4.3.1.1.Nước thải
Nước thải phát sinh trong quá trình sản xuất chủ yếu từ công đoạn làm nguội khuôn, tẩy rửa sản phẩm và đãi bã xỉ. Nước thải chứa nhiều cặn kim loại, dầu mỡ và hóa chất (axit, Cr3+, Ni, Pb, Zn,…). Lượng nước sử
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 54 dụng trong các hộ có quy mô lớn (trên 1 tấn sản phẩm/ngày) khoảng 7 – 10m3, các hộ có quy mô nhỏ (0,1 – 0,5 tấn sản phẩm/ngày) khoảng 2 – 3m3. Các hộ sản xuất đều không có hệ thống xử lý nước thải. Do đặc trưng làng nghề nằm xen kẽ trong khu dân cư nên lượng nước thải của hoạt
động sản xuất thường thải lẫn với nước thải sinh hoạt theo các rãnh dẫn chảy ra cống thải chung của làng sau đó thoát ra mương tiêu nước.
Kết quả phân tích cho thấy nước thải tại làng nghề Mẫn Xá chứa nhiều chất độc hại đặc biệt là kim loại nặng. Không những thế, hàm lượng các chất độc hại này lại vượt quy chuẩn cho phép, là tác nhân gây ô nhiễm môi trường nước mặt cũng như nước ngầm tại đây.
Bảng 4.7: Kết quả phân tích chất lượng nước thải làng nghềđúc nhôm Mẫn Xá
(Nguồn: Kết quả phân tích)
Chú thích: NT1: Nước thải cơ sở cô đúc nhôm Nguyễn Văn Thắng NT2: Nước thải cơ sở cô đúc nhôm Hà Đình Ngọc NT3: Nước thải tại cống thải chung
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 55 NT4: Nước thải tại đầu mương tiếp nhận
NT5: Nước thải cuối mương thải sau điểm tiếp nhận 200m Về pH, nước thải của làng nghề có tính kiềm do trong nước thải có chứa nhiều cặn nhôm, nước thải ở vị trí NT1 và NT2 được lấy tại cống thải của cơ sở sản xuất nên pH vượt quy chuẩn cho phép từ 1,04 – 1,09 lần.
Thông số BOD5:
Hình 4.1: Hàm lượng BOD trong nước thải của làng nghề Mẫn Xá
- Tháng 10/2013: có 4 vị trí vượt quy chuẩn cho phép (NT1, NT2, NT3, NT4), trong đó vị trí NT1 và NT2 cao hơn quy chuẩn cho phép 5,06 – 6,38 lần, vị trí NT4 và NT3 cao hơn 1,16 – 1,44 lần.
- Tháng 02/2014: có 4 vị trí vượt quy chuẩn cho phép (NT1, NT2, NT3, NT4), vị trí NT1 và NT2 cao hơn quy chuẩn cho phép 4.28 – 6,80 lần, vị trí NT3 và NT4 cao hơn 1,18 – 1,28 lần.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 56
Hình 4.2: Hàm lượng COD trong nước thải của làng nghề Mẫn Xá
- Tháng 10/2013: có 4 vị trí vượt quy chuẩn cho phép, trong đó vị
trí NT1 và NT2 cao hơn quy chuẩn cho phép 5,45 – 7,31 lần, vị trí NT4 và NT3 cao hơn 1,11 – 1,47 lần.
- Tháng 2/2014: có 3 vị trí vượt quy chuẩn cho phép, vị trí NT1, NT2 và NT3 cao hơn quy chuẩn cho phép từ 1,12 – 6,25 lần. Hàm lượng COD ở vị trí NT3, NT4, NT5 thấp hơn so với tháng hàm lượng COD trong nước thải tháng 10/2013.
