cũng rất cần được quan tâm. Những tai nạn lao động như nổ lò, điện giật, bỏng, ngã, gãy tay, vật nặng đè cũng đáng báo động, tỷ lệ tai nạn tại nhóm làng nghề tái chế kim loại chiếm khoảng 33,4% mỗi năm. Theo một nghiên cứu năm 2008, cho thấy tỷ lệ tai nạn lao động tại làng nghề Đa Hội - Bắc Ninh lên tới 56,9%. Nghiên cứu khác tại làng nghề Đại Bái – Bắc Ninh (2006) tỷ lệ tai nạn lao động 42,2%. Theo nghiên cứu tại Tống Xá – Nam
Định năm 2007, tỷ lệ tai nạn thương tích (bỏng, điện giật, gãy chân tay,…) của làng nghề Tống Xá cao hơn so với khu vực đối chứng là làng An Thái và Ba Khu thuộc xã Yên Phong (Nam Định) (Bộ TN&MT, 2008).
2.4. Các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường tại các làng nghề tái chế kim loại nghề tái chế kim loại
2.4.2. Các giải pháp kỹ thuật giảm thiểu ô nhiễm môi trường tại các làng nghề tái chế kim loại làng nghề tái chế kim loại
2.4.2.1.Sản xuất sạch hơn
Sản xuất sạch hơn (SXSH) đối với một quá trình sản xuất bao gồm việc sử dụng hiệu quả nguyên liệu và năng lượng, loại trừ các nguyên liệu độc hại và giảm lượng cũng như tính độc hại của tất cả các chất thải tại nguồn thải. Ngoài ra SXSH còn làm thay đổi thái độứng xử tới môi trường, ý thức trách
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 16 nhiệm của người lao động cũng như người quản lý trong việc hoàn thiện công nghệ và sản phẩm sao cho quá trình sản xuất đạt hiệu quả kinh tế cao nhất.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 17
Bảng 2.5: Các giải pháp SXSH cho các làng nghề tái chế kim loại
TT Các giải pháp SXSH Nhóm giải pháp Chi phí đầu tư Lợi ích 1 Sử dụng than đá có hàm lượng lưu huỳnh thấp, có nhiệt độ cao Thay đổi nhiên liệu đầu vào
Giá thành mua than cao hơn Giảm lượng xỉ than Giảm nồng độ khí thải Nâng cao nhiệt độ lò 2 Tuần hoàn tái sử dụng lại lượng
nước làm mát, nước rửa tại khâu mạ
Tuần hoàn nước Xây dựng thêm bể (thùng) chứa Giảm chi phí sử dụng nước. Giảm lượng nước thải 20 – 30%. 3
Thu gom riêng nước thải tại khâu mạđể xử lý Tuần hoàn, phân luồng dòng thải Mức đầu tư thấp, khoảng 2.000 – 2.500 đồng/m3 nước thải Giảm chi phí sử dụng nước.
Giảm lượng nước thải và chi phí xử
lý nước thải. 4 Trang bị cho công nhân khẩu trang
phòng bụi Quản lý nội vi Mức đầu tư thấp, chỉ khoảng 2.000 đồng/người Giảm được tác động của khí bụi tới sức khỏe của người lao động 5
Bảo ôn lò đốt, tránh tổn thất nhiệt Quản lý nội vi Mức đầu tư trung bình, chi phí khoảng 200 – 300 nghìn
đồng/lò
Giảm ô nhiễm nhiệt
Tiết kiệm nhiên liệu, năng lượng
6 Bảo dưỡng các máy móc thiết bị Quản lý nội vi Nhân công, dầu mỡ, phụ kiện
thay thế 100.000
Giảm độồn
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 18 TT Các giải pháp SXSH Nhóm giải pháp Chi phí đầu tư Lợi ích đồng/tháng/xưởng 7 Lắp đặt hệ thống chụp hút thu khí bụi từ lò đốt, phòng không ra ngoài trời Cải tiến máy móc Mức đầu tư tương đối cao, khoảng 4 – 7 triệu đồng/lò Giảm ô nhiễm khí thải 8 Cải tạo lại nhà xưởng sản xuất (nhà xưởng cần thông thoáng, tường bao dày để chống tiếng ồn) Quản lý nội vi Mức đầu tư trung bình, khoảng 1 – 2 triệu đồng/xưởng sản xuất Giảm được ô nhiễm tiếng ồn Giảm nồng độ khí thải trong khu vực nhà xưởng 9 Cải tiến lò nấu nhôm Cải tiến thiết bị Mức đầu tư 12 – 16 triệu đồng/lò Tăng hiệu suất 10% 10 Cần lắp hệ thống quạt thông gió để thông thoáng nhà xưởng sản xuất
Cải tiến thiết bị Mức đầu tư thấp, khoảng 1 – 2 triệu đồng/xưởng Giảm được nồng độ khí độc và bụi trong nhà xưởng sản xuất 11
Thay thế thiết bị cũ bằng thiết bị
mới hiện đại và ít gây ô nhiễm hơn Cải tiến máy móc, thiết bị Mức đầu tư cao 5 – 15 triệu đồng/xưởng Giảm lượng chất thải (bụi, chất thải rắn, tiếng ồn 5 – 10%).
Nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm tỷ lệ sản phẩm hỏng.
Nâng cao hiệu suất lao động
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 19 Các giải pháp giảm thiểu chất thải được dựa trên một số phân tích nguyên nhân phát sinh chất thải và xây dựng trên nguyên tắc giảm chất ô nhiễm ngay trong quá trình sản xuất. Do mỗi làng nghề tái chế kim loại sản xuất nhiều sản phẩm khác nhau, mỗi loại hình có những đặc tính sản xuất khác nhau. Vì vậy các giải pháp
được đề xuất trên cơ sở từng loại hình sản xuất.
Đối với các cơ sở mạđiện
- Giảm nước thải khâu rửa
Trong công nghệ ma điện, nước thải độc hại chủ yếu sinh ra trong quá trình rửa vì chúng chứa nhiều hóa chất và kim loại nặng. Giảm lượng nước rửa bằng các phương pháp rửa hợp lý sẽ tiết kiệm được nước tiêu thụ, giảm
được lượng hóa chất và kim loại nặng đi vào nước thải và giảm được lượng nước cần xử lý.
Có hai phương pháp rửa chính là rửa nhúng và rửa phun. Tại các làng nghề chủ yếu sử dụng phương pháp rửa nhúng tĩnh. Vì vậy việc cải tiến phương pháp rửa này để giảm lượng nước thải rất cần thiết và có tính khả thi cao có thể tiến hành phương pháp sau (Lê Thị Cẩm Hồng, 2010):
+ Nhúng tĩnh nhiều bậc: Thay thế quá trình rửa một bậc bằng một bể
rửa thành hai hay nhiều bậc với nhiều bể rửa nối tiếp.
+ Nhúng tĩnh nhiều bậc có tận dụng nước rửa: Sau một thời gian sử
dụng, nước rửa bể trước được thải ra nhưng nước rửa bể sau được tận dụng thành nước rửa bể đầu chứa ít hóa chất mà không phải thải ra ngoài. Chỉ cần bổ sung một lượng nước sạch bằng lượng nước thải ra ở bểđầu.
Cũng với nguyên tắc trên có thể bố trí rửa nhiều bậc, nước rửa chảy liên tục qua các bể ngược chiều với đường đi của chi tiết rửa. Phương pháp này rất hiệu quảđể tiết kiệm nước mà vẫn đạt yêu cầu của chi tiết mạ.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 20 Giảm lượng dung dịch bám dính trên sản phẩm cũng là mục tiêu giảm lượng nước rửa, ngoài ta còn giảm được nồng độ các hóa chất, chất ô nhiễm
đi vào nước thải.
Để giảm lượng dung dịch bám dính từ bể mạ sang bể rửa tại các cơ sở
mạđiện có thể áp dụng các biện pháp sau (Bộ Công thương, 2011):
+ Rung lắc cơ học đối với các chi tiết trước khi chuyển sang bể rửa. + Kéo dài thời gian để ráo nhằm thu hồi được dung dịch mạ bằng cách lắp các giá treo.
+ Bố trí các bể mạ và bể rửa gần nhau, nhằm hạn chếđường đi của các chi tiết mạ, như vậy sẽ giảm được lượng dung dịch mạ rơi vãi.
- Thay thế nguyên liệu và quy trình sản xuất
Thay thế mạ kẽm xianua sang mạ kẽm amôn. Xianua là hợp chất cực
độc gây ô nhiễm không khí và môi trường nước, ảnh hưởng mạnh đến sức khỏe con người. Hiện nay ở một số làng nghề (Vân Chàng – Nam Định) vẫn
đang sử dụng phương pháp mạ này. Do đó cần phải tuyên truyền, khuyến khích các hộ chuyển sang sử dụng công nghệ mạ kẽm trên nền amôn.
- Phân luồng dòng thải
Việc phân luồng dòng thải là rất cần thiết. Mỗi loại dòng thải có những đặc trưng riêng. Vì vậy phải phân luồng để có biện pháp xử lý thích hợp, giảm được chi phí xử lý, cũng như tận dụng được các dòng thải sạch vào các mục đích khác.
