Ảnh hưởng của hoạt động sản xuất làng nghề tới cộng đồng dân cư và

Một phần của tài liệu đánh giá hiện trạng môi trường đất, nước và đề xuất một số giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường tại làng nghề đúc nhôm mẫn xá, xã văn môn, huyện yên phong, tỉnh bắc ninh (Trang 84 - 88)

đồng dân cư và người lao động

Các chất thải phát sinh từ hoạt động sản xuất ở các làng nghề đã và

đang gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường, làm suy giảm môi trường và tác động trực tiếp tới sức khoẻ của người dân.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 74

Sơđồ 4.2: nh hưởng ca hot động sn xut làng nghđến sc khe con người

Nguồn: Đặng Kim Chi, Làng nghề Việt Nam và Môi trường, 2005

Việc thu gom rác thải sản xuất ở làng nghề chưa được triệt để, nhiều bãi rác tự phát xuất hiện, là môi trường thuận lợi tạo các ổ dịch bệnh, gây mùi xú ế ảnh hưởng tới sức khoẻ cộng đồng. Bên canh đó, nước từ bãi rác thấm vào đất canh tác làm ảnh hưởng tới chất lượng đất và cây trồng.

Do đặc thù làng nghề, toàn bộ số cơ sở sản xuất nằm xen kẽ trong khu dân cư, các xưởng sản xuất nằm tại các hộ gia đình nên không gian sản xuất rất chật trội. Thông thường khu vực sản xuất của các hộ gia đình có diện tích khoảng 9 m2/lò. Diện tích này gồm 01 lò nấu có đường kính 1,2 m, nồi nấu có đường kính 0,6 m hoặc 0,4 m. Không gian xung quanh lò dùng để đặt khuôn, đổ bã xỉ, chứa sản phẩm tạm thời. Việc sản xuất ở làng nghề thường hạn chế, thiếu ánh sáng và không thông thoáng, làm các khí, hơi độc không phát tán được, gây ảnh hưởng tới sức khoẻ của người lao

Qua chuỗi

thực phẩm

Người, động vật

Bụi, CO, CO2, NH3,…

Môi trường không khí

KLN, chất độc Nước mặt Hoạt động - Lò cô nhôm - Sinh hoạt - Sản xuất nông nghiệp - Thương nghiệp

Nước ngầm Môi trường

đất Qua đường hô hấp Ăn uống, tiếp xúc qua da

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 75

động trực tiếp cũng như các hộ dân xung quanh, làm tăng tỷ lệ mắc bệnh về đường hô hấp, da, mắt… của người dân.

Hiện nay làng nghề Mẫn Xá chưa có nguồn nước máy để dùng, người dân khoan giếng lấy nước ngầm để sinh hoạt. Nhưng do bã thải sau cô đúc nhôm bị đổ thải bừa bãi ra ao hồ trong làng, lâu ngày nước mưa thấm xuống khiến mạch nước ngầm bị ô nhiễm nặng, nên việc sử dụng 100% nguồn nước ngầm ở làng nghề là hết sức nguy hiểm, tiềm ẩn nguy cơ đối với sức khỏe.

Bng 4.12: T l các bnh người dân thường mc

STT Tên bệnh Tỷ lệ (%) 1 Bệnh ngoài da 21.0% 2 Bệnh đường hô hấp 50.2% 3 Bệnh xương khớp 1.3% 4 Bệnh tiêu hóa 10.3% 5 Bệnh về mắt 6.3% 6 Bệnh về thần kinh 8.2% 7 Các bệnh khác 18.6% (Nguồn: Trạm y tế xã Văn Môn)

Theo số liệu điều tra cho thấy, tại làng nghề Mẫn Xá, người dân mắc các bệnh vềđường hô hấp có tỷ lệ cao nhất. Thực tế cho thấy, các bệnh về

hô hấp có nguyên nhân trực tiếp bởi môi trường không khí bị ô nhiễm bởi bụi, hơi khí độc có hàm lượng cao phát sinh trong quá trình cô đúc nhôm. Ngoài ra, người dân Mẫn Xá còn mắc phải các bệnh ngoài da do tiếp xúc với nước thải, các bệnh về thần kinh nhưđau đầu, chóng mặt do tiếng ồn và khí thải từ các hộ sản xuất,…

