Phương pháp xử lý số liệu

Một phần của tài liệu đánh giá hiện trạng môi trường đất, nước và đề xuất một số giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường tại làng nghề đúc nhôm mẫn xá, xã văn môn, huyện yên phong, tỉnh bắc ninh (Trang 48)

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 38

CHƯƠNG IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã Văn Môn 4.1.1.Điu kin t nhiên

4.1.1.1.Vị trí địa lý

Xã Văn Môn nằm ở phía Tây Nam huyện Yên Phong tỉnh Bắc Ninh, cách trung tâm huyện lỵ khoảng 4 km về phía Bắc, bao gồm 4 thôn: Mẫn Xá, Phù Xá, Tiền Thôn, Quan Độ, Quan Đình. Xã giáp ranh với các địa phương sau:

- Phía Bắc giáp xã Yên Phụ - thị trấn Chờ. - Phía Đông giáp xã Đông Thọ.

- Phía Nam giáp xã Hương Mạc – huyện Từ Sơn. - Phía Tây giáp xã Thụy Lâm – Đông Anh – Hà Nội.

Trục đường TL 277 chạy qua xã nối liền từ thị trấn Chờ đến thị xã Từ

Sơn, thuận lợi cho việc đi lại, phát triển kinh tế, giao lưu buôn bán.

4.1.1.2.Điều kiện địa hình

Địa hình xã Văn Môn tương đối bằng phẳng, có hướng dốc từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông được thể hiện qua dòng chảy mặt sông Ngũ

Huyện Khê có hướng chảy đổ về sông Đuống và sông Thái Bình, một phần

đất của xã là vàm thấp ven đê.

4.1.1.3. Điều kiện khí hậu

Văn Môn mang đầy đủđặc trưng của khí hậu đồng bằng Bắc Bộ - Khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm, có sự phân hoá khí hậu theo hai mùa chính và hai mùa chuyển tiếp. Mùa hè kéo dài từ tháng 5 đến tháng 9, khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều. Mùa đông kéo dài từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới lục địa đã biến tính nhiều trong quá trình di chuyển song vẫn còn khá lạnh.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 39

Bng 4.1. Nhit độ không khí trung bình, s gi nng, lượng mưa, độm tương đối trung bình tháng năm 2013 đo ti trm khí tượng Bc Ninh

Tháng Nhiệt độ 0C Số giờ nắng (Giờ) Lượng mưa (mm) Độ ẩm (%)

TB năm 24,3 1.298,2 1.326,3 82,0 Tháng 1 17,7 28,8 94,3 83 Tháng 2 20,4 81,4 3,5 83 Tháng 3 21,3 37,3 9,0 80 Tháng 4 23,1 42,3 45,2 87 Tháng 5 28,0 122,6 156,7 85 Tháng 6 30,0 154,8 303,2 80 Tháng 7 30,4 201,7 190,6 80 Tháng 8 28,1 127,4 345,6 86 Tháng 9 27,9 175,7 109,5 84 Tháng 10 24,8 134,9 55,6 78 Tháng 11 21,3 112,7 0,7 77 Tháng 12 18,7 78,6 12,4 79

(Nguồn: Niên giám thống kê Bắc Ninh, 2013) Nhiệt độ không khí

Nằm trong vùng nhiệt đới, Văn Môn quanh năm được tiếp nhận một lượng bức xạ rất dồi dào trên nền nhiệt độ cao. Nhiệt độ không khí hàng năm dao động trong khoảng từ 17,7 – 30,40C (tính trung bình theo Niên giám thống kê 2013).

Số giờ nắng trong năm

Tổng số giờ nắng trong năm là 1.298,2 giờ; tháng có nhiều giờ nắng nhất trong năm là tháng 7; tháng có ít giờ nắng nhất là tháng 1 (bảng 4.1).

Chếđộ mưa

Lượng mưa trung bình của các tháng dao động từ 0,7 – 345,6mm. Tổng lượng mưa trung bình cả năm là 1.326,3mm. Tháng có lượng nước mưa trung bình thấp nhất là tháng 11, tháng có lượng mưa trung bình lớn nhất là tháng 6,8 (bảng 4.1).

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 40

Độẩm không khí:

Chịu ảnh hưởng của các hoàn lưu biển, Bắc Ninh có độ ẩm tương đối lớn. Độ ẩm tương đối trung bình các tháng trong năm thường lớn hơn 77%,

độẩm tương đối cao nhất trung bình khoảng 84 - 87% nằm rải rác ở các tháng trong năm (bảng 4.1).

