Phương pháp lấy mẫu hiện trường, phân tích trong phòng thí nghiệm

Một phần của tài liệu đánh giá hiện trạng môi trường đất, nước và đề xuất một số giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường tại làng nghề đúc nhôm mẫn xá, xã văn môn, huyện yên phong, tỉnh bắc ninh (Trang 42 - 47)

Phương pháp lấy mẫu và xử lý mẫu

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 32 * Phương pháp lấy mẫu và xử lý mẫu nước tuân theo các tiêu chuẩn quốc gia như sau:

+ TCVN 5999:1995 (ISO 5667–10:1992) – Chất lượng nước – Lấy mẫu. Hướng dẫn lấy mẫu nước thải.

+ TCVN 5994:1995 (ISO 5667 – 4:1987) – Chất lượng nước – Lấy mẫu. Hướng dẫn lấy mẫu ở hồ ao tự nhiên và nhân tạo.

+ TCVN 6663–11:2011 (ISO 5667 – 11:2009) Chất lượng nước - Lấy mẫu. Phần 11: Hướng dẫn lấy mẫu nước ngầm.

* Mẫu nước được lấy vào 2 thời điểm:

+ Thời điểm 1(tháng sản xuất nhiều nhất trong năm): 09/10/2013 + Thời điểm 2(tháng sản xuất ít nhất trong năm): 25/02/2014

Đối với nước thải, mẫu nước được lấy ngay tại cống thải của các cơ sở

sản xuất, mương thải. Nước mặt được lấy ở giữa dòng có độ sâu cách mặt nước 0 – 30cm. Nước ngầm được lấy ở các giếng khoan bằng cách bật bơm giếng cho nước chảy, xả bỏ nước đầu 5 – 10 phút. Tất cả các mẫu nước được

đựng trong các chai nhựa có thể tích 500 ml đã được rửa sạch, lấy nước đầy chai và đậy kín nắp. Riêng các mẫu nước dùng để phân tích thông số dầu mỡ

khoáng được đựng trong các chai thủy tinh, không dùng chai nhựa (do dầu mỡ hấp thụ lên thành chai nhựa) để tránh sự sai khác cho kết quả phân tích.

* Các vị trí lấy mẫu nước : Tiến hành lấy mẫu cho 3 đối tượng: nước thải, nước mặt và nước ngầm.

+ Nước thi : 5 mẫu nước thải được lấy tại các vị trí khác nhau:

NT1: Nước thải được lấy tại cống thải cơ sở cô đúc nhôm Nguyễn Văn Thắng, xóm Giữa, chuyên cô đúc phôi nhôm và dát mỏng nhôm từ lon bia, lon nước giải khát, các phế thải nhôm dẻo (khung cửa nhôm, mâm, chậu nhôm,…).

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 33

NT2: Nước thải được lấy tại cống thải cơ sở cô đúc nhôm Hà Đình Ngọc, xóm Trại, chuyên tái chế nhôm từ lon bia, lon nước giải khát, đúc xoong nồi, chày cối.

NT3: Nước thải được lấy tại cống thải chung cuối xóm Chùa.

NT4: Nước thải được lấy tại đầu mương tiếp nhận, gần cánh đồng Đồng Cạy của thôn Mẫn Xá.

NT5: Nước thải được lấy tại cuối mương, cách điểm tiếp nhận 200m, thuộc cánh đồng Vùng 1, thôn Tiền Thôn.

+ Nước mt: 2 mẫu nước mặt được lấy ở 2 vị trí như sau:

NM1: Nước mặt được lấy ở ao, gần bãi tập kết xỉ của thôn Mẫn Xá.

NM2: Nước mặt được lấy tại kênh Văn Môn thuộc nhánh sông Ngũ

Huyện Khê, nơi tiếp nhận mương nước thải của thôn Mẫn Xá.

+ Nước ngm: 2 vị trí lấy mẫu nước ngầm như sau:

NN1: Nước ngầm được lấy tại giếng khoan của cơ sở cô đúc nhôm Mẫn Văn Hoàn chuyên đúc xoong nồi từ lon nhôm và dây nhôm.

