Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh thành phố cao lãnh đồng tháp (Trang 26)

Thu nhập từ HĐTD trên tổng thu nhập

Là chỉ tiêu đo lường mức đóng góp của hoạt động tín dụng trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Chỉ số này phản ánh trong một kỳ kinh doanh của ngân hàng là cứ một đồng tổng thu nhập thì sẽ có được bao nhiêu đồng thu nhập từ lãi.

Thu nhập từ hoạt động tín dụng trên chi phí sử dụng vốn cho hoạt động tín dụng

Đây là chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng. Chỉ tiêu này phản ánh cứ một đồng chi phí mà ngân hàng bỏ ra sẽ thu về được bao hiêu đồng thu nhập từ lãi.

Thu nhập từ HĐTD trên dư nợ bình quân

Chỉ tiêu này phản ánh những khoản vay mà ngân hàng chưa thu được trong việc tạo ra thu nhập lãi, có ý nghĩa là nếu những khoản vay này thu hồi được thì sẽ tạo ra bao nhiêu thu nhập lãi cho ngân hàng nó phản ánh chất lượng hoạt động tín dụng của ngân hàng.

Thu nhập từ HĐTD = Thu nhập từ HĐTD Đơn vị: lần Tổng thu nhập Tổng thu nhập Thu nhập từ HĐTD = Thu nhập từ HĐTD Đơn vị: lần Chi phí sử dụng vốn cho HĐTD Chi phí sử dụng vốn cho HĐTD Thu nhập từ HĐTD = Thu nhập từ HĐTD Đơn vị: lần

Dư nợ bình quân Dư nợ bình quân

Dư nợ bình quân = Dư nợ đầu kỳ + Dư nợ cuối kỳ

Chi phí sử dụng vốn cho hoạt động tín dụng dư nợ bình quân

Chỉ tiêu này phản ánh là cứ một đồng vốn huy động sử dụng cho hoạt động tín dụng thì sẽ có bao nhiêu đồng chi phí từ lãi.

2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu

Số liệu thứ cấp được thu thập từ sách, báo, tạp chí, internet và các nguồn khác.

2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu

- Phương pháp so sánh sự biến động của các dãy số qua các năm. - Phân tích số liệu và đánh giá số liệu với số tương đối, số tuyệt đối và sử dụng các bảng, biểu đồ thị để phân tích.

* Phương pháp so sánh số tương đối: là kết quả của phép chia giữa chỉ số của kỳ phân tích với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế. Kết quả phân tích biểu hiện kết cấu, mối quan hệ, tốc độ tăng giảm của các chỉ tiêu của kỳ phân tích. Ta có công thức: Y= 0 1 Y Y *100% - 100%

Trong đó: Y: Chênh lệch tương đối giữa kỳ phân tích và kỳ gốc

Y1: Chỉ tiêu kỳ phân tích 0

Y : Chỉ tiêu kỳ gốc

* Phương pháp so sánh số tuyệt đối: là kết quả của phép trừ giữa chỉ tiêu kỳ phân tích và chỉ tiêu kỳ gốc. Kết quả phân tích biểu hiện khối lượng, quy mô của chỉ tiêu kỳ phân tích.

Ta có công thức: YY1Y0

Trong đó: Y: Chênh lệch tuyệt đối giữa kỳ phân tích và kỳ gốc 1 Y : Chỉ tiêu kỳ phân tích 0 Y : Chỉ tiêu kỳ gốc Chi phí sử dụng vốn cho HĐTD = Chi phí từ HĐTD Đơn vị: lần

CHƯƠNG 3

GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

CHI NHÁNH THÀNH PHỐ CAO LÃNH

3.1 GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH THÀNH PHỐ CAO LÃNH

3.1.1 Lịch sử hình thành của ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển

Nông Thôn Việt Nam

Năm 1988, Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam được thành lập

theo Nghị định số 53/HĐBT ngày 26/3/1988 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) về việc thành lập các ngân hàng chuyên doanh, trong đó có Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp hình thành trên cơ sở tiếp nhận từ Ngân hàng Nhà nước: tất cả các chi nhánh Ngân hàng Nhà nước huyện, Phòng Tín dụng Nông nghiệp, Quỹ tiết kiệm tại các chi nhánh Ngân hàng Nhà nước Tỉnh, Thành phố. Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Trung Ương được hình thành trên cơ sở tiếp nhận Vụ Tín dụng Nông nghiệp Ngân hàng Nhà nước và một số cán bộ của Vụ Tín dụng Thương nghiệp, Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng, Vụ Kế toán và một số đơn vị.