4.1.1.4.Các nguồn tài nguyên Tài nguyên đất

Theo bản đồđất đai huyện Yên Phong, đất xã Văn Môn bao gồm: - Đất phù sa có tầng loang lổđỏ vàng:

Đất phân bố trên các chân vàn, vàn cao. Đất có phản ứng chua pH = 4,0 – 4,5; thành phần cơ giới từ thịt nhẹ đến trung bình. Hàm lượng chất hữu cơ

và đạm trung bình thấp, kali tổng số trung bình, kali dễ tiêu thấp, lân tổng số

nghèo, lân dễ tiêu trung bình, chủ yếu trồng 2 vụ lúa, một số diện tích trồng 2 vụ lúa + 1 vụ màu.

- Đất bạc màu:

Đất phân bố trên địa hình vàn cao, hình thành trên nền phù sa cổ, được khai thác từ hàng ngàn năm, tầng đất mặt bị rửa trôi nên đất có thành phần cơ

giới từ cát pha đến thịt nhẹ. Cacbon tổng số 0,8 – 1,2%. Kali nghèo 0,01 – 0,05. Lân 0,05 – 0,08%, pH = 4,0 – 4,5. Nói chung, đất nghèo dinh dưỡng (Nguyễn Thị Thu Hương, 2012).

Nhìn chung đất đai của xã thích hợp với nhiều loại cây trồng, đặc biệt là các loại cây ngắn ngày, các loại đất đều thuận lợi cho việc thâm canh lúa nước, hoa màu, cây công nghiệp ngắn ngày.

Tài nguyên nước

Văn Môn có nguồn nước tương đối dồi dào bao gồm sông Ngũ Huyện Khê, ngòi Ba Xã và nhiều ha mặt nước ao hồ. Đây là nguồn cung cấp nước đa

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 41 dạng và phong phú phục vụ sản xuất nông nghiệp và đời sống của nhân dân trong xã.

4.1.2. Điu kin kinh tế - xã hi

4.1.2.1.Tình hình sử dụng đất đai

Theo kết quả thống kê năm 2012, tổng diện tích đất tự nhiên của xã Văn Môn là 424,84 ha. Cơ cấu sử dụng đất của xã được thể hiện qua bảng 4.2.

Bng 4.2: Tình hình s dng đất ti xã Văn Môn

STT Loại đất Diện tích (ha)

Tổng diện tích đất tự nhiên 424,84 1 Đất nông nghiệp 255,52 Đất trồng lúa 231,71 Đất trồng cây hàng năm 0,56 Đất trồng cây lâu năm 3,28 Đất nuôi trồng thủy sản 19,97

2 Đất phi nông nghiệp 168,99

Đất ở 68,91

Đất chuyên dùng 48,21

Đất nghĩa địa 6,6

Đất có mặt nước chuyên dùng 42,84

3 Đất chưa sử dụng 0,33

(Nguồn: Báo cáo hiện trạng sử dụng đất xã Văn Môn, 2012)

Điều đáng lo ngại của Bắc Ninh cũng như của Văn Môn là dân số cứ

ngày một tăng lên dẫn đến đất thổ cư cũng ngày một tăng theo, làm giảm diện tích đất nông nghiệp, diện tích đất chuyên dùng,...

4.1.2.2.Tình hình phát triển kinh tế - xã hội Nông nghiệp

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 42 Lĩnh vực sản xuất nông nghiệp được xã quan tâm đầu tư. Việc đưa các giống lúa mới có năng suất chất lượng cao được khuyến khích. Việc đưa cơ

giới và tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất được coi trọng, cả xã có 30 máy cày nhỏ và 16 máy tuốt lúa liên hoàn phục vụ sản xuất hoạt động tích cực. Năm 2013, tổng diện tích gieo trồng cả năm là 1152 mẫu (414,72 ha). Năng suất bình quân là 57,4 tạ/ha. Tổng sản lượng thóc cả năm là 2.337,1 tấn. Tổng giá trị thu ngành trồng trọt năm 2013 là 14.522,6 triệu đồng, chiếm 30,6% thu trong nông nghiệp (UBND xã Văn Môn, 2013).

Phong trào chăn nuôi được duy trì, công tác tiêm phòng dịch bệnh cho gia súc, gia cầm được quan tâm thực hiện thường xuyên, nhất là phòng cúm gia cầm, bệnh lở mồm long móng, bệnh tai xanh. Trong năm 2013, trên địa bàn xã không có dịch bệnh xảy ra. Theo thống kê năm 2013, cả xã có 21 con bò, đàn lợn có 5.760 con trong đó có 386 con lợn nái và 53 hộ nuôi trên 10 con, đàn gà có 6.000 con trong đó có 10 hộ nuôi công nghiệp 3.000 con, đàn ngan 240 con, đàn vịt 1.100 con. Về nuôi thả cá, tổng diện tích nuôi thả cá là 26,68 ha. Ước tính thu từ chăn nuôi là 32.973,0 triệu đồng chiếm 69,4% trong nông nghiệp (UBND xã Văn Môn, 2013).

