Dư nợ trên tổng nguồn vố n

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh thành phố cao lãnh đồng tháp (Trang 70)

Chỉ tiêu này xác định kết quả đầu tư của 1 đồng vốn và quy mô hoạt động kinh doanh của ngân hàng, cũng như khả năng tự lực kinh doanh của ngân hàng đối với khoản đi vay để cho vay.

Bảng 4.23: Chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng của ngân hàng từ năm 2011 đến năm 2013

Đơn vị tính: Triệu đồng

Nguồn: Phòng tín dụng của NHNo&PTNT TP Cao Lãnh

Dựa vào bảng 4.23 cho thấy tỷ số tổng dư nợ trên tổng nguồn vốn trong giai đoạn này có sự thay đổi qua các năm. Trong năm 2011 đạt 81,63% điều này có ý nghĩa là cứ 1 đồng nguồn vốn thì ngân hàng có thể cho vay 0,8163 đồng. Đến năm 2012 tỷ số này tiếp tục tăng đạt mức 83,82% có nghĩa cứ 1 đồng nguồn vốn thì ngân hàng có thể cho vay 0,8382 đồng. Bước sang năm 2013 tỷ số này lại tăng 86,25% có nghĩa là cứ 1 đồng vốn thì ngân hàng có thể cho vay 0,8625 đồng. Chứng tỏ tín dụng là hoạt động chủ yếu của ngân hàng, nguồn vốn của ngân hàng được phát huy hiệu quả. Ngân hàng sử dụng tiền vốn huy động được từ nền kinh tế để cho vay, đây là sự thành công của ngân hàng trong công tác sử dụng vốn, cũng như sự nỗ lực rất lớn của ngân hàng trong việc tính toán cân đối giữa nguồn vốn và sử dụng vốn. Hơn nữa, từ cơ cấu dư nợ được phân tích ở trên cho thấy NHNo&PTNT TP Cao Lãnh mở rộng phục vụ cho vay cho nhiều đối tượng khách hàng nhằm chủ động được nguồn vốn cho vay và thu hồi vốn nhanh, tránh trường hợp vốn không sinh lời, bị tồn đọng nhiều.

Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Dư nợ

Triệu đồng 296.896 351.878 407.633 Tổng Nguồn vốn Triệu đồng

363.696 419.792 472.604 Dư nợ/ Tổng nguồn vốn % 81,63 83,82 86,25

4.4.2 Dư nợ trên tổng vốn huy động

Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sử dụng vốn huy động của ngân hàng như thế nào, con số này lớn quá hay nhỏ quá đều không tốt. Nếu chỉ tiêu này quá lớn cho thấy khả năng huy động vốn thấp, ngân hàng cho vay cao hơn huy động điều này làm hạn chế khả năng thanh toán của ngân hàng, ngược lại chỉ tiêu này quá thấp chứng tỏ ngân hàng sử dụng vốn không hiệu quả.

Bảng 4.24: Chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng của ngân hàng từ năm 2011 đến năm 2013

Đơn vị tính: Triệu đồng

Chỉ tiêu Đơn vị Năm

2011 Năm 2012 Năm 2013 Dư nợ Triệu đồng 296.896 351.878 407.633 Tổng vốn huy động Triệu đồng 352.650 404.322 458.772 Tổng dư nợ/ Tổng vốn huy động Lần 0,84 0,87 0,89

Nguồn: Phòng tín dụng của NHNo&PTNT TP Cao Lãnh

Nhìn chung, thời gian qua ngân hàng đã khai thác triệt để nguồn vốn huy động của mình. Năm 2011, tỷ số dư nợ trên vốn huy động của ngân hàng là 0,84 lần, nghĩa là trong 1 đồng vốn huy động thì ngân hàng sử dụng 0,84 đồng dư nợ. Sang đến năm 2012, tỷ số này là 0,87 lần, tức là trong 1 đồng vốn huy động thì ngân hàng sử dụng 0,87 đồng dư nợ. Đến năm 2013, tỷ số dư nợ trên tổng vốn huy động là 0,89 lần, nghĩa là trong 1 đồng vốn huy động thì ngân hàng sử dụng 0,89 đồng dư nợ. Qua phân tích trên cho thấy tỷ số này của ngân hàng đạt hiệu quả là không vượt quá 1. Cho thấy ngân hàng đã thực hiện tốt công tác là sử dụng vốn. Thật vậy, dư nợ qua các năm luôn tăng và tỷ lệ dư nợ trên vốn huy động qua các năm có sự ổn định qua đó cho thấy việc huy động vốn tại ngân hàng rất tốt đủ khả năng cung cấp tiền cho hoạt động tín dụng. Điều này là do ngân hàng đã có nhưng chính sách điều chỉnh phù hợp với điều kiện kinh tế trong từng giai đoạn.

