xây dựng thấp trong tổng DSTN. Chính vì vậy mà DSTN của ngành tương đối thấp và biến động tăng giảm qua các năm. Năm 2012, DSTN đối với xây dựng giảm 250 triệu đồng so với năm 2011. Nguyên nhân là do thị trường bất động sản bị đóng băng. Trong khi đó giá cả vật liệu xây dựng tăng ảnh hưởng không nhỏ đến việc thu nợ của nhóm ngành này, kết quả hoạt động kinh doanh của các công ty xây dựng dẫn đến việc thu nợ của ngân hàng cũng bị ảnh hưởng theo. Nhưng sang năm 2013, DSTN của ngành này có phần cải thiện hơn so với năm 2012.

Dư nợ

Nhìn chung dư nợ của ngành xây dựng của ngân hàng có xu hướng tăng trong 3 năm. Nguyên nhân là do những năm gần đây nhiều dự án hỗ trợ phát triển nông thôn của thành phố không ngừng gia tăng như xây dựng cầu đường, hệ thống bơm nước cho sản xuất lúa, xây dựng nhà cửa,…. Do đó mà dư nợ của ngành này tiếp tục tăng vào 6 tháng đầu năm 2014. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nợ xấu

Năm 2012 nợ xấu tăng cao với mức tăng 350 triệu đồng so với năm 2011, nguyên nhân là do thị trường bất động sản bị đóng băng, chi phí nguyên vật liệu đầu vào tăng cao đã làm cho các doanh nghiệp khó khăn trong việc trả nợ cho ngân hàng. Nhưng qua năm 2013 thì nợ xấu giảm 150 triệu đồng so với năm 2012 và đến 6 tháng đầu năm 2014 thì nợ xấu tiếp tục giảm. Đạt được kết quả này là do thời gian gần đây thị trường bất động sản đã có chuyển biến, thêm vào đó cán bộ tín dụng đã làm tốt nhiệm vụ của mình trong công tác cho vay cũng như giám sát, đôn đốc khách hàng trả nợ đúng hạn.

4.3.3.4 Thương mại – Dịch vụ

Một ngành mà hiện nay đang có rất nhiều tiềm năng đó là ngành thương mại – dịch vụ. Vậy diễn biến hoạt động cho vay của ngành này của ngân hàng là như thế nào, chúng ta sẽ được tìm hiểu ngay sau đây.

Bảng 4.19: Hoạt động tín dụng theo ngành thương mại - dịch vụ của ngân hàng từ năm 2011 đến năm 2013

Đơn vị tính: Triệu đồng

Nguồn: Phòng tín dụng của NHNo&PTNT TP Cao Lãnh

Đó là kết quả của chi nhánh đạt được trong 3 năm qua. Tương tự cho 6 tháng đầu năm 2014 được thể hiện thông qua bảng số liệu sau đây:

Bảng 4.20: Hoạt động tín dụng theo ngành thương mại – dịch vụ của ngân hàng trong 6 tháng đầu năm 2013 và 6 tháng đầu năm 2014

Đơn vị tính: Triệu đồng

Nguồn: Phòng tín dụng của NHNo&PTNT TP Cao Lãnh

Doanh số cho vay

Phát triển thương mại – dịch vụ được Đảng và Nhà nước ưu tiên để đưa đất nước ta tiến nhanh đến con đường công nghiệp hóa – hiện đại hóa. Tuy nhiên kinh tế địa phương mang tính chất nông nghiệp mặc dù đã có nhiều cải tiến và phát triển hơn, nhưng đa phần ở đây là đất trồng cây ăn quả như: xoài, nhãn, cam, bưởi,…chỉ có bộ phận nhỏ người dân kinh doanh buôn bán nên

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 2012/2011 2013/2012 Số tiền % Số tiền % DSCV 43.742 43.056 46.521 (686) (1,57) 3.465 8,05 DSTN 43.650 44.802 45.689 1.152 2,64 887 1,98 Dư nợ 24.043 31.897 43.251 7.854 32,67 11.354 35,60 Nợ xấu 560 1.214 1.331 654 116,79 117 9,64 Chỉ tiêu 6 tháng đầu năm 2013 6 tháng đầu năm 2014 6 tháng đầu năm 2014 so với 6 tháng đầu năm

2013 Số tiền % DSCV 43.453 49.005 5.552 12,78 DSTN 38.171 48.589 10.418 27,29 Dư nợ 47.368 53.815 6.447 13,61

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh thành phố cao lãnh đồng tháp (Trang 59 - 70)