Công tác quản lý môi trường tại làng nghề đúc nhôm Mẫn Xá

Một phần của tài liệu đánh giá hiện trạng môi trường đất, nước và đề xuất một số giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường tại làng nghề đúc nhôm mẫn xá, xã văn môn, huyện yên phong, tỉnh bắc ninh (Trang 88 - 93)

4.5.1.1.Công tác thu gom, xử lý chất thải làng nghề

Công tác thu gom rác thải trong làng nghề do Hội phụ nữ của thôn phụ trách, mỗi tuần thu gom 2 lần. Tất cả các xe thu gom rác của thôn sẽ được vận chuyển đến bãi tập kết rác ở cuối thôn.

Tỷ lệ thu hồi các loại rác thải có khả năng tái chế và tái sử dụng như

nilon, giấy vụn, kim loại, nhựa, thuỷ tinh còn hạn chế, chủ yếu là thu hồi tái sử dụng kim loại do hoạt động sản xuất làng nghề. Việc xử lý chất thải cho

đến nay chủ yếu vẫn là đổ ở bãi rác lộ thiên, không có sự kiểm soát môi trường. Việc xây dựng bãi chôn lấp hợp vệ sinh vẫn chưa được thực hiện.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 78 Mặc dù đã có tổ thu gom nhưng hầu hết rác thải sinh hoạt của hộ chỉ được thu gom 1 phần, chủ yếu là rác vô cơ như các loại túi nilon, vỏ hộp, giấy, thủy tinh còn lại 1 số loại rác hữu cơ (như cọng rau, thức ăn thừa, vỏ

hoa quả, 1 số loại xác động vât chết…) thì được được đổ trực tiếp ra môi trường như ra ao, vườn xung quanh gia đình.

Hầu hết rác thải sản xuất đều được thu gom chung với rác thải sinh hoạt, sau đó được vận chuyển vào bãi tập kết rác. Do lượng xỉ than, xỉ

nhôm thải ra một ngày quá lớn so với khả năng thu gom của địa phương nên các hộ sản xuất thường đổ rác bừa bãi ở ngoài ruộng, trong vườn nhà, ngõ xóm, những bãi đất trống, v.v. làm mất mỹ quan khu vực, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và ảnh hưởng đến sức khỏe người dân. Đã xuất hiện nhiều khu vực tập trung rác tự phát, những điểm tập trung này rác đã được chất thành ụ cao. Tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng nghiêm trọng hơn do rác bị phát tán bởi gió, chuột, ruồi muỗi, khi trời mưa, nồm mùi hôi thối càng nồng nặc và lan rộng ra các khu vực xung quanh.

Nước thải có chứa nhiều kim loại nặng, axit trong khẩu tẩy rửa không được xử lý mà thải bỏ cùng nước thải sinh hoạt ra ngoài ao, mương. Hiện tại, gần như toàn bộ các hộ sản xuất trong làng nghề chưa lắp đặt hệ

thống xử lý khí thải (công ty Vạn Lợi, Hừng Sáng đã trang bị hệ thống xử

lý khí thải). Do đó không khí trong làng rất ô nhiễm, việc này ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống nhân dân trong làng.

4.5.1.2.Đánh giá hiện trạng công tác quản lý môi trường tại làng nghềđúc nhôm Mẫn Xá

Nhng kết quđạt được trong công tác qun lý môi trường

Trong những năm qua, nhận thức về vấn đề môi trường của xã trong các ban ngành, các bộ phận dân cư đã được nâng lên một bước. Nhận thức

được tầm quan trọng của vấn đề này, Đảng Ủy và HĐND, UBND đã ban hành các Nghị quyết chuyên đề nhằm giải quyết các vấn đề về môi trường:

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 79 + Nghị quyết số 20/2005/NQ- HĐND về việc ban hành quy chế bảo vệ môi trường và quản lý hệ thống giao thông, cống rãnh trong xã.

+ Nghị quyết số 35/2006/NQ – HĐND về việc thông qua phương án thu quỹ VSMT và phí BVMT, quản lý giao thông.

+ Nghị quyết số 05/2007/NQ – HĐND về việc thông qua quy chế

bảo vệ môi trường sửa đổi.

+ Nghị quyết số 21/2012/NQ – HĐND về việc phê chuẩn phương án thực hiện công tác VSMT năm 2012.

Xây dựng và ban hành quy chế VSMT tháng 3/2007: với mức thu phí 3000 đồng/khẩu/tháng.

Năm 2012, đã sửa đổi quy chế VSMTvới mức thu 5000 đồng/01 khẩu /tháng.

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền nhằm nâng cao ý thức của các cán bộ và nhân dân. Xã đã mở nhiều lớp tập huấn về bảo vệ môi trường đồng thời thường xuyên phát thanh nhằm giúp nhân dân nhận thức và thực hiện. Hàng năm, UBND đã phối hợp cùng với các ngành chức năng, kiểm tra các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất ngành nghề thực hiện các quy chế về BVMT.

Nhng bt cp trong công tác qun lý môi trường

- Thiếu cán bộ chuyên trách về môi trường

Để quản lý tốt các vấn đề môi trường đòi hỏi phải có đội ngũ cán bộ

chuyên trách, có kiến thức hiểu biết về đặc điểm của môi trường khu vực, nắm được các quy luật của tự nhiên và kinh tế xã hội, từđó có thể thấy các mối liên hệ tác động lẫn nhau giữa chúng thì mới có thể giải quyết tốt các vấn đề xung đột môi trường trong quá trình phát triển.