4.4.3 Hệ số thu nợ

Nếu như 2 chỉ số ở phần trên là xác định hiệu quả đầu tư của một đồng vốn cũng như cho thấy khả năng sử dụng vốn của ngân hàng thì chỉ số tiếp theo đây sẽ cho biết kết quả thu hồi nợ của ngân hàng cũng như khả năng trả nợ vay của khách hàng trong một thời kỳ nhất định từ một đồng doanh số cho vay.

Bảng 4.25: Chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng của ngân hàng từ năm 2011 đến năm 2013

Nguồn: Phòng tín dụng của NHNo&PTNT TP Cao Lãnh

Hệ số này cho biết trong một kỳ kinh doanh, từ một đồng DSCV ngân hàng sẽ thu hồi được bao nhiêu đồng vốn. Nếu hệ số này càng lớn chứng tỏ khả năng thu hồi nợ càng tốt. ua bảng 4.25 cho thấy tỷ lệ thu hồi nợ của NHNo&PTNT TP Cao Lãnh, luôn lớn hơn 85%. Đây là biểu hiện đáng mừng vì doanh số thu nợ tăng, đạt gần bằng doanh số cho vay cho thấy các cán bộ tín dụng làm tốt công tác thẩm định dự án, thường xuyên kiểm tra việc sử dụng vốn vay của khách hàng do đó mà giảm thiểu được rủi ro, góp phần mang lại lợi nhuận cho ngân hàng qua các năm. Đặc biệt, NHNo&PTNT TP Cao Lãnh chủ yếu cho vay ngắn hạn nhiều nên hệ số này càng cao càng tốt. Năm 2011, hệ số thu nợ là 90,09% nghĩa là cứ 100 đồng cho vay sẽ thu lại được 90,09 đồng. Năm 2012, hệ số thu nợ tăng lên 88,86% nghĩa là cứ 100 đồng cho vay sẽ thu lại được 88,86 đồng. Năm 2013, hệ số thu nợ tăng nhẹ còn 89,43% nghĩa là cứ 100 đồng cho vay sẽ thu lại được 89,43 đồng. ua đó còn cho thấy ngân hàng luôn tích cực tìm những biện pháp đúng đắn bảo đảm việc thu hồi nợ nhanh chóng và đầy đủ đồng thời cũng cho thấy không chỉ thu được nợ trong năm hiện tại mà ngân hàng còn thu được nợ cho vay các năm trước đến hạn. Tuy vậy, để giảm tối đa các rủi ro, ngân hàng cần có sự nỗ lực hơn nữa, cần kết hợp chặt chẽ giữa gia tăng DSCV và tăng cường công tác thu nợ nhằm giúp cho đồng vốn của ngân hàng được luân chuyển liên tục và đảm bảo an toàn.

Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

DSTN Triệu đồng 469.167 493.433 527.298

DSCV Triệu đồng 422.656 438.451 471.543

4.4.4 Vòng quay tín dụng

Bảng 4.26: Chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng của ngân hàng từ năm 2011 đến năm 2013

Nguồn: Phòng tín dụng của NHNo&PTNT TP Cao Lãnh

Từ bảng số liệu trên thì trong năm 2011 vòng quay vốn tín dụng đạt 1,74 vòng, năm 2012 vòng quay vốn của ngân hàng là 1,52 vòng, năm 2013 là 1,39 vòng. Nhìn chung, vòng quay vốn tín dụng của ngân hàng qua các năm đều lớn hơn 1 cho thấy ngân hàng vẫn đảm bảo được khả năng thanh khoản, tốc độ quay vòng vốn nhanh đảm bảo khả năng sinh lời. Nhưng tốc độ của vòng quay đang có chiều hướng giảm dần qua các năm, do ngân hàng thực hiện chính sách mở rộng tín dụng trung hạn.

4.4.5 Hệ số rủi ro tín dụng

Bảng 4.27: Chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng của ngân hàng từ năm 2011 đến năm 2013

Nguồn: Phòng tín dụng của NHNo&PTNT TP Cao Lãnh

Chỉ tiêu này phản ánh chất lượng hoạt động tín dụng của ngân hàng một cách rõ rệt. Những ngân hàng có hệ số này thấp cũng có nghĩa là chất lượng tín dụng của ngân hàng càng cao. Nợ xấu là một vấn đề rất nhạy cảm, nó phản ánh phần nào hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Nhìn chung tỷ lệ

Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

DSTN Triệu đồng 469.167 493.433 527.298

Dư nợ đầu kì Triệu đồng 242.650 296.896 351.878

Dư nợ cuối kì Triệu đồng 296.896 351.878 407.633

Dư nợ bình quân Triệu đồng 269.773 324.387 379.756

Vòng quay vốn tín

dụng Vòng 1,74 1,52 1,39

Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Nợ xấu Triệu đồng 3.219 6.535 4.730