Điều kiện lao động tại làng nghề hết sức khắc nghiệt, người lao động thường phải làm việc trên 8 tiếng/ngày trong môi trường nóng, bụi và tiếng

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 76

ồn; tính chất công việc là thủ công sử dụng sức người là chính; cùng với việc không sử dụng các thiết bị bảo hộ lao động hoặc các thiết bị bảo hộ lao

động không đạt tiêu chuẩn là nguyên nhân làm cho sức khỏe người lao

động suy giảm. Theo kết quả điều tra cho thấy, trạng thái sức khỏe của người lao động sau mỗi ngày làm việc: 23% số người được hỏi trả lời cảm thấy bình thường, 74% trả lời cảm thấy mệt, 3% trả lời rất mệt.

Bng 4.13: T l các bnh người lao động thường mc

STT Tên bệnh Tỉ lệ (%) 1 Bệnh vềđường hô hấp 48% 2 Bệnh về xương khớp 15% 3 Bệnh về tai 18% 4 Bệnh về mắt 23% 5 Bệnh về tiêu hóa 6% 6 Bệnh về thần kinh 15% 7 Bệnh ngoài da 12% 8 Các bệnh khác 24% (Nguồn: Số liệu điều tra)

Qua kết quả điều tra cho thấy tỷ lệ người lao động mắc các bệnh về đường hô hấp cao nhất, chiếm 48% với các biểu hiện như viêm họng, viêm phổi, viêm phế quản do làm việc trong các lò nấu nhôm. Tiếp xúc nhiều với khói, bụi và môi trường có nhiệt độ cao là nguyên nhân gây ra các bệnh về (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

mắt như cay mắt, nóng rát mắt, hoa mắt,… Công việc nặng nhọc, thường làm trong tư thế khom lưng khiến nhiều người lao động cảm thấy nhức mỏi xương khớp, tỷ lệ số người lao động này là 15%. Bên cạnh đó, tiếng ồn phát sinh trong quá trình đập bẹp các lon nhôm, máy cắt phế liệu và cắt bavia gây ra các bệnh về tai.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 77 Bên cạnh những vấn đề bệnh tật do ô nhiễm môi trường tại làng nghề, các nguy cơ tai nạn thương tích đối với người lao động tại làng nghề

cũng là vấn đề đáng quan tâm. Hầu hết người lao động làm việc trong sự

thiếu hiểu biết về nghề nghiệp và an toàn lao động; không có trang bị

bảo hộ lao động. Tùy từng công đoạn sản xuất, tai nạn lao động gặp phải là khác nhau. Trong công đoạn nấu nhôm, tai nạn lao động thường gặp là bỏng do người lao động phải tiếp xúc với nhiệt độ cao, họ múc những gáo nhôm nóng chảy từ lò nấu để đổ vào khuôn mà chỉ được trang bị

găng tay cao su thông thường. Công đoạn tẩy rửa, đánh bóng sản phẩm có sử dụng axit cũng là nguy cơ gây ra các tai nạn lao động về bỏng. Còn trong quá trình cắt phế liệu, tai nạn mà người lao động thường gặp chủ

yếu là xây xước do các mảnh phế liệu sắc nhọn. Bên cạnh đó, trong các nhà xưởng không có sự chuẩn bị cho an toàn cháy nổ, là nguyên nhân tiềm tàng gây ra nguy cơ gây cháy nổ do điện, lò nấu nhôm cho người lao động.

Một phần của tài liệu đánh giá hiện trạng môi trường đất, nước và đề xuất một số giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường tại làng nghề đúc nhôm mẫn xá, xã văn môn, huyện yên phong, tỉnh bắc ninh (Trang 84 - 88)