Một số giải pháp nhằm giảm thiể uô nhiễm môi trường tại làng nghề đúc

Một phần của tài liệu đánh giá hiện trạng môi trường đất, nước và đề xuất một số giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường tại làng nghề đúc nhôm mẫn xá, xã văn môn, huyện yên phong, tỉnh bắc ninh (Trang 94 - 129)

làng nghề đúc nhôm Mẫn Xá

4.6.1. Gii pháp qun lý

Giải pháp quy hoạch không gian làng nghề gắn với bảo vệ môi trường

Một trong những giải pháp hiệu quả nhất đối với làng nghề hiện nay là hình thành khu công nghiệp nhằm đưa các cơ sở sản xuất nằm trong khu dân cư ra khu sản xuất tập trung. Tỉnh Bắc Ninh đã đồng ý phê duyệt quy hoạch cụm công nghiệp làng nghề 25ha theo quy hoạch xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020 của xã và khuyến khích các cơ sở sản xuất chuyển ra sản xuất tập trung nhưng đến nay chưa có hộ nào đăng ký. Lý do theo họ là địa điểm quy hoạch cách xa làng, không tiện cho việc sản xuất, chuyên chở. Hơn nữa, vào cụm công nghiệp thì phải mất một khoản đầu tư

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 84 khá lớn mà sản xuất nhôm chỉ theo thời vụ, đầu ra rất bấp bênh, nếu hàng không tiêu thụđược người dân không đủ khả năng thu hồi.

Để tạo sựđồng lòng thực hiện chủ trương vào sản xuất tại cụm công nghiệp, các cơ quan quản lý cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục

để người dân nhận thức được sự cần thiết trong việc bảo tồn, phát triển làng nghề cũng như bảo vệ môi trường. Nhà nước cần có cơ chế hỗ trợ vốn quy hoạch làng nghề, các chính sách thị trường tạo điều kiện cho nguồn tiêu thụ

sản phẩm đầu ra của làng nghềổn định. Đồng thời các cấp chính quyền cũng cần có biện pháp hạn chế, siết chặt các quy chế quy định đối với hộ sản xuất, cưỡng chế người dân ra cụm công nghiệp nhằm hạn chế ảnh hưởng xấu của các cơ sở sản xuất đối với môi trường và người dân xung quanh.

Cần nâng cao vai trò và tích cực phối hợp sự tham gia của cộng đồng trong vấn đề bảo vệ môi trường làng nghề

Cộng đồng làng nghề là những người trực tiếp tham gia sản xuất, cũng là tác nhân cơ bản nhất gây ô nhiễm môi trường, đồng thời lại là những người phải gánh chịu trực tiếp hậu quả của việc ô nhiễm. Do đó, cộng đồng có vai trò quan trọng và quyết định đối với vấn đề nâng cao năng lực sản xuất và bảo vệ môi trường. Có thể nói ở đây đang tồn tại một mâu thuẫn: Đó là giữa nhận thức về hiện trạng môi trường và hành

động nhằm bảo vệ môi trường của cộng đồng. Cách thức để thực hiện giải pháp:

- Cần nâng cao nhận thức của người dân: Qua khảo sát thấy rằng, người dân nhận biết được môi trường đang ô nhiễm, song lại chưa ý thức được đầy đủ

những hậu quả của nó nên chưa có những hành động giảm thiểu ô nhiễm, bảo vệ môi trường. Vì vậy, cần tích cực giáo dục môi trường cho cộng đồng với nội dung chính:

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 85 Môi trường là nơi chúng ta sống và lao động hàng ngày, nếu môi trường bị ô nhiễm sẽ thu hẹp không gian sống của con người; là nguyên nhân lây nhiễm các loại bệnh tật, giảm tuổi thọ của người già, thậm chí có thể gây đột biến gen, dẫn đến nguy cơ tàn tật bẩm sinh cho trẻ sơ sinh nếu môi trường bị nhiễm các chất độc hại…

- Lên kế hoạch và lồng ghép thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường cho cộng đồng làng nghề, với các nội dung chính gồm:

+ Giữ gìn vệ sinh sạch sẽ nơi ở, nơi sản xuất cũng như đường làng, ngõ xóm.

+ Thu gom rác đúng nơi quy định của địa phương, không vứt rác bừa bãi ra các nơi công cộng.

+ Vận động người dân tham gia các chương trình sử dụng nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn (nạo vét, khơi thông kênh mương, cống rãnh; dọn vệ sinh đường phốđịnh kỳ;…)

+ Trong quá trình sản xuất, có kế hoạch tận thu các sản phẩm phụđể

tái sản xuất, vừa tăng thu nhập, vừa giảm nguồn thải.