Chất rắn lơ lửng:
Hình 4.3: Hàm lượng chất rắn lơ lửng trong nước thải của làng nghề
Mẫn Xá
+ Tháng 10/2013: cả 5 vị trí đều vượt quy chuẩn cho phép từ 1,19 – 5,23 lần.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 57 + Tháng 02/2014: có 4 vị trí cao hơn quy chuẩn cho phép (trừ NT5) từ
1,35 – 4,35 lần. Hàm lượng chất rắn lơ lửng ở vị trí NT3, NT4, NT5 thấp hơn so với tháng hàm lượng chất rắn lơ lửng trong nước thải tháng 10/2013.
- Tổng N:
+ Tháng 10/2013: Hàm lượng tổng N trong nước thải làng nghề Mẫn Xá trong khoảng 10,21 mg/l – 41,56 mg/l; NT1 vượt quy chuẩn cho phép 1,04 lần.
+ Tháng 02/2014: Hàm lượng N tổng trong khoảng 5,41 – 25,94 mg/l, cả 5 vị trí lấy mẫu đều đạt quy chuẩn cho phép.
- Tổng P:
+ Tháng 10/2013: Hàm lượng P tổng trong nước thải trong khoảng 2,07 – 10,72 mg/l; có 2 vị trí (NT1, NT2) vượt quy chuẩn cho phép từ 1,79 – 2,92 lần.
+ Tháng 02/2014: Hàm lượng P tổng dao động trong khoảng 1,02–
13,77 mg/l; vị trí NT1 và NT2 cao hơn quy chuẩn cho phép từ 1,13 – 2,29 lần.
- Thông số Fe:
Hình 4.4: Hàm lượng Fe trong nước thải của làng nghề Mẫn Xá
+ Tháng 10/2013: Hàm lượng Fe trong khoảng 1,158 - 22,617 mg/l có 2 vị trí (NT1, NT2) cao hơn quy chuẩn cho phép từ 4,52 – 6,42 lần.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 58 + Tháng 02/2014: Hàm lượng Fe trong nước thải có giá trị từ 0,741 – 25,210 mg/l; NT1 và NT2 cao hơn 4,88 – 5,04 lần so với quy chuẩn cho phép. Hàm lượng Fe ở vị trí NT3, NT4, NT5 thấp hơn so với tháng hàm lượng Fe trong nước thải tháng 10/2013.
- Thông số Cu:
Hình 4.5: Hàm lượng Cu trong nước thải của làng nghề Mẫn Xá
+ Tháng 10/2013: Hàm lượng Cu có giá trị từ 0,232 - 5,734 mg/l có 2 vị trí (NT1, NT2) cao hơn quy chuẩn cho phép từ 1,13 – 2,87 lần.
+ Tháng 02/2014: Hàm lượng Cu trong nước thải khoảng 0,098 mg/l – 6,831mg/l, trong đó vị trí NT1, NT2 cao hơn 1,64 – 3,41 lần. Hàm lượng Cu ở vị trí NT3, NT4, NT5 thấp hơn so với tháng hàm lượng Cu trong nước thải tháng 10/2013.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 59
Hình 4.6: Hàm lượng Zn trong nước thải của làng nghề Mẫn Xá
+ Tháng 10/2013: Hàm lượng Zn trong khoảng 1,065 - 21,573 mg/lcó 3 vị trí (NT1, NT2, NT3) cao hơn quy chuẩn cho phép từ 1,06 – 7,19 lần.
+ Tháng 02/2014: Hàm lượng Zn trong nước thải khoảng 0,316 mg/l – 14,150 mg/l, trong đó vị trí NT1, NT2 cao hơn 3,18 – 4,72 lần. Hàm lượng Zn ở vị trí NT3, NT4, NT5 thấp hơn so với tháng hàm lượng Zn trong nước thải tháng 10/2013.
- Thông số Cr (III):
Hình 4.7: Hàm lượng Cr, Ni, Pb trong nước thải làng nghề Mẫn Xá
+ Tháng 10/2013: Hàm lượng Cr (III) trong khoảng từ 0,124 mg/l – 2,656 mg/l; có 2 vị trí (NT1, NT2) vượt quy chuẩn cho phép từ 1,85 – 2,65 lần.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 60 + Tháng 02/2014: Hàm lượng Cr (III) trong khoảng từ 0,075 mg/l – 3,269 mg/l, NT1 và NT2 có hàm lượng Cr cao hơn 2,02 – 3,27 lần so với QCCP. Hàm lượng Cr ở vị trí NT3, NT4, NT5 thấp hơn so với tháng hàm lượng Cr trong nước thải tháng 10/2013.