Đối với các cơ sở sản xuất kim loại màu
- Đối với lò nấu kim loại màu
+ Bổ sung chất trợ dung trong quá trình đúc, giảm được độ bay hơi của các kim loại ở nhiệt độ cao, làm tăng chất lượng sản phẩm. Ví dụ như đúc nhôm có thể các chất trợ dung là NaCl, CaF2, Na3AlF6,…
+ Nấu nhôm cũng như các kim loại màu khác thường sinh ra các khí
độc hại vì vậy các lò nấu trên chuyển ra xa khu dân cư, tập trung thành một khu chuyên sản xuất.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 21 + Tẩy bỏ sơn, các hóa chất, dung môi khác trên nguyên liệu thu gom trước khu đưa vào nấu.
+ Tận dụng lại cặn kim loại (nấu lại) trong xỉ trước khi thải bỏ. Ví dụ
như cặn nhôm có thể tận dụng làm phèn công nghiệp. - Đối với khâu nhúng nhôm
+ Lắp đặt chụp hút tại bể nhúng kiềm, thu hồi kiềm nóng, ngưng tụ hơi kiềm quay trở về bể nhúng.
+ Cải tiến khâu rửa sản phẩm để giảm lượng nước thải. + Đặt các bể rửa gần nhau tránh rơi dung dịch trên đường đi.
+ Không thải bỏ nước rửa có nồng độ loãng, bổ sung thêm hóa chất tiếp tục sử dụng.
Đối với các cơ sở cán kéo
- Đập nhỏ than cục to để tăng hiệu suất cháy. - Bảo ôn lại lò tránh thất thoát nhiệt.
- Lắp đặt hệ thống cấp khí phân phối đều vào lò nung làm giảm lượng bụi than, hiệu suất đốt than cao hơn.
- Lắp đặt hệ thống thu hồi khói, bụi để xử lý không để phát tán trong khu vực lao động (lắp quạt hút, ống khói).
- Bảo dưỡng máy móc, tra dầu mỡ, lót đế cao su ở chân máy giảm thiểu tiếng ồn.
- Tuần hoàn nước làm mát. Để tiết kiệm lượng nước này nên sử dụng thùng cao vị, điều chỉnh van sao cho lượng nước đủ làm mát, sau đó thu hồi lại và định kỳ bơm lên thùng cao vị.
2.4.2.2.Giải pháp công nghệ
Để từng bước cải thiện chất lượng môi trường tại các làng nghề một cách có hiệu quả, cần thiết phải tiến hành đồng thời các giải pháp kỹ thuật và quản lý. Trên cơ sở căn cứ vào điều kiện phát triển cụ thể của các cơ sở ta có thể áp dụng từng phần hay tổng hợp các giải pháp từng bước giảm thiểu và khắc phục ô nhiễm môi trường.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 22
Xử lý nước thải
- Nước thải mạđiện
Đặc điểm chính của nước thải mạ điện ở các làng nghề gia công và tái chế kim loại là lượng nước thải không lớn, nguồn thải không tập trung và chế độ thải gián đoạn. Nước thải có thành phần ô nhiễm chủ yếu là các kim loại Zn, Fe và có độ pH thấp. Để đạt được hiệu quả tốt trong việc xử lý cần thiết
đầu tiên là phải tiến hành tách dòng thải cơ sở mạđiện đểđưa đi xử lý riêng, tránh gây ô nhiễm cho các nguồn thải khác. Để tách Zn2+ có thể sử dụng sữa vôi Ca(OH)2 hay xút NaOH để trung hòa và phản ứng tạo kết tủa (Võ Văn Minh và Võ Châu Tuấn, 2012).
ZnSO4 + Ca(OH)2 → Zn(OH)2 + Ca SO4
Để khử Cr kết hợp với trung hòa và lắng.
+ Giai đoạn 1: Khử Cr6+ thành Cr3+ sử dụng chất khử NaHSO3, Na2SO3
+ Giai đoạn 2: Trung hòa, keo tụ
+ Giai đoạn 3: Lắng
Có thể dùng hai thùng luân phiên nhau: một thùng chứa chất thải, còn một thùng để xử lý nước thải.
1.Song chắn rác 2. Bơm nước thải 3. Bể trung hòa kết hợp với bể lắng
Hình 2.2: Sơđồ hệ thống xử lý nước thải bể mạ
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 23 Công nghệ này rất thích hợp cho việc xử lý nước thải một cách gián
đoạn tại các hộ gia đình.
