Phân tích hoạt động tín dụng theo thành phần kinh tế

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh thành phố cao lãnh đồng tháp (Trang 54 - 59)

Thật vậy, khi huy động được nguồn vốn thì để có thể tạo ra lợi nhuận ngân hàng phải tiến hành kinh doanh bằng cách đầu tư với nhiều hình thức. như cấp tín dụng cho các tổ chức kinh tế, hộ gia đình và các cá nhân. Cụ thể được thể hiện thông qua biểu đồ hình sau đây.

Hình 4.3Cơ cấu tín dụng theo thành phần kinh tế của ngân hàng từ năm 2011

đến năm 2013

4.3.2.1 Cá nhân - Hộ gia đình

Do đặc điểm của thành phố Cao Lãnh chủ yếu là sản xuất nông nghiệp nên thành phần vay chủ yếu là cá nhân - hộ gia đình sản suất, cụ thể như sau: Bảng 4.9: Hoạt động tín dụng cá nhân – hộ gia đình của ngân hàng từ năm 2011 đến năm 2013

Đơn vị tính: Triệu đồng

Nguồn: Phòng tín dụng của NHNo&PTNT TP Cao Lãnh

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 2012/2011 2013/2012 Số tiền % Số tiền % DSCV 453.597 476.533 508.260 22.936 5,06 31.727 6,66 DSTN 408.340 423.491 455.257 15.151 3,71 31.766 7,50 Dư nợ 291.631 344.673 397.676 53.042 18,19 53.003 15,38 Nợ xấu 2.999 5.635 4.230 2.636 87,90 (1.405) (24,93) Năm 2011 1,77% 98,23% Năm 2012 2,05% 97,95%

Doanh nghiệp Cá nhân - Hộ gia đình

Năm 2013

2,44%

Đó là kết quả có được từ hoạt động cho vay cá nhân - hộ gia đình của ngân hàng trong những năm qua. Tương tự cho 6 tháng đầu năm 2014 thông qua bảng số liệu sau:

Bảng 4.10: Hoạt động tín dụng cá nhân – hộ gia đình của ngân hàng trong 6 tháng đầu năm 2013 và 6 tháng đầu năm 2014

Đơn vị tính: Triệu đồng

Nguồn: Phòng tín dụng của NHNo&PTNT TP Cao Lãnh

Doanh số cho vay

Quan sát hai bảng số liệu trên ta thấy DSCV đối với cá nhân - hộ gia đình đều tăng. Do tình hình kinh tế có nhiều biến động như giá cả của nguồn nguyên liệu đầu vào để sản xuất kinh doanh ngày càng tăng nên hộ gia đình, cá nhân cần nhiều vốn hơn để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Chính vì vậy, ngân hàng cần đáp ứng tốt nhu cầu vốn của người dân thiếu vốn sản xuất, để có thể mở rộng đầu tư, cải tiến phương thức lao động, cũng như việc phục vụ tốt sản xuất nông nghiệp như thiết lập hệ thống cấp thoát nước, mua máy móc mới, công nghệ thiết bị hiện đại phục vụ sản xuất nông nghiệp….Và đặc biệt NHNo&PTNT TP Cao Lãnh luôn chứng tỏ được mình là người bạn đồng hành cùng nông dân, là nơi cung cấp nguồn vốn tin cậy cho các hộ sản xuất trong địa bàn thành phố.

Doanh số thu nợ

DSTN đối với thành phần kinh tế này chiếm tỷ trọng cao trong tổng DSTN hàng năm là vì DSCV đối với thành phần kinh tế này lớn. Nhìn chung, DSTN đối với thành phần kinh tế này tăng dần. Năm 2012 DSTN tăng thêm 15.151 triệu đồng so với năm 2011, đến năm 2013 DSTN vẫn rất cao với mức tăng 31.766 triệu đồng so với năm 2012, đến 6 tháng đầu năm 2014 tăng

Chỉ tiêu 6 tháng đầu

năm 2013 6 tháng đầu năm 2014

6 tháng đầu năm 2014 so với 6 tháng đầu năm

2013 Số tiền % DSCV 492.954 532.646 39.692 8,05 DSTN 434.676 475.112 40.436 9,30 Dư nợ 402.951 455.210 52.259 12,97 Nợ xấu 4.960 4.095 (865) (17,44)

40.436 triệu đồng so với cùng kỳ. Điều này cho thấy cán bộ tín dụng làm tốt công tác thẩm định, lựa chọn sàng lọc khách hàng và có hoạt động hiệu quả trong công tác đôn đốc khách hàng trả nợ đúng hạn cho ngân hàng. Cũng như có sự kết hợp chặt chẽ của cán bộ tín dụng với UBND xã, phường trong công tác thu nợ.