Trải qua hơn 25 năm xây dựng và trưởng thành, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam ( gribank) hiện là Ngân hàng Thương mại – Định chế tài chính lớn nhất Việt Nam. Cùng với việc tăng cường hợp tác với các doanh nghiệp trong nước, các doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam, gribank luôn coi trọng mở rộng, khai thác có hiệu quả mối quan hệ với nhiều tổ chức quốc tế như Ngân hàng Thế giới ( B), uỹ tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng Phát triển châu (ADB),…cùng nhiều đối tác, doanh nghiệp trong khu vực và quốc tế thông qua triển khai thành công và hiệu quả nhiều dự án, đặc biệt là trong lĩnh vực đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn. gribank hiện duy trì quan hệ đại lý với 2.300 ngân hàng tại 9 quốc gia và vùng lãnh thổ; mở rộng mạng lưới vươn ra nước ngoài với Chi nhánh đầu tiên tại Campuchia. Hiện nay, Agribank là ngân hàng thương mại Nhà nước - một ngân hàng thương mại lớn nhất của hệ thống tổ chức tín dụng nước ta có bề dày lịch sử phát triển hơn 25 năm, thị trường truyền thống rộng lớn và đầy tiềm năng là khu vực nông nghiệp, nông thôn. gribank có vị trí và vai trò quan trọng trong (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

sự nghiệp đổi mới và phát triển của hệ thống ngân hàng, nền kinh tế - xã hội nước ta, là thương hiệu lớn, uy tín ở thị trường tài chính trong nước và khu vực, với đối tác và tổ chức tài chính quốc tế.

3.1.2 Lịch sử hình thành của Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển

Nông Thôn Thành phố Cao Lãnh

3.1.2.1 Đặc điểm địa bàn Thành phố Cao Lãnh

Cao Lãnh được nâng cấp lên thành phố vào ngày 16 tháng 01 năm 200 theo Nghị định 10/200 /NĐ-CP của Chính phủ Việt Nam, trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên, dân số và các đơn vị hành chính trực thuộc của thị xã Cao Lãnh trước đây.

Là một thành phố trẻ trong khu vực đồng bằng Sông Cửu Long, kinh tế nông nghiệp là chủ yếu. Hiện nay, Cao Lãnh đang là điểm đến đầy hấp dẫn với các nhà đầu tư cả trong và ngoài nước. Vì cơ sở hạ tầng không ngừng cải thiện, hệ thống giao thông ngày càng thuận lợi. Cụ thể việc thực hiện tuyến đường N2 dài 440km nằm trong quy hoạch ngành giao thông vận tải đường bộ, tại khu vực Nam bộ. Đây là 1 trong 3 trục chủ yếu: uốc lộ 1 ở phía Đông, uốc lộ N1 ở phía Tây và N2 ở giữa. Trục dọc nối uốc lộ 22 và uốc lộ 30 xuyên qua khu vực Đồng Tháp Mười. Tuyến Đường N2 còn là một phần của Đường Hồ Chí Minh kéo dài từ Chơn Thành (Bình Phước) đến Vàm Rầy (Kiên Giang) dài khoảng 280km và kết thúc tại đất mũi Cà Mau. Đồng Tháp chuẩn bị đầu tư xây dựng cầu Vàm Cống và cầu Cao Lãnh bắc qua sông Tiền, sông Hậu. Tổng mức đầu tư cho dự án trên là 529 triệu USD, trong đó cầu Cao Lãnh 250 triệu USD và cầu Vàm Cống 2 9 triệu USD. Với các công trình mới này, việc giao thương của tỉnh kỳ vọng sẽ có những bước tiến đáng kể. Từ đó, nhu cầu vốn phục vụ sản xuất, kinh doanh trong tỉnh Đồng Tháp cũng sẽ gia tăng. Là một trung tâm của tỉnh, chính vì vậy trong tương lai các NHTM hoàn toàn có thể kì vọng hoạt động ngân hàng sẽ khả quan hơn đặc biệt tín dụng ngân hàng sẽ ngày càng mở rộng.

3.1.2.2 Giới thiệu về Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông Thôn Chi nhánh Thành phố Cao Lãnh

Được sự chấp thuận của UBND tỉnh Đồng Tháp. Chi nhánh NHNo&PTNT loại IV Thành phố Cao Lãnh (nay là Chi nhánh Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Thành phố Cao Lãnh) được tách ra từ hội sở ngân hàng No&PTNT tỉnh Đồng Tháp theo quyết định số 33/NHNo- TCCB, ngày 06 tháng 03 năm 2001 của Giám Đốc NHNo&PTNT tỉnh Đồng Tháp với chức năng nhiệm vụ cho vay và huy động vốn trên địa bàn.

