Lịch sử hình thành của ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh thành phố cao lãnh đồng tháp (Trang 28 - 30)

Nông Thôn Việt Nam

Năm 1988, Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam được thành lập

theo Nghị định số 53/HĐBT ngày 26/3/1988 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) về việc thành lập các ngân hàng chuyên doanh, trong đó có Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp hình thành trên cơ sở tiếp nhận từ Ngân hàng Nhà nước: tất cả các chi nhánh Ngân hàng Nhà nước huyện, Phòng Tín dụng Nông nghiệp, Quỹ tiết kiệm tại các chi nhánh Ngân hàng Nhà nước Tỉnh, Thành phố. Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Trung Ương được hình thành trên cơ sở tiếp nhận Vụ Tín dụng Nông nghiệp Ngân hàng Nhà nước và một số cán bộ của Vụ Tín dụng Thương nghiệp, Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng, Vụ Kế toán và một số đơn vị.

Trải qua hơn 25 năm xây dựng và trưởng thành, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam ( gribank) hiện là Ngân hàng Thương mại – Định chế tài chính lớn nhất Việt Nam. Cùng với việc tăng cường hợp tác với các doanh nghiệp trong nước, các doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam, gribank luôn coi trọng mở rộng, khai thác có hiệu quả mối quan hệ với nhiều tổ chức quốc tế như Ngân hàng Thế giới ( B), uỹ tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng Phát triển châu (ADB),…cùng nhiều đối tác, doanh nghiệp trong khu vực và quốc tế thông qua triển khai thành công và hiệu quả nhiều dự án, đặc biệt là trong lĩnh vực đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn. gribank hiện duy trì quan hệ đại lý với 2.300 ngân hàng tại 9 quốc gia và vùng lãnh thổ; mở rộng mạng lưới vươn ra nước ngoài với Chi nhánh đầu tiên tại Campuchia. Hiện nay, Agribank là ngân hàng thương mại Nhà nước - một ngân hàng thương mại lớn nhất của hệ thống tổ chức tín dụng nước ta có bề dày lịch sử phát triển hơn 25 năm, thị trường truyền thống rộng lớn và đầy tiềm năng là khu vực nông nghiệp, nông thôn. gribank có vị trí và vai trò quan trọng trong

sự nghiệp đổi mới và phát triển của hệ thống ngân hàng, nền kinh tế - xã hội nước ta, là thương hiệu lớn, uy tín ở thị trường tài chính trong nước và khu vực, với đối tác và tổ chức tài chính quốc tế.

3.1.2 Lịch sử hình thành của Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển

Nông Thôn Thành phố Cao Lãnh

3.1.2.1 Đặc điểm địa bàn Thành phố Cao Lãnh

Cao Lãnh được nâng cấp lên thành phố vào ngày 16 tháng 01 năm 200 theo Nghị định 10/200 /NĐ-CP của Chính phủ Việt Nam, trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên, dân số và các đơn vị hành chính trực thuộc của thị xã Cao Lãnh trước đây.

Là một thành phố trẻ trong khu vực đồng bằng Sông Cửu Long, kinh tế nông nghiệp là chủ yếu. Hiện nay, Cao Lãnh đang là điểm đến đầy hấp dẫn với các nhà đầu tư cả trong và ngoài nước. Vì cơ sở hạ tầng không ngừng cải thiện, hệ thống giao thông ngày càng thuận lợi. Cụ thể việc thực hiện tuyến đường N2 dài 440km nằm trong quy hoạch ngành giao thông vận tải đường bộ, tại khu vực Nam bộ. Đây là 1 trong 3 trục chủ yếu: uốc lộ 1 ở phía Đông, uốc lộ N1 ở phía Tây và N2 ở giữa. Trục dọc nối uốc lộ 22 và uốc lộ 30 xuyên qua khu vực Đồng Tháp Mười. Tuyến Đường N2 còn là một phần của Đường Hồ Chí Minh kéo dài từ Chơn Thành (Bình Phước) đến Vàm Rầy (Kiên Giang) dài khoảng 280km và kết thúc tại đất mũi Cà Mau. Đồng Tháp chuẩn bị đầu tư xây dựng cầu Vàm Cống và cầu Cao Lãnh bắc qua sông Tiền, sông Hậu. Tổng mức đầu tư cho dự án trên là 529 triệu USD, trong đó cầu Cao Lãnh 250 triệu USD và cầu Vàm Cống 2 9 triệu USD. Với các công trình mới này, việc giao thương của tỉnh kỳ vọng sẽ có những bước tiến đáng kể. Từ đó, nhu cầu vốn phục vụ sản xuất, kinh doanh trong tỉnh Đồng Tháp cũng sẽ gia tăng. Là một trung tâm của tỉnh, chính vì vậy trong tương lai các NHTM hoàn toàn có thể kì vọng hoạt động ngân hàng sẽ khả quan hơn đặc biệt tín dụng ngân hàng sẽ ngày càng mở rộng.

3.1.2.2 Giới thiệu về Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông Thôn Chi nhánh Thành phố Cao Lãnh

Được sự chấp thuận của UBND tỉnh Đồng Tháp. Chi nhánh NHNo&PTNT loại IV Thành phố Cao Lãnh (nay là Chi nhánh Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Thành phố Cao Lãnh) được tách ra từ hội sở ngân hàng No&PTNT tỉnh Đồng Tháp theo quyết định số 33/NHNo- TCCB, ngày 06 tháng 03 năm 2001 của Giám Đốc NHNo&PTNT tỉnh Đồng Tháp với chức năng nhiệm vụ cho vay và huy động vốn trên địa bàn.

Trong những năm qua hoạt động của chi nhánh đã đạt được hiệu quả cao trong một số nhiệm vụ được giao; tín dụng tăng trưởng hàng năm từ 78.449 triệu đồng dư nợ lúc thành lập đến năm 2013 là 407.633 triệu đồng, tỷ lệ tăng trưởng là 419,62%.

Nguồn vốn huy động cũng tăng trưởng từ 92.948 triệu đồng lúc mới thành lập tính đến năm 2013 là 458.772 triệu đồng, tỷ lệ tăng trưởng là 393,58%. Ngoài ra chi nhánh NHNo&PTNT TP Cao Lãnh còn thực hiện công tác cho vay theo chỉ định của Chính phủ góp một phần không nhỏ vào công tác xóa đói giảm nghèo và thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển. Tuy nhiên bên cạnh vẫn còn một số mặt hạn chế do mô hình hoạt động hiện nay chưa phát huy được hết khả năng trong hoạt động kinh doanh: tiền tệ - tín dụng - thanh toán và dịch vụ của một NHTM.

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh thành phố cao lãnh đồng tháp (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)