- Thông số Ni:
+ Tháng 10/2013: Hàm lượng Ni trong khoảng từ 0,071 mg/l – 1,902 mg/l có 2 vị trí (NT1, NT2) vượt quy chuẩn cho phép từ 2,55 – 3,84 lần.
+ Tháng 02/2014: Hàm lượng Ni trong khoảng 0,021 mg/l – 2,245 mg/l, NT1 và NT2 vượt QCCP từ 2,95 – 4,49 lần. Hàm lượng Ni ở vị trí NT3, NT4, NT5 thấp hơn so với tháng hàm lượng Ni trong nước thải tháng 10/2013.
- Thông số Pb:
+ Tháng 10/2013: Hàm lượng Pb trong khoảng 0,102 mg/l – 3,643 mg/l, có 2 vị trí (NT1, NT2) vượt quy chuẩn cho phép từ 3,70 – 7,28 lần.
+ Tháng 02/2014: Hàm lượng Pb trong khoảng từ 0,063 mg/l – 2,146 mg/l; NT1 và NT2 cao hơn QCCP từ 2,68 – 4,29 lần. Hàm lượng Pb ở vị trí NT3, NT4, NT5 thấp hơn so với tháng hàm lượng Pb trong nước thải tháng 10/2013.
- Thông số Al: tất cả các mẫu phân tích đều có chứa hàm lượng Al, cao nhất ở 2 vị trí lấy mẫu nước thải tại cống thải của cơ sở sản xuất. Tháng 10/2013, hàm lượng Al trong nước thải từ 4,017 mg/l – 92,610 mg/l. Tháng 2/2014, hàm lượng Al trong khoảng từ 2,106 mg/l – 112,045 mg/l. Nước thải sản xuất được thải chung cùng với nước thải sinh hoạt thoát ra cống thải dọc
đường và xung quanh làng nên nước thải sản xuất bị pha loãng đi nhiều.
- Thông số dầu mỡ khoáng: cả 4 mẫu đều có dấu hiệu nhiễm dầu mỡ ở dưới mức quy chuẩn cho phép.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 61
- Thông số Coliform: 4 mẫu đều có hàm lượng coliform vượt quy chuẩn cho phép từ 1,08 – 3 lần, cao nhất là ở vị trí NT4.
Nhận xét:
- Tất cả các mẫu đều có dấu hiệu nhiễm bẩn, đặc biệt ở hai vị trí lấy mẫu tại cống thải của hai cơ sở sản xuất (NT1, NT2) có tất cả chỉ tiêu vượt quy chuẩn cho phép nhiều lần. Nước thải của cơ sở sản xuất có hàm lượng kim loại nặng cao nhất là Fe, Zn, Pb. Trong quá trình nung chảy nhôm, các cơ sở sản xuất sử dụng than cám, muối ăn, bột Zn và Pb để trợ
chảy. Công đoạn làm nguội khuôn đúc thải ra nước thải có nhiệt độ cao, dầu mỡ và hơi kim loại. Công đoạn tẩy rửa có nước thải chứa nhiều hóa chất (axit chanh, axit cromic CrO3) và xỉ kim loại. Công đoạn đãi bã xỉ thải ra nước thải có hàm lượng cặn cao chứa nhiều xỉ kim loại, xỉ than.
Ở vị trí NT3, NT4 có các chỉ tiêu BOD5, COD, SS, coliform vượt quy chuẩn cho phép, vị trí NT5 có hàm lượng SS và coliform vượt quy chuẩn cho phép, các chỉ tiêu còn lại về hàm lượng kim loại nặng đều dưới quy chuẩn cho phép do nước thải ở các vị trí này được thải cùng với nước thải sinh hoạt của các hộ dân trong làng nên được hàm lượng kim loại nặng
được pha loãng.