Dư nợ

Trong hoạt động tín dụng ngắn hạn, ngân hàng luôn chú trọng đến khách hàng nhỏ lẻ, đặc biệt đối với khách hàng cá nhân kinh doanh tại các chợ, các tiểu thương,…họ rất cần vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh, luân chuyển hàng hóa. Mặc dù vốn vay trên mỗi cá nhân là khá nhỏ chỉ vài chục triệu và có thể lên đến vài trăm triệu nhưng số lượng khách hàng này là rất lớn vì địa bàn chủ yếu là khu vực nông thôn. Nắm bắt được những nhu cầu đó, với nhiều sản phẩm dịch vụ tiện ích nên doanh số cho vay của ngân hàng đạt rất cao và tỷ lệ luôn cao hơn hoặc chênh lệch rất ít so với năm trước góp phần làm tăng dư nợ của chi nhánh. Nhưng nếu quan sát hình 4.3 ta thấy được tỷ trọng dư nợ của cá nhân – hộ gia đình lại có chiều hướng giảm nhẹ qua ba năm. Điều này được giải thích là do tốc độ tăng của DSCV tăng thấp hơn tốc độ tăng của DSTN. Nhưng khi xét về mặt tăng trưởng dư nợ của thành phần này ta thấy được là dư nợ năm sau luôn tăng cao so với năm trước.

Nợ xấu

Từ bảng số liệu 4.9 và 4.10 sẽ cho ta thấy rõ hơn tình hình nợ xấu của ngân hàng: năm 2012 nợ xấu tăng cao 87,90% so với năm 2011, nguyên nhân chính là do nợ quá hạn của khách hàng không trả được chuyển nhóm nợ sang năm kế tiếp làm tăng tỷ lệ nợ xấu trong năm. Ngoài ra việc khách hàng sử dụng vốn chưa hiệu quả, kinh doanh thua lỗ dẫn đến việc trả nợ cho ngân hàng trở nên khó khăn và làm cho tỷ lệ nợ xấu tăng lên. Đến năm 2013 giảm 1.405 triệu đồng tức giảm 24,93% so với năm trước. Và tiếp tục giảm cho đến 6 tháng đầu năm 2014. Do kinh tế ngày càng phát triển hơn, hộ kinh doanh đầu tư hiệu quả, lợi nhuận cao, thiện chí trả nợ tốt hơn.

4.3.2.2 Doanh nghiệp

Tuy chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng cơ cấu tín dụng ngân hàng nhưng thành phần kinh tế này đang có chiều hướng tăng dần qua các năm. Cụ thể được thể hiện thông qua bảng số liệu sau đây.

Bảng 4.11: Hoạt động tín dụng doanh nghiệp của ngân hàng từ năm 2011 đến năm 2013

Đơn vị tính: Triệu đồng

Nguồn: Phòng tín dụng của NHNo&PTNT TP Cao Lãnh

Tương tự điều này được thể hiện trong 6 tháng đầu năm 2014 thông qua bảng số liệu sau:

Bảng 4.12: Hoạt động tín dụng doanh nghiệp của ngân hàng trong 6 tháng đầu năm 2013 và 6 tháng đầu năm 2014

Đơn vị tính: Triệu đồng

Nguồn: Phòng tín dụng của NHNo&PTNT TP Cao Lãnh

Doanh số cho vay

Nhìn chung DSCV đối với thành phần kinh tế này chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ dưới 5% trong tổng DSCV, nhưng đang có xu hướng tăng dần qua các năm. Trong năm 2012 do sự biến động của nền kinh tế dẫn đến tâm lý e ngại đầu tư của các doanh nghiệp nên DSCV đối với thành phần này tăng 8,54% so với năm 2011. Đến năm 2013, DSCV đối với doanh nghiệp tăng 12,65%. Một phần là do nền kinh tế 2013 phát triển, lưu thông sản xuất hàng hóa thuận lợi