Quá trình trung hòa được thực hiện trong bể trung hòa kiểu làm việc gián đoạn theo chu kỳ. Về cấu tạo bểđược làm bằng thép CT3 có tráng epoxy hoặc bằng thép không gỉ để chống lại sự ăn mòn của hóa chất có trong nước thải. Có thể kết hợp quá trình trung hòa và lắng tại cùng một bể nhằm đạt hiệu quả về mặt kinh tế.
Nước thải sau khi qua song chắn rác được khuấy trộn cùng với hóa chất trong vòng 20 phút nhằm tạo điều kiện cho các phản ứng xảy ra triệt để. Thời gian lắng trong bể là 30 phút, sau đó nước thải và cặn lắng được xả ra để
chuẩn bị cho một mẻ xử lý mới (Võ Văn Minh và Võ Châu Tuấn, 2012). Hóa chất dùng để trung hòa là CaO hoạt tính đi từ nguyên liệu chính là vôi tôi có bán trên thị trường (chứa 50% CaO hoạt tính). Sự trung hòa nước thải diễn ra đồng thời với sự lắng xuống của kết tủa của các ion kim loại. Nước thải sau lắng có pH ổn định và hàm lượng các kim loại cho phép được thải ra nguồn tiếp nhận.
- Nước thải xưởng cán
Việc xử lý nước thải này là tách dầu và chất lơ lửng. Do vậy việc áp dụng các phương pháp xử lý cơ học là đơn giản và kinh tế hơn cả, đặc biệt là khi việc đòi hỏi chất lượng của nước tiếp nhận không cao.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 24
Hình 2.3: Sơđồ công nghệ xử lý nước thải quá trình cán
(Nguồn: Đặng Kim Chi và cs., 2005)
Nước thải từ quá trình sản xuất được đưa qua song chắn rác (1) để loại bỏ các tạp chất thô và rác có trong dòng chảy. Tại bể tách dầu (2) do có tỷ
trọng nhẹ hơn dầu mỡ trong nước thải được tách ra. Đồng thời do thời gian lưu tương đối lớn nên các chất lơ lửng có trong nước sẽ được lắng tích lại ở đáy bể và định kỳđược tháo ra.
Đối với các cơ sở cán thép với lưu lượng nước làm nguội thép khoảng 300 m3/ngày và làm việc liên tục trong 16 tiếng thì dung tích bể có thể từ 10 – 18 m3 và giá thành xây dựng hệ thống khoảng 18 – 20 triệu đồng (Lê Thị Cẩm Hồng, 2010).
Giải pháp giảm thiểu ô nhiễm đất
Môi trường đất tại các làng nghề tái chế kim loại chịu tác động của các chất độc hại từ: Các nguồn thải đổ tại các bãi chứa kim loại tái chế phế thải còn dính đầy nhựa, sơn, dầu, mỡ lâu dần ngấm vào đất; lượng chất thải rắn có thành phần phức tạp, khó phân hủy (bavia, bụi kim loại, phoi, rỉ sắt) thải đổ ra
đất; xỉ than và phế liệu thải đổ ra các khu đất trống của làng, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Chất lượng môi trường đất khảo sát tại một số làng
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 25 nghề cho thấy, đất đang có nguy cơ nhiễm kim loại nặng, hàm lượng kim loại phát hiện được Ni = 0,005 – 0,001 mg/l, Zn = 0,02 – 0,025 mg/l, là tương đối cao so với các khu vực khác (Đặng Kim Chi và cs., 2010).
Để giảm thiểu ô nhiễm đất cần có các giải pháp tích hợp, kết hợp xử lý khí thải, nước thải và chất thải rắn. Nước thải sản xuất phải được thu gom tập trung tại trạm xử lý, tránh tình trạng nước thải chưa qua xử lý, đổ thải ra mương nước tưới cho nông nghiệp. Chất thải rắn phát sinh trong quá trình sản xuất phải được thu gom triệt để về các bãi rác tập trung, không được đổ bừa bãi ra kênh mương và các bãi đất gây ô nhiễm đất.
Các giải pháp giảm thiểu tiếng ồn và nóng
Việc sử dụng các máy móc và thiết bị đã qua sử dụng thường gây ra độ ồn lớn, ảnh hưởng tới môi trường sống và làm việc tại các làng nghề. Để giảm thiểu tình trạng này trước mắt cần áp dụng các biện pháp sau:
- Tăng cường công việc duy tu và bảo dưỡng thường xuyên đối với máy móc và trang thiết bị.
- Lắp đặt các đệm đàn hồi tại các vị trí như chân đế máy giảm thiểu