- Nhìn chung, các thông số chất lượng nước thải tại các vị trí NT3, NT4, NT5 vào tháng 2/2014 có giá trị thấp hơn so với tháng 10/2014 do tháng 10 là tháng sản xuất nhiều nhất trong năm; tháng 2 là thời điểm sau Tết, sản xuất ít, nhiều hộ gia đình sản xuất nhỏ ngừng sản xuất vào thời gian này. Ở làng nghề Mẫn Xá, do các hộ sản xuất nằm xen kẽ trong khu dân cư nên nước thải sản xuất thải chung với nước thải sinh hoạt và các cống thoát nước mưa. Vào tháng 2/2014, về thời tiết có một đợt mưa phùn kéo dài, tuy lượng mưa không đáng kể nhưng cũng làm pha loãng nước thải nên hàm lượng các chất ô nhiễm giảm đi.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 62 Nguồn nước mặt trong làng chủ yếu là các ao, hồ. Hoạt động sản xuất cũng như sinh hoạt của người dân đã ảnh hưởng nhiều tới chất lượng môi trường nước mặt tại làng Mẫn Xá. Ngoài ra, một lượng lớn xỉ than và xỉ kim loại đổ bừa bãi ra các kênh, mương, ao gây ô nhiễm nghiêm trọng nguồn nước mặt. Nước ao Mẫn Xá có màu đen đặc quánh, xuất hiện bọt khí và có mùi hôi tanh do xỉ kim loại. Nước thải của làng nghềđược thải ra mương tiêu nước sau đó chảy ra kênh Văn Môn thuộc sông Ngũ Huyện Khê. Sông Ngũ Huyện Khê còn là nơi tiếp nhận nước thải của hai làng nghề: làng nghề giấy Phong Khê và làng nghề sắt thép Đa Hội.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 63
Bảng 4.8: Kết quả phân tích chất lượng nước mặt tại làng nghề Mẫn Xá
TT Thông số Đơn vị Kết quả QCVN 08:2008/B TNMT 09/10/13 25/02/2014 NM1 NM2 NM1 NM2 1 pH - 9,28 8,06 8,81 8,14 5,5 - 9 2 DO mg/l 4,6 6,2 5,1 6,0 >4 3 BOD5 (200C) mg/l 38 24 29 18 15 4 COD mg/l 91 62 76 40 30 5 SS mg/l 206 74 168 81 50 6 Amoni mg/l 6,32 2.25 3,43 1.18 0.5 7 Photphat mg/l 0,68 0,23 0,39 0,11 0,3 8 Fe mg/l 1,685 0,413 0,932 0,175 1,5 9 Cu mg/l 0,514 0,160 0,263 0,074 0,5 10 Zn mg/l 0,226 0,064 0,092 0,021 1,5 11 Cr (III) mg/l 0,063 0,012 0,027 0,005 0,54 12 As mg/l 0.009 0.003 0.005 0.002 0.05 13 Ni mg/l 0,020 0,005 0,012 0,003 0,1 14 Pb mg/l 0,149 0,025 0,078 0,014 0,05 15 Al mg/l 7,896 1,326 5,664 0,870 - 16 Dầu mỡ khoáng mg/l 1,6 0,5 1,2 0,2 0,1 17 Coliform MPN/100ml 2300 3800 3100 2500 7500 (Nguồn: Kết quả phân tích) Chú thích: NM1: Ao làng Mẫn Xá, NM2: Kênh Văn Môn Vị trí NM1: Ao làng Mẫn Xá (gần bãi tập kết xỉ) - Về pH, nước mặt tại ao làng Mẫn Xá vào thời điểm tháng 10/2013 vượt quy chuẩn cho phép (pH = 9,28), nước có tính kiềm do người dân đổ xỉ ra ao. Ngoài ra, ao Mẫn Xá gần khu vực bãi tập kết xỉ của làng
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 64 nên khi mưa, một lượng lớn xỉ theo nước mưa chảy tràn vào ao gây ô nhiễm nghiêm trọng.