NN2: Nước ngầm được lấy từ giếng khoan của cơ sở cô đúc nhôm Nguyễn Trọng Thao, chuyên cô đúc phôi nhôm từ nhôm phế thải.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 34

Sơđồ 3.1: V trí ly mu nước thi, nước mt khu vc nghiên cu

- Phương pháp lấy mẫu và xử lý mẫu đất

* Phương pháp lấy mẫu và xử lý mẫu đất tuân theo TCVN 4046:1985 –

Đất trồng trọt – Phương pháp lấy mẫu và TCVN 5297:1995 – Chất lượng đất – Lấy mẫu – Yêu cầu chung.

Mẫu đất được lấy 1 lần vào vào tháng sản xuất nhiều nhất trong năm: 23/10/2013.

Mẫu đất được lấy ở tầng đất mặt (tầng đất mặt có chiều sâu 0 - 20 cm) bằng dụng cụ lấy mẫu (xẻng, dao,…) và cho vào túi nilong có ghi ký hiệu mẫu, độ sâu, địa điểm và ngày lấy mẫu.

Mẫu đất được lấy theo phương pháp lấy mẫu hỗn hợp, lấy ít nhất 5

điểm phân bố đều trên toàn diện tích dựa vào quy tắc lấy theo đường chéo. Mỗi điểm khoảng 0,5 – 1 kg, sau đó trộn đều mẫu đất ở các điểm với nhau và lấy ra 0,5 – 1 kg đất thì ta được mẫu đất cần lấy

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 35

Sơđồ 3.2: Phương pháp ly mu đất theo quy tc đường chéo

* Các vị trí lấy mẫu đất: Tiến hành lấy mẫu đất cho 2 đối tượng: Đất nông nghiệp và đất dân sinh.

+ Đất nông nghip: Lấy 3 mẫu đất nông nghiệp ở các vị trí khác nhau:

ĐNN1: Mẫu đất nghiên cứu được lấy ở tầng canh tác thuộc cánh đồng

Đồng Nhì, cách bãi tập kết xỉ thôn Mẫn Xá 30m.

ĐNN2: Mẫu đất nghiên cứu được lấy ở tầng canh tác thuộc cánh đồng Mả Xây, cách các hộ cô đúc nhôm xóm Giữa 20m.

ĐNN3: Mẫu đất nghiên cứu được lấy ở tầng canh tác thuộc cánh đồng

Đồng Cạy, cách các hộ cô đúc nhôm xóm Chùa 20m.

+ Đất dân sinh: Đất dân sinh được lấy 3 vị trí như sau:

ĐDS1: Mẫu đất được lấy thuộc khu đất Trường Mầm non thôn Mẫn Xá, xung quanh trường là các hộ dân cư có hoạt động sản xuấđúc nhôm ngay tại nhà.

ĐDS2: Mẫu đất được lấy thuộc Sân vận động thôn Mẫn Xá, xung quanh sân vận động là các hộ sản xuất nhôm, có rãnh nước thải đi qua, xỉ của một số hộđổ ra.

ĐDS3: Mẫu đất được lấy thuộc khu đất Đình làng thôn Mẫn Xá, xung quanh Đình làng có các hộ dân cô đúc nhôm.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 36

Sơđồ 3.3: V trí ly mu đất khu vc nghiên cu

Phương pháp phân tích trong phòng thí nghiệm

Phương pháp phân tích trong phòng thí nghiệm được tuân thủ theo các tiêu chuẩn hiện hành.

- Mẫu nước: Tiến hành phân tích các thông số chất lượng nước như

sau: pH, COD, BOD5, TSS, tổng N, tổng P, amoni (NH4+), photphat PO43-, Fe, Cu, Zn, Pb, As, Cr (III), Cr (VI), Ni, độ cứng (tính theo CaCO3), nitrat (NO3-), clorua, dầu mỡ khoáng, coliform.

- Mẫu đất: Tiến hành phân tích hàm lượng kim loại nặng (As, Cd, Pb, Cu, Zn) trong 6 mẫu đất nghiên cứu.

Một phần của tài liệu đánh giá hiện trạng môi trường đất, nước và đề xuất một số giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường tại làng nghề đúc nhôm mẫn xá, xã văn môn, huyện yên phong, tỉnh bắc ninh (Trang 42 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)