Trong những năm qua hoạt động của chi nhánh đã đạt được hiệu quả cao trong một số nhiệm vụ được giao; tín dụng tăng trưởng hàng năm từ 78.449 triệu đồng dư nợ lúc thành lập đến năm 2013 là 407.633 triệu đồng, tỷ lệ tăng trưởng là 419,62%.

Nguồn vốn huy động cũng tăng trưởng từ 92.948 triệu đồng lúc mới thành lập tính đến năm 2013 là 458.772 triệu đồng, tỷ lệ tăng trưởng là 393,58%. Ngoài ra chi nhánh NHNo&PTNT TP Cao Lãnh còn thực hiện công tác cho vay theo chỉ định của Chính phủ góp một phần không nhỏ vào công tác xóa đói giảm nghèo và thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển. Tuy nhiên bên cạnh vẫn còn một số mặt hạn chế do mô hình hoạt động hiện nay chưa phát huy được hết khả năng trong hoạt động kinh doanh: tiền tệ - tín dụng - thanh toán và dịch vụ của một NHTM.

3.1.3 Cơ cấu tổ chức và nhiệm vụ của các phòng ban

3.1.3.1 Cơ cấu tổ chức

Hình 3.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức ngân hàng No&PTNT Thành phố Cao Lãnh ua sơ đồ tổ chức cho ta thấy đứng đầu là Giám đốc có vai trò chỉ đạo toàn bộ hoạt động ngân hàng phía dưới là Phó giám đốc có nhiệm vụ quản lý và giúp đỡ cho Giám đốc. Còn lại là các phòng và các nhân viên có vai trò và nhiệm vụ riêng của mình và có mối quan hệ với nhau và với Giám đốc, Phó giám đốc.

3.1.3.2 Chức năng và nhiệm vụ chủ yếu của các phòng ban

Ban Giám đốc

Ban giám đốc gồm có 03 người gồm 01 giám đốc và 02 phó giám đốc có nhiệm vụ như sau: Giám đốc phụ trách trực tiếp về công tác tổ chức hành chính, kiểm tra, xây dựng kế hoạch của đơn vị, chỉ đạo điều hành chung

GIÁM ĐỐC

PHÓ GIÁM ĐỐC

P.Tín dụng P. Kế toán

và ngân quỹ P. Giao dịch

P.Tổ chức hành chánh

công tác đối nội, đối ngoại, một phó giám đốc phụ tránh phòng tín dụng và một phó giám đốc phụ trách phòng kế toán ngân quỹ. Ngoài ra Ban Giám đốc còn có các nhiệm vụ sau:

- Trực tiếp điều hành hoạt động của ngân hàng, tiếp nhận công văn chỉ thị và phổ biến cho cán bộ nhân viên ngân hàng thực hiện.

- Tổ chức chỉ đạo thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và các quy định về chế độ, thể lệ có liên quan đến hoạt động của ngân hàng.

- Ban giám đốc còn hoạch định chiến lược kinh doanh, ký duyệt các hồ sơ vay vốn, khen thưởng, kỷ luật, tăng lương cho cán bộ công nhân viên trong ngân hàng.

Phòng Tín dụng

- Tổng hợp, thống kê, phân tích thông tin số liệu đề xuất chiến lược kinh doanh, kế hoạch đầu tư mang tính khả thi, hiệu quả.

- Xây dựng các chương trình, dự án, thẩm định dự án đầu tư, lựa chọn dự án tối ưu nhất để tiền hành thủ tục cho vay.

- Tập hợp, phân tích thông tin kinh tế, quản lý doanh mục khách hàng, thường xuyên phân loại nợ, phân tích nợ quá hạn, tìm nguyên nhân và đề xuất hướng khắc phục.

Phòng kế toán và ngân quỹ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Trực tiếp giao dịch với khách hàng - Thanh toán tiền gửi.

- uản lý, chịu trách nhiệm với hệ thống giao dịch trên máy, quản lý quỹ tiền mặt đến từng giao dịch viên theo đúng qui định của NHNo&PTNT Việt Nam.

- uản lý an toàn ngân quỹ, thực hiện các quy định, quy chế về nghiệp vụ thu, phát, vận chuyển tiền.