Tiểu thủ công nghiệp – Thương nghiệp dịch vụ

Đây vẫn là thế mạnh của địa phương. Ngoài 5 hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp, cả xã có 65 công ty, 33 doanh nghiệp tư nhân, 1 xí nghiệp, 4 hợp tác xã cổ phần hoạt động. Nghề cô đúc được duy trì ở hơn 300 hộ, nghề làm mộc và chạm khắc mỹ nghệ hoạt động ở gần 700 hộ. Nghề làm men, nấu rượu, gò hàn, nề,… đáp ứng tiêu dùng và xây dựng trong nhân dân. Kinh doanh phế

liệu, thương mại dịch vụ hoạt động nhộn nhịp, hàng hóa đa dạng phong phú phục vụ thuận tiện sinh hoạt cho nhân dân. Ước tính thu từ tiểu thủ công nghiệp – thương nghiệp dịch vụ cả năm là 157.254,4 triệu đồng so với năm 2012 tăng 21.768,4 triệu chiếm 76,8% tổng thu (UBND xã Văn Môn, 2013).

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 43

Dân số và lao động

Theo thống kê của Ban dân số, tính đến năm 2013 tổng dân số của xã là 11.000 người với 2467 hộ, trong đó thôn Mẫn Xá có 637 hộ (3506 khẩu). Mật độ dân số thuộc loại cao trong tỉnh, trung bình là 2.589 người/km2, tỷ lệ

tăng dân số tự nhiên là 2,13%.

Hàng năm, ngành tiểu thủ công nghiệp, thương mại dịch vụ ở địa phương đã tạo điều kiện giải quyết công ăn việc làm cho nhân dân và thu hút

đáng kể lao động từ các địa phương khác tới tham gia. Cả xã có trên 1.500 lượt hộ với hơn 3.000 lượt lao động tham gia làm nhiều nghề tạo ra nhiều của cải, vật chất, đem lại lợi nhuận lớn thúc đẩy nền kinh tế phát triển.Thu nhập bình quân đầu người của xã năm 2013 đạt 19,5 triệu đồng/người/năm. Hiện nay, xã chỉ còn 89 hộ nghèo chiếm 3,7 %, giảm 27 hộ so với năm 2012.

Y tế và giáo dục

Công tác y tế: Trạm y tế của xã đã tổ chức việc khám chữa bệnh cho người dân trong xã, duy trì trực trạm 24/24, khám chữa bệnh cho hơn 6.000 lượt người. Năm 2013, trạm y tế xã đã tổ chức khám và cấp thuốc miễn phí cho các đối tượng và người cao tuổi với 13,32 triệu đồng. Xã đã được Trung tâm y tế huyện xếp loại xã có phong trào y tế mạnh.

Công tác giáo dục của xã đã đạt được những thành tích đáng kể: Đảng, chính quyền và nhân dân luôn chăm lo xây dựng cơ sở vật chất, có các hình thức khuyến khích và tạo điều kiện cần thiết từđó nâng cao chất lượng dạy và học. Số học sinh lên lớp thẳng bậc tiểu học đạt 99,5 %. Xã đã hoàn thành phổ

cập giáo dục THCS, các trường đều đạt danh hiệu tiên tiến.

4.2. Hiện trạng sản xuất của làng nghề Mẫn Xá

Các làng nghề tái chế kim loại đều có lịch sử phát triển từ lâu đời, nằm

đan xen với các khu vực dân cư. Loại hình sản xuất của những làng nghề này có quy mô vừa và nhỏ, công nghệ cũ theo kiểu “cha truyền con nối”, sử dụng

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 44 nhiên liệu hoá thạch (than đá) là chủ yếu. Trong đó, Mẫn Xá (Bắc Ninh) là một trong những làng nghề như vậy.

Làng nghề Mẫn Xá xuất hiện rất sớm, từ những năm 60 của thế kỷ

trước. Ban đầu, người dân nơi đây lấy nhôm đúc thành những vật dụng phục vụ đời sống sinh hoạt như xoong, nồi, chậu, mâm,… Tới đầu những năm 1990, khi đồ inox phát triển mạnh, thị trường tiêu thụ của làng nghề bị thu hẹp, sản phẩm có mẫu mã và chất lượng không cạnh tranh được với hàng sản xuất công nghiệp nên nghề đúc xoong nồi mai một dần. Hơn 15 năm trở lại đây, nghề đúc nhôm ở Mẫn Xá chỉ tập trung vào cô đúc phôi nhôm từ phế liệu để

phục vụ các đơn vị sản xuất các mặt hàng cơ khí, mang lại