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 2012/2011 2013/2012 Số tiền % Số tiền % DSCV 15.570 16.900 19.038 1.330 8,54 2.138 12,65 DSTN 14.316 14.960 16.286 644 4,50 1.326 8,86 Dư nợ 5.265 7.205 9.957 1.940 36,85 2.752 38,20 Nợ xấu 420 650 300 230 54,76 (350) (53,85) Chỉ tiêu 6 tháng đầu năm 2013 6 tháng đầu năm 2014 6 tháng đầu năm 2014 so với 6 tháng đầu năm 2013 Số tiền %

Doanh số cho vay 17.479 19.528 2.049 11,72

Doanh số thu nợ 13.667 17.296 3.629 26,55

Dư nợ 11.017 12.189 1.172 10,64

hơn dẫn đến nhu cầu nguồn vốn của các doanh nghiệp tăng lên. Bên cạnh đó còn do ngân hàng đã thực hiện với chính sách mở rộng đối tượng cho vay của mình. Trong những tháng đầu năm 2014 theo chỉ đạo của Ủy ban nhân dân Thành phố Cao Lãnh thực hiện hỗ trợ các doanh nghiệp kinh doanh lúa gạo đầu tư trang thiết bị sản xuất, lò sấy, kho trữ,…. đã làm cho DSCV của thành phần này tăng cao.

Doanh số thu nợ

Đối với thành phần kinh tế này ngân hàng cho vay ít nên DSTN cũng vì vậy mà tỷ trọng thấp. Trong năm 2012 dưới sự biến động của lạm phát tăng cao kéo theo giá cả nguyên vật liệu tăng, trong khi đó người tiêu dùng lại thắt chặt chi tiêu, thị trường tiêu thụ bị thu hẹp đã làm cho hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp bị ảnh hưởng lớn chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ chịu tác động nhiều hơn. Trong khi đó đa số các doanh nghiệp hoạt động ở địa phương chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ, dẫn đến khả năng trả nợ của thấp. Từ năm 2013 đến 6 tháng đầu năm 2014 khoản thu nợ này tăng một phần là do các doanh nghiệp trên địa bàn là do ngân hàng có những biện pháp khắc phục, hỗ trợ đối với thành phần này vì thành phần kinh tế này đa số hoạt động trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh với chu kỳ ngắn vì thế vòng quay vốn của họ nhanh, họ phải trả nợ đúng hạn để tiếp tục vay vốn cho chu kỳ sản xuất kinh doanh tiếp theo.

Dư nợ

Dựa vào hình 4.3 ta thấy được tỷ trọng của dư nợ của doanh nghiệp có xu hướng tăng trong giai đoạn này. Nếu như trong năm 2011 dư nợ là chiếm 1,77% trong tổng dư nợ thì đến năm 2012 đã tăng thêm 2,05% tổng dư nợ sang đến năm 2013 tiếp tục tăng chiếm tỷ trọng 2,44% trong tổng dư nợ. Kết quả ngân hàng đạt được là do trong giai đoạn này hoạt động của ngân hàng ngày càng được mở rộng và đa dạng hơn trên mọi lĩnh vực, phát sinh thêm những món vay ngắn hạn của các công ty tại địa bàn. Bên cạnh đó, càng về những năm sau này ngân hàng càng mở rộng quy mô cho vay của mình để đáp ứng nhu cầu vốn ngày càng tăng của người dân.

Nợ xấu

Ta thấy được khách hàng của chi nhánh chủ yếu là các cá nhân, hộ gia đình. Ngoài ra do đặc thù tình hình kinh tế địa phương nên các doanh nghiệp tư nhân chỉ kinh doanh nhỏ, lẻ nên đa phần là sử dụng nguồn vốn tự có để kinh doanh (DSCV thành phần này thấp) hoặc chỉ vay trong thời gian ngắn, đồng thời việc quản lý vốn của họ khá hiệu quả. Vì vậy mà việc trả lãi và nợ gốc của các doanh nghiệp cho ngân hàng đúng kỳ hạn do vậy mà nợ xấu chỉ chiếm tỷ trọng tương đối thấp đối với thành phần này trong tổng nợ xấu. Điều này đã dẫn đến việc thành phần cá nhân, hộ gia đình chiếm trên 80% tỷ trọng nợ xấu của ngân hàng.

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh thành phố cao lãnh đồng tháp (Trang 54 - 59)