+ Người sản xuất chú ý tới việc “sản xuất sạch hơn”, vừa nâng cao uy tín, chất lượng sản phẩm, vừa bảo vệ môi trường.

- Việc giáo dục môi trường cho người dân có thể tiến hành đa dạng dưới mọi hình thức:

+ Tuyên truyền qua chương trình phát thanh của thôn, qua các cuộc thi tìm hiểu về sản xuất và môi trường; có thể lồng ghép với các dịp lễ hội (trung thu, tết nguyên đán…); và nên kết hợp giáo dục cho học sinh ngay tại trường học các cấp của xã qua các buổi học ngoại khóa, các cuộc thi viết, thi thuyết trình;

+ Đội ngũ đi đầu trong chương trình giáo dục này chính là đội ngũ

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 86 cả các ban ngành khác. (Hội phụ nữ, cựu chiến binh, hợp tác xã, hội người cao tuổi…).

Muốn có được sự tham gia hiệu quả của cộng đồng thì một trong những điều quan trọng là cần thấu hiểu được những tâm tư, nguyện vọng, những tồn tại trong nhận thức của cộng đồng cũng như những bức xúc của họ để có được kế hoạch hoạt động phù hợp. Muốn vậy, hàng năm nên bộ

phận chuyên trách tiến hành khảo sát, điều tra lấy ý kiến trong nhân dân về

những điều đã làm được và chưa làm được về việc cải thiện, bảo vệ môi trường gắn với sản xuất.

Qua thực tế, mỗi năm cần tiến hành tổng kết lại toàn bộ các chương trình hoạt động và có chính sách khen thưởng, kỷ luật đối với những đơn vị, cá nhân có thành tích hoặc vi phạm quy chế, đồng thời có những bài học kinh nghiệm nghiêm túc cho năm sau. Những người chịu trách nhiệm nếu hoàn thành tốt hoặc không hoàn thành nhiệm vụ tùy theo mức độ cũng nên có hình thức xử lý phù hợp để nâng cao tinh thần trách nhiệm.

4.6.2. Giải pháp kỹ thuật

4.6.2.1. Các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm theo hướng sản xuất sạch hơn

- Tăng cường quản lý nội vi

+ Tính toán và đưa ra định mức sử dụng nguyên liệu, nhiên liệu hợp lý +Tăng cường bảo ôn, cách nhiệt đối với lò nấu kim loại

+ Lắp đặt các dụng cụđo nhiệt độở lò nấu kim loại để theo dõi nhiệt

độ trong lò nhằm duy trì nhiệt độ tối ưu trong lò.

+ Tuần hoàn, tái sử dụng lại nước làm mát: Giúp tiết kiệm nước, giảm lượng nước thải phải xử lý, tiết kiệm điện.

+ Các thao tác trong quá trình đúc nên nhanh, gọn, liên tục

+ Trang bị bảo hộ lao động cho công nhân: khẩu trang, quần áo bảo hộ, kính mắt.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 87 + Bố trí thêm quạt gió cơ khí tạo môi trường làm việc cho công nhân thông thoáng.

+ Các hộ sản xuất nhỏ lẻ, sản xuất ít nên gom lại để nấu một mẻ lớn. + Tổ chức mặt bằng sản xuất, bao gồm: phân khu vực trong nhà xưởng từ nhập hàng, xuất hàng, sản xuất đến khu vực chứa nguyên liệu, sản phẩm; bố trí lại các giá, kệ chứa nguyên liệu, sản phẩm; sắp xếp lại các máy móc, dụng cụ để đảm bảo quá trình sản xuất một chiều, giảm tối đa khoảng cách di chuyển nguyên liệu và bán thành phẩm. công nhân trong các xưởng sản xuất đỡ tốn công sức khi sản xuất; di chuyển nguyên vật liệu nhanh gọn hơn, hạn chế rơi vãi hóa chất và sản phẩm trong quá trình sản xuất; việc xuất, nhập nguyên liệu, sản phẩm cũng trở nên thuận tiện và đơn giản hơn.

- Cần phải tăng cường kiểm tra khâu phân loại các phế liệu thu mua để

loại bỏ các chất độc hại nguy hiểm, các loại phế liệu không đạt yêu cầu.