- Thông số DO: DO từ 4,6 mg/l – 6,2 mg/l. Cả 2 thời điểm đều đạt quy chuẩn cho phép.
- Thông số BOD5, COD, SS
Hình 4.8: Hàm lượng BOD5, COD, SS trong nước ao làng Mẫn Xá
Qua kết quả phân tích ở hình cho thấy: Hàm lượng BOD5, COD, SS vào cả 2 thời điểm đều vượt quy chuẩn cho phép và hàm lượng BOD, COD, SS vào tháng 10/2013 cao hơn so với tháng 02/2014, cụ thể:
+ Tháng 10/2013: Hàm lượng BOD cao hơn quy chuẩn cho phép 2,53 lần, COD cao hơn 3,03 lần, SS cao hơn 4,13 lần so với QCCP.
+ Tháng 02/2014: Hàm lượng BOD, COD, SS cao hơn quy chuẩn cho phép tương ứng là 1,93 lần, 2,53 lần và 1,22 lần.
- Thông số NH4+: Hàm lượng NH4+ tháng 10/2013 cao hơn so với tháng 02/2014. Hàm lượng NH4+ cả 2 thời điểm đều cao hơn QCCP từ 6,86 – 12,64 lần.
- Thông số PO43-: Hàm lượng PO43- tháng 10/2013 cao hơn so với tháng 02/2014. Hàm lượng PO43- cả 2 thời điểm đều cao hơn QCCP từ 1,30 – 2,67 lần.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 65
Hình 4.9: Hàm lượng Fe, Cu, Zn, Pb trong ao làng Mẫn Xá
Qua kết quả phân tích ở hình cho thấy: Hàm lượng Fe, Cu, Zn, Pb vào tháng 10/2013 cao hơn tháng 02/2014. Hàm lượng Zn cả 2 thời điểm
đều đạt quy chuẩn cho phép.
+ Tháng 10/2013: Hàm lượng Fe, Cu, Pb cao hơn quy chuẩn cho phép tương ứng từ 1,02 – 2,98 lần.
+ Tháng 02/2014: Hàm lượng các thông số đều đạt quy chuẩn cho phép, trừ hàm lượng Pb cao hơn QCCP 1,56 lần.
- Thông số Cr (III), As, Coliform cả 2 thời điểm đều đạt quy chuẩn cho phép.
- Thông số Ni: Hàm lượng Ni ở ao làng Mẫn Xá cao hơn quy chuẩn cho phép, tháng 10/2013 hàm lượng Ni vượt quy chuẩn cho phép gấp 2 lần, tháng 2/2014 là 1,2 lần.
- Hàm lượng Al ở 2 thời điểm dao động trong khoảng từ 5,664 mg/l – 7,896 mg/l.
- Thông số dầu mỡ khoáng ở 2 thời điểm cao hơn quy chuẩn cho phép từ 5 – 15 lần.
Vị trí NM2: Kênh Văn Môn (nơi tiếp nhận mương nước thải của thôn Mẫn Xá)
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 66
- Thông số BOD5, COD, SS
Hình 4.10: Hàm lượng BOD5, COD, SS trong nước kênh Văn Môn
Qua kết quả phân tích ở hình cho thấy: Hàm lượng BOD5, COD, SS vào cả 2 thời điểm đều vượt quy chuẩn cho phép, cụ thể:
+ Tháng 10/2013: Hàm lượng BOD cao hơn quy chuẩn cho phép 1,6 lần, COD cao hơn 2,06 lần, SS cao hơn 1,48 lần so với QCCP.
+ Tháng 02/2014: Hàm lượng BOD, COD, SS cao hơn quy chuẩn cho phép tương ứng là 1,2 lần, 1,33 lần và 1,62 lần.
- Thông số NH4+: Hàm lượng NH4+ tháng 10/2013 cao hơn so với