- uan tâm chỉ đạo việc phòng chống dịch bệnh, nhất là dịch cúm gia cầm, bệnh tai xanh, tiêu chảy cấp tín và nạn thiên tai, bệnh ở một số giống cây trồng để người dân yên tâm sản xuất, đảm bảo điều kiện thuận lợi cho nông dân sản xuất đạt hiệu quả cao.
- Chính quyền địa phương cần thực hiện tốt công tác quản lý địa bàn và
hỗ trợ tốt cho ngân hàng trong việc cung cấp và xác nhận thông tin về khách hàng vay vốn cho ngân hàng một cách chính xác đầy đủ. Từ đó có thể giúp ngân hàng có những đánh giá đúng về tư cách cũng như năng lực trả nợ của khách hàng từ đó ngân hàng có thể đưa ra những quyết định cho vay đúng và hiệu quả hơn.
- Hỗ trợ cho ngân hàng trong công tác thu hồi nợ và xử lý tài sản đảm
bảo khi các khoản vay không còn khả năng thu hồi với thời hạn nhanh nhất có thể.
6.2.2 Đối với ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt
Nam
Thứ nhất, con người luôn là yếu tố chủ yếu quyết định sự thành công cũng như thất bại trong các hoạt động sản xuất kinh doanh. Vì vậy, chiến lược nhân sự đúng đắn trong hoạt động kinh tế nói chung và hoạt động ngân hàng nói riêng sẽ giúp phát huy tối ưu nhất chất xám của đội ngũ cán bộ công nhân viên, mang lại lợi nhuận cho ngân hàng.
Có thể nói, việc thi đua nâng cao tay nghề để nâng lương, tăng thưởng là động lực để các cán bộ toàn tâm toàn ý, nhiệt tình và có trách nhiệm cao với công việc; phấn đấu hết mình cho sự nghiệp phát triển của đơn vị và chính họ. Ngân hàng cũng cần có biện pháp xử lý cứng rắn, kịp thời và thích đáng đối với những trường hợp tiêu cực gây thiệt hại cho uy tín của NHNo&PTNT.
Yếu tố con người trong hoạt động cấp tín dụng lại càng quan trọng. Bởi vì, CBTD phải am hiểu nhiều lĩnh vực hỗ trợ cho công tác như kinh tế thị trường, chính trị, pháp lý, bằng cấp về ngoại ngữ và tin học…Đồng thời, CBTD còn cần có phẩm chất trung thực, khả năng giao tiếp tốt, ứng phó linh hoạt trong mọi tình huống. Do vậy, NHNo&PTNT cần quan tâm hơn, tạo điều kiện cho các nhân viên có điều kiện nâng cao tay nghề, hoàn thiện kỹ năng.
Thứ hai, NHNo&PTNT cần kiểm soát tốc độ, quy mô và cơ cấu cho vay để cân đối với vốn huy động; thực hiện đúng quy định về các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động. Thực hiện cho vay theo quy định của pháp luật; kiểm soát chặt chẽ các khoản tín dụng đã cấp.
Thứ ba, tính toán và đặt các chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng hợp lý, có hiệu quả đáp ứng các nhu cầu vay vốn cho sản xuất để cung ứng hàng hoá và dịch vụ thiết yếu phục vụ cho sản xuất, tiêu dùng.
Thứ tư, trong tình hình cạnh tranh gay gắt hiện nay, việc khẩn trương đầu tư, nâng cấp công nghệ; nâng cao khả năng quản trị và điều hành hoạt động kinh doanh phù hợp với quy định của pháp luật và yêu cầu an toàn; hiệu quả là
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Các báo cáo tình hình huy động vốn, cho vay, tình hình thu nợ, dư nợ
và nợ xấu. (năm 2011, năm 2012, năm 2013, 6 tháng đầu năm 2013 và 6 tháng đầu năm 2014). Phòng tín dụng Ngân hàng No&PTNT TP Cao Lãnh.
2. Lê Văn Tề, Ngô Hướng (200 ). Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại, Nhà
xuất bản Thống kê.
3. Nghị định số 41/2010/NĐ-CP ngày 12/04/2010 về chính sách tín dụng
phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn.
4. Phan Thị Cúc Quản trị Ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Giao Thông Vận Tải.
5. Thái Văn Đại (2014). Giáo trình Nghiệp vụ kinh doanh Ngân hàng
thương mại, Trường Đại học Cần Thơ.
6. Thái Văn Đại, Nguyễn Thanh Nguyệt (2010). Quản trị Ngân hàng, Nhà
xuất bản Đại học Cần Thơ, Cần Thơ.
7. Thông tư 02/2013/TT- NHNN ngày 21/01/2013 về phân loại tài sản có,
mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
8. Trần i Kết (2008). Giáo trình lý thuyết tài chính tiền tệ, NXB Giáo dục.