Dư nợ Triệu đồng 296.896 351.878 407.633

nợ xấu vẫn tồn tại qua từng năm nhưng được ngân hàng khống chế ở như định hướng chung đã đề ra trong toàn hệ thống quy định là 3%, nhưng đối với chi nhánh chỉ số này khống chế dưới 2%. Thật vậy hệ số rủi ro tín dụng của NHNo&PTNT TP Cao Lãnh có sự thay đổi trong giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2013. Cụ thể là năm 2011 là 1,08%, năm 2012 là 1,86% nguyên nhân là do tình hình nợ xấu của năm tăng cao. Đến năm 2013 còn 1,16%. Để có được kết quả này là do phối hợp tốt trong công tác thẩm định và thu hồi nợ của nhân viên ngân hàng. Đây là một tín hiệu đáng mừng đối với ngân hàng.

Mặc dù nợ xấu của ngân hàng chủ yếu do những điều kiện khách quan của nền kinh tế nhưng vẫn không thể phủ nhận sự hạn chế về năng lực quản trị và đo lường rủi ro tín dụng của ngân hàng. Do đó, vai trò quan trọng của khâu thẩm định dự án, sàng lọc khách hàng đáp ứng đầy đủ những điều kiện vay vốn, giám sát quá trình sử dụng vốn cần được quan tâm nhiều hơn.

4.5 PHÂN TÍCH CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG

TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG No&PTNT THÀNH PHỐ CAO LÃNH

Hoạt động tín dụng của NHNo&PTNT TP Cao Lãnh trong giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2013 có hiệu quả hay không chúng ta sẽ tiến hành phân tích hiệu quả hoạt động của chi nhánh thông qua một số chỉ tiêu sau đây.

4.5.1 Thu nhập từ hoạt động tín dụng trên tổng thu nhập

Bảng 4.28: Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng từ năm 2011 đến năm 2013

Nguồn: Theo tính toán của tác giả

Đây là chỉ tiêu phản ánh mức đóng góp của hoạt động tín dụng trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Tỷ số này càng lớn chứng tỏ ngân hàng hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực tín dụng. Năm 2011 thu nhập từ hoạt động tín dụng chiếm 83,88% trong tổng thu nhập của ngân hàng. Đến năm 2012 chiếm 85,44% tổng thu nhập của ngân hàng. Và đến năm 2013, thu nhập

Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Thu nhập từ HĐTD Triệu đồng 25.951 28.961 34.165

Tổng thu nhập Triệu đồng 30.938 33.895 39.907

Thu nhập từ lãi / Tổng

85,61% trong tổng thu nhập của ngân hàng. Nhìn chung thì chỉ tiêu này của ngân hàng tăng qua ba năm. Một phần là do ngân hàng đã đẩy mạnh hơn các dịch vụ ngân hàng, ngoài ra còn do nền kinh tế có phần cải thiện, sản xuất lưu thông hàng hóa thuận lợi nên khách hàng trả nợ đúng hạn, tình trạng nợ xấu của ngân hàng giảm dần.

4.5.2 Thu nhập từ hoạt động tín dụng trên chi phí sử dụng vốn cho hoạt động tín dụng hoạt động tín dụng

Bảng 4.29: Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng từ năm 2011 đến năm 2013

Nguồn: Theo tính toán của tác giả

Đây là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt động tín dụng. Chỉ tiêu này cho biết một đồng chi phí sử dụng vốn cho HĐTD thu về được bao nhiêu đồng thu nhập. Chỉ số này phải lớn hơn 1 và càng lớn càng tốt. Năm 2011, một đồng chi phí lãi thu về được 1,70 đồng thu nhập. Đến năm 2012 thì cứ một đồng chi phí thu về được 1,74 đồng thu nhập. Sang đến năm 2013, một đồng chi phí thu về 1,81 đồng thu nhập. ua đó ta thấy được chỉ tiêu này tăng dần qua 3 năm và đạt lớn hơn 1 cho thấy hiệu quả của việc sử dụng vốn huy động.

Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Thu nhập từ HĐTD Triệu đồng 25.951 28.961 34.165 Chi phí sử dụng vốn cho HĐTD Triệu đồng 15.307 16.675 18.830 Thu nhập từ HĐTD / Chi phí sử dụng vốn cho HĐTD Lần 1,70 1,74 1,81

4.5.3 Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng ngân hàng

Bảng 4.30: Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng từ năm 2011 đến năm 2013

Chỉ tiêu Đơn vị Năm

2011 Năm 2012 Năm 2013 Thu nhập từ HĐTD Triệu đồng 25.951 28.961 34.165 Chi phí sử dụng vốn cho HĐTD Triệu đồng 15.307 16.675 18.830

Dư nợ đầu kì Triệu đồng 242.650 296.896 351.878

Dư nợ cuối kì Triệu đồng 296.896 351.878 407.633

Dư nợ bình quân Triệu đồng 269.773 324.387 379.756

Thu nhập từ HĐTD trên dư

nợ bình quân Lần 0,096 0,089 0,090

Chi phí sử dụng vốn cho HĐTD trên dư nợ bình quân

Lần 0,057 0,051 0,050

Chênh lệch lãi Lần 0,039 0,038 0,040

Nguồn: Theo tính toán của tác giả

 Chỉ tiêu thu nhập từ HĐTD trên dư nợ bình quân

Đây là chỉ tiêu cho thấy khả năng tạo ra thu nhập từ một đồng dư nợ. Năm 2011 cứ một đồng dư nợ thì sẽ tạo ra 0,096 đồng thu nhập lãi. Năm 2012 thì cứ một đồng dư nợ thì sẽ tạo ra 0,089 đồng thu nhập lãi. Sang đến năm 2013 cứ một đồng dư nợ tạo ra 0,090 đồng thu nhập. Nhìn từ bảng số liệu ta thấy được trong năm 2012 chỉ số này có phần giảm nguyên nhân là do bối cảnh nền kinh tế gặp khó khăn đã tác động đến hoạt động tín dụng của ngân hàng làm cho tốc độ tăng trưởng thu nhập từ HĐTD của ngân hàng chậm hơn.

 Chỉ tiêu chi phí sử dụng vốn cho HĐTD trên dư nợ bình quân

Từ bảng số liệu trên ta thấy chỉ tiêu này của ngân hàng giảm qua 3 năm, chỉ tiêu này cho biết cứ một đồng dư nợ sẽ có bao nhiêu đồng chi phí từ lãi, chỉ số này càng nhỏ càng tốt. Cụ thể trong năm 2011 là 0,057 lần có ý nghĩa là cứ một đồng vốn huy động sử dụng cho hoạt động tín dụng thì có 0,057 đồng chi phí lãi, năm 2012 giảm còn 0,051 lần có ý nghĩa là cứ một đồng vốn huy

động sử dụng cho hoạt động tín dụng thì có 0,051 đồng chi phí lãi. Bước sang năm 2013 tiếp tục giảm còn 0,050 lần điều này có nghĩa là cứ 1 đồng vốn huy động sử dụng cho hoạt động tín dụng thì sẽ có 0,050 đồng chi phí lãi. Điều này cho thấy đang hoạt động có hiệu quả. Ngân hàng đã quản lý tốt các khoản chi phí của mình.

Khi xem xét bảng số liệu trên ta thấy được mức chênh lệch tỷ suất lợi nhuận của ngân hàng qua 3 năm là có khoảng cách ngày càng xa nhau. Điều đó thấy được là hoạt động tín dụng của ngân hàng ngày càng có hiệu quả.

Tóm lại, qua việc phân tích và đánh giá các chỉ tiêu trên ta thấy hoạt động tín dụng mang lại thu nhập chủ yếu cho chi nhánh. uy mô tín dụng được phát triển mở rộng quy mô tín dụng nhưng chất lượng tín dụng đạt được chưa cao là do ngân hàng vẫn còn phụ thuộc vào vốn điều chuyển. Trong thời gian tới chi nhánh cần giữ vững quy mô hoạt động tín dụng, đồng thời đẩy mạnh công tác huy động vốn, phát triển các dịch vụ ngân hàng nhằm khẳng định hơn nữa vai trò và vị thế của chi nhánh trên địa bàn.

CHƯƠNG 5

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

THÀNH PHỐ CAO LÃNH

Ở chương trước chúng ta đã phân tích, tìm hiểu và đánh giá tình hình hoạt động tín dụng của ngân hàng trong giai đoạn từ năm 2011 đến 6 tháng đầu năm 2014. ua đó ta có thể rút ra được ưu điểm, nhược điểm trong thời gian qua. Từ đó sẽ đề ra những giải pháp nhằm giải quyết những vấn đề đó đáp ứng nhu cầu của khách hàng cũng như tạo ra thu nhập cho ngân hàng. Và sẽ được trình bày thông qua bảng sau đây.

Nhận xét Giải pháp

Ưu điểm Giải pháp duy trì

- Tình hình huy động vốn đạt kết quả đáng khích lệ, mặc dù mặt bằng lãi suất trong thời gian có phần giảm.

- Củng cố duy trì các mối quan hệ với khách hàng truyền thống. Bên cạnh đó giao dịch viên khi thực hiện

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh thành phố cao lãnh đồng tháp (Trang 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)