- Thay thế nhiêu liệu than sang dầu DO, khí thiên nhiên

4.6.2.2. Giải pháp công nghệ xử lý chất thải

Nước thi

Nước thải của làng nghề tái chế nhôm thôn Mẫn Xá, xã Văn Môn bao gồm nước thải sản xuất của các hộ gia đình và nước thải sinh hoạt của người dân. Vì vậy, nước thải của làng có thành phần tính chất hết sức phức tạp bao gồm các kim loại nặng, đầu mỡ và các chất hữu cơ,.. Hiện tại ở Văn Môn người dân đổđầy các xỉ nhôm ra đường, ao hồ, khi mưa xuống nước mưa rửa trôi các kim loại và các tạp chất trong xỉ, gây ô nhiễm nguồn nước mặt cũng như nước ngầm. Theo hướng quy hoạch cụm công nghiệp làng nghề 25ha theo quy hoạch xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020 của xã, toàn bộ nguồn nước thải theo mương tiêu thoát nước nội bộ chảy về điểm cuối là khu quy hoạch cụm làng nghề 25ha. Lựa chọn địa điểm khu xử lý nước thải tập trung nằm trong khu quy hoạch 25ha và giáp với thôn, nơi tiếp nhận toàn bộ nguồn nước thải của thôn.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 88

Sơđồ 4.3: Sơđồ công ngh x lý nước thi làng ngh tái chế

Nước thải được thu gom tập trung tại các hầm bơm, sau đó được dẫn qua thiết bị chắn rác để loại bỏ rác và các tạp chất thô nhằm không làm ảnh hưởng tới thiết bị và các công đoạn sau của quá trình xử lý.

NƯỚC TÁCH BÙN Nước thải vào Tách rác BỂ LẮNG CÁT BỂĐIỀU HÒA XỬ LÝ HÓA LÝ BỂ LẮNG I BỂ LẮNG, LỌC BỂ KHỬ TRÙNG XẢ NƯỚC THẢI RA NGUỒN TIẾP NHẬN BỂ TIÊU HỦY BÙN NÉN BÙN CHÔN LẤP MÁY ÉP BÙN XỬ LÝ SINH HỌC1,2

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 89

- Bểđiều hoà

Nhiệm vụ của bể điều hoà là ổn định lưu lượng và nồng độ các chất ô nhiễm có trong nước thải trước khi đưa đến các công trình xử lý tiếp theo. Trong bểđược bố trí thêm hệ thống phân phối khí để khuấy trộn đều nước thải, đồng thời tránh sa lắng cặn hữu cơ là tác nhân tạo mùi thối (do chất hữu cơ khi phân huỷ kị khí tạo nên các khí NH3, H2S, v.v.). Thiết bị sử

dụng để cấp khí là máy thổi khí. Việc ổn định chất lượng và lưu lượng nước thải góp phần giảm kích thước công trình xử lý sau nó, đơn giản công nghệ xử lý và tăng hiệu quả xử lý nước thải.

- Bể xử lý hóa lý kết hợp lắng

Do các hộ trong làng nghề có nhiều loại hình sản xuất khác nhau, thành phần và lưu lượng không ổn định, đặc biệt là nước thải quá trình xử

lý tái chế nhôm thường kéo theo kim loại nặng, dầu mỡ, pH không ổn định nên nếu xử lý ngay bằng phương pháp sinh học thì sẽ gây ngộ độc cho hệ

thống vi sinh, vậy nên học viên đề xuất hệ thống xử lý hóa lý để ổn định pH, loại bỏ SS, kim loại nặng, một phần dầu mỡ.

Bể xử lý hóa lý được chia làm 2 phần chính: ngăn phản ứng và ngăn lắng. Ngăn phản ứng hóa học có tác dụng trộn hóa chất vào nước thải để

các phản ứng xảy ra, tạo thành các bông bùn và qua đó hấp phụ các chất ô nhiễm khác hòa tan trong nước thải. Tại ngăn này nước thải được cấp các hóa chất để ổn định pH và các hóa chất khác (phèn) để keo tụ (kết tủa) một phần các thành phần ô nhiễm có trong nước thải, như chất rắn lơ lửng, kim loại nặng, v.v. và một phần chất hữu cơ hòa tan,… công đoạn này làm giảm tải lượng ô nhiễm giúp các công đoạn xử lý phía sau vận hành dễ dàng hơn. Hỗn hợp nước - bùn từ ngăn phản ứng sẽđược chảy sang bể lắng 1, tại đây bùn

được tách ra khỏi nước thải nhờ quá trình lắng trọng lực. Phần nước thải sau đó tiếp tục được đưa sang công đoạn xử lý tiếp theo.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 90

- Bể sinh học thiếu khí - hiếu khí (công nghệ AO)

Sau khi nước thải được loại bỏ các sơ bộ các kim loại nặng, dầu mỡ

bằng phương pháp hóa lý, nước thải tiếp tục được đưa sang bể xử lý thiếu khí. Tại bể này được bơm tuần hoàn một phần nước thải trong ngăn Oxi hóa (bể Aeroten) để loại bỏ hàm lượng nito, phốt pho dư và một phần chất hữu cơ sau khi được xử lý triệt để hơn bằng phương pháp xử lý sinh học hiếu khí. Bể Aeroten là công trình xử lý chính của hệ thống xử lý. Nó làm giảm tới hơn 95% chất hữu cơ hòa tan và Nitrat hóa Amoni thành NO3- và quyết định đến chất lượng đầu ra của nước thải.