Tuy nhiên, hiện nay đội ngũ cán bộ môi trường của Văn Môn nhìn chung còn rất mỏng. Trách nhiệm quản lý trực tiếp về vấn đề môi trường

được giao cho bên xã đội với vai trò kiêm nhiệm. Cả xã Văn Môn có một cán bộ môi trường do đồng chí làm việc ở phòng Giao thông thủy lợi đảm

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 80 nhiệm. Chính vì kiêm nhiệm nhiều chức năng nên việc quản lý các cơ sở

sản xuất chưa sát sao, tinh thần trách nhiệm trong công việc không cao, hơn nữa lại thiếu các kỹ năng chuyên môn, gây nhiều khó khăn cho việc bảo vệ

và giảm thiểu ô nhiễm môi trường cho làng nghề.

- Công tác thanh tra, kiểm tra còn lỏng lẻo

Việc giám sát, kiểm tra các vấn đề môi trường làng nghề gần như là không có. Chỉ khi nào có cán bộ môi trường cấp trên xuống địa bàn thì mới thấy chính quyền địa phương tiến hành kiểm tra trên một vài cơ sở sản suất. Sự lơ là trong việc kiểm tra hoạt động tái chế tại làng nghề không thể chủ động phát hiện và đưa ra những giải pháp xử lý kịp thời. Đây cũng là nguyên nhân làm ô nhiễm môi trường làng nghề và ảnh hưởng tới sức khỏe người dân.

- Khó khăn trong quy hoạch làng nghề

Thực tế các chính sách môi trường được đặt ra và thực hiện trong những năm qua ở Văn Môn còn mang tính chất tạm thời. Đối với quy mô sản xuất và khối lượng chất thải ngày càng tăng như hiện nay thì những chính sách như trên khó có thể giải quyết được tình trạng ô nhiễm. Mặt khác cũng phải kể đến là việc thực hiện các chính sách và dự án cho cải thiện, giảm thiểu ô nhiễm môi trường tại làng nghề trong những năm qua chưa thực sự hiệu quả. Tỉnh Bắc Ninh đã phê duyệt quy hoạch cụm công nghiệp làng nghề 25 ha theo quy hoạch xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 – 2020 của xã và khuyến khích các cơ sở sản xuất chuyển ra sản xuất tập trung nhưng đến nay chưa có hộ nào đăng ký. Lý do theo họ là địa điểm quy hoạch cách xa làng, không tiện cho việc sản xuất, chuyên chở. Hơn nữa, khi vào cụm công nghiệp thì phải mất một khoản đầu tư khá lớn. Điều này có thể

cho thấy công tác tuyên truyền, vận động người dân chưa được chú trọng, các cơ quan chức năng chưa có các biện pháp cưỡng chế người dân.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 81

Đối với làng nghề Mẫn Xá hiện nay, người sản xuất vẫn xả thải bừa bãi, môi trường đã và đang ngày càng bị ô nhiễm nghiêm trọng. Các cơ sở

hầu hết không có các thủ tục về môi trường (Báo cáo ĐTM, Cam kết BVMT, Đề án BVMT chi tiết, đơn giản); không có các công trình xử lý các loại chất thải trước khi thải ra ngoài môi trường. Việc xử lý các hành vi gây ô nhiễm môi trường tại các cơ sở sản xuất trong làng nghề chưa đạt được hiệu quả mong muốn vì phần lớn vẫn dừng lại ở mức độ nhắc nhở. Một số

trường hợp nghiêm trọng hơn cũng xử phạt hành chính nhưng với mức phạt chỉ từ vài chục nghìn tới vài trăm nghìn đồng, mức phạt này quá thấp nên không đủ sức răn đe.

Bên cạnh đó, các văn bản pháp lý hiện nay chưa có biện pháp cưỡng chế phù hợp đối với các cơ sở vi phạm môi trường nên nhiều trường hợp bị

xử phạt vi phạm hành chính nhưng cơ sở không chịu nộp phạt và chính quyền địa phương cũng không có cách nào để buộc họ phải nộp phạt.

- Phổ biến thông tin, nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường làng nghề chưa được hiệu quả

Mặc dù đã có một số biện pháp nâng cao nhận thức cho công đồng thông qua các cuộc hội thảo, các khóa tập huấn và qua các phương tiện truyền thông của thôn xã nhưng công tác này chưa thực sự hiệu quả.Kết quả phỏng vấn cho thấy, các hộ sản xuất khi được hỏi về các văn bản pháp lý, các thủ tục hành chính về môi trường thì có tới 95% hộ trả lời không biết, chỉ 5% hộ sản xuất trả lời có biết tới và phần lớn đây là những hộ sản xuất quy mô lớn (công ty, doanh nghiệp tư nhân).

Kết quả điều tra, phỏng vấn của học viên đối với các hộ không sản xuất trong làng nghề về hiệu quả công tác quản lý môi trường của địa phương cho thấy: Phần lớn các ý kiến (72%) cho rằng công tác quản lý môi trường không hiệu quả vì thực tế số lượng rác thải ngày càng nhiều, đổ bừa

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 82 bãi, các hộ sản xuất vẫn xả nước thải, khí thải ra ngoài môi trường mà không được xử lý. Số còn lại (28%) thì họ không quan tâm đến công tác quản lý môi trường vì họ cho rằng không liên quan đến họ.

Một phần của tài liệu đánh giá hiện trạng môi trường đất, nước và đề xuất một số giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường tại làng nghề đúc nhôm mẫn xá, xã văn môn, huyện yên phong, tỉnh bắc ninh (Trang 88 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)