Phòng giao dịch

Trực tiếp trao đổi với khách hàng trong việc hướng dẫn khách hàng về thủ tục xin mở tài khoản tiền gửi tại ngân hàng; thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến tín dụng; giải quyết các công việc thu, chi, chuyển tiền nhanh, thanh toán các dịch vụ tài khoản khác.

Phòng tổ chức hành chánh

- Xây dựng quy chế, nội quy, giờ làm việc

- Thực hiện công tác quản trị và văn phòng phục vụ kinh doanh. - Thực hiện quản lý lực lượng cán bộ công nhân viên trong biên chế tham gia các kỳ hoạt động của đơn vị, có trách nhiệm bảo quản tài sản của đơn vị.

3.2 MỘT SỐ QUY ĐỊNH TRONG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG

NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM

3.2.1 Nguyên tắc cho vay

Khách hàng vay vốn của NHNo&PTNT Việt Nam phải đảm bảo các nguyên tắc sau:

- Sử dụng vốn vay đúng mục đích đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng.

- Phải hoàn trả nợ gốc và lãi tiền vay đúng hạn đã thỏa thuận trong hợp

đồng tín dụng.

- Tiền vay được phát bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản theo mục đích sử

dụng tiền vay đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng.

3.2.2 Điều kiện cho vay

Đối với khách hàng là pháp nhân và cá nhân Việt Nam

- Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách

nhiệm dân sự theo quy định của Pháp luật.

- Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp

- Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết

- Có dự án, phương án đầu tư, sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khả thi, có

hiệu quả; hoặc có dự án đầu tư; phương án phục vụ đời sống kèm phương án trả nợ khả thi.

- Thực hiện các quy định về bảo đảm tiền vay theo qui định của Chính

phủ, NHNN Việt Nam và hướng dẫn của NHNo&PTNT Việt Nam.

Đối với khách hàng là pháp nhân và cá nhân nước ngoài

Phải có năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự theo quy định pháp luật của nước mà pháp nhân đó có quốc tịch hoặc cá nhân đó là công dân, nếu pháp luật nước ngoài đó được Bộ luật Dân sự của nước CHXHCN Việt Nam, các văn bản pháp luật khác của Việt Nam quy định hoặc

các điều ước quốc tế mà nước CHXHCN Việt Nam ký kết hoặc tham gia quy định. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.2.3 Đối tượng vay vốn

Khách hàng doanh nghiệp Việt Nam: Các pháp nhân là doanh nghiệp nhà nước, hợp tác xã, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và các tổ chức khác có đủ điều kiện quy định tại Điều 84 Bộ luật dân sự, các pháp nhân nước ngoài, doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh.

Khách hàng dân cư: cá nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác…

3.2.4 Đối tượng và nhu cầu không được cho vay

Những đối tượng không được cho vay gồm:

- Thành viên HĐ T, Ban Kiểm soát, Tổng Giám đốc, Phó Tổng Giám

đốc NHNo&PTNT Việt Nam.

- Cán bộ, nhân viên của NHNo&PTNT Việt Nam thực hiện nhiệm vụ thẩm định, quyết định cho vay.

- Bố, mẹ, vợ, chồng, con của thành viên HĐ T, Ban Kiểm soát, Tổng Giám đốc, Phó Tổng Giám đốc NHNo&PTNT Việt Nam.

- Giám đốc, Phó Giám đốc Sở giao dịch, chi nhánh các cấp.

- Vợ (chồng), con của Giám đốc, Phó Giám đốc Sở giao dịch, chi nhánh

các cấp.

Những nhu cầu vốn sau đây không được cho vay:

- Để mua sắm các tài sản và các chi phí hình thành nên tài sản mà pháp

luật cấm mua bán, chuyển nhượng, chuyển đổi;

- Để thanh toán các chi phí cho việc thực hiện các giao dịch mà pháp luật

cấm;

- Để đáp ứng các nhu cầu tài chính của các giao dịch mà pháp luật cấm.

3.2.5 Thời hạn vay vốn

Ngân hàng và khách hàng thỏa thuận thời hạn cho vay căn cứ vào chu kỳ sản xuất – kinh doanh, thời hạn thu hồi vốn của phương án dự án đầu tư, khả năng trả nợ của khách hàng và nguồn vốn cho vay của ngân hàng. Đối với các pháp nhân Việt Nam và nước ngoài, thời hạn cho vay không quá thời hạn hoạt

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh thành phố cao lãnh đồng tháp (Trang 26)