Quá trình xử lý trong bể Aeroten là quá trình xử lý sinh học hiếu khí với sự tham gia của hệ vi sinh vật hiếu khí kết hợp với oxy nhân tạo. Oxy nhân tạo được cấp vào bể nhờ hệ thống máy thổi khí. Sau khi đã xử lý trong bể Aeroten, nước thải được dẫn qua bể lắng 2 để tách bùn hoạt tính. Bùn hoạt tính thực chất chính là sinh khối tế bào của vi sinh vật sinh ra trong quá trình phân huỷ chất hữu cơở bể Aeroten.

- Bể thứ cấp (Bể lắng 2)

Bể lắng 2 được thiết kế là loại bể lắng đứng, loại bỏ bông bùn bằng cơ chế lắng trọng lực. Trong đáy bể lắng có bố trí góc nghiêng thành bể lớn hơn 45- 600để thu gom bùn hoạt tính về bể chứa bùn. Tại bể chứa bùn, một phần bùn sẽđược tuần hoàn trở lại bể Aeroten để bổ sung lượng sinh khối mất đi trong quá trình xử lý. Phần còn lại được đưa vào bể nén bùn làm giảm độẩm trước khi

đưa qua máy ép bùn hoặc sân phơi bùn (sân phơi cát) (Đặng Kim Chi, 2005).

- Bể lọc

Nước thải sau khi đã được xử lý và qua bể lắng để tách bùn, tiếp tục

được xử lý tại bể lọc để đảm bảo đến đạt tiêu chuẩn, bể lọc được kết hợp lọc sinh học, cơ học cũng như hấp phụ.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 91

- Bể tiêu hủy bùn và nén bùn

Bể tiêu hủy bùn được thiết kế 3 ngăn nhằm giảm thể tích bùn và phân hủy phần chất hữu cơ trong bùn sinh học từ bể lắng 2, phần nước rích ra từ bể này sẽđược thu gom về bểđiều hòa và tiếp tục xử lý. Phần bùn cặn

định kỳ hút lên bể nén bùn và cung cấp hóa chất để giảm độ nhớt trước khi

đưa vào máy ép bùn (hoặc sân phơi).

Ngăn cuối để nén bùn, là bể chứa bùn làm tăng nồng độ bùn, giảm

độ nhớt trước khi được đưa vào làm khô bùn bằng máy ép.

- Bể khử trùng

Nước thải sau khi qua bể sinh học hiếu khí vẫn còn vi khuẩn gây bệnh trong nước thải sinh hoạt nên cần thiết phải khử trùng trước trước khi xả

nước ra nguồn tiếp nhận. Phương pháp khử trùng là dùng Clorine dạng bột hòa tan hoặc Ca(OCl)2 dạng hòa tan (Viện Khoa học và công nghệ Môi trường, 2013). Quá trình khử trùng được thực hiện trong bể khử trùng. Dung dịch hóa chất khử trùng được bơm vào bể khử trùng nhờ bơm định lượng hoá chất.

- Máy ép bùn

Bùn ở các bể lắng có độ ẩm cao, do đó cần phải có bể nén bùn để

làm giảm độ ẩm của bùn trước khi đưa qua xử lý tiếp theo ở máy ép bùn. Việc làm giảm độ ẩm của bùn sẽ làm cho thời gian ép bùn giảm xuống và quá trình ép bùn dễ dàng hơn. Bể nén bùn được sử dụng là bể nén bùn trọng lực, nguyên tắc hoạt động giống như bể lắng đứng. Bùn loãng, bùn dư của bể lắng được đưa vào ống cấp bùn ở tâm bể. Dưới tác dụng của trọng lực bản thân, bùn sẽ lắng xuống và kết chặt lại, đồng thời đổẩm của bùn sẽ giảm xuống. Nước sinh ra trong quá trình nén và ép bùn được thu gom trở lại bể điều hoà để xử lý lại. Bùn sau khi qua bể nén bùn được qua

Một phần của tài liệu đánh giá hiện trạng môi trường đất, nước và đề xuất một số giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường tại làng nghề đúc nhôm mẫn xá, xã văn môn, huyện yên phong, tỉnh bắc ninh (Trang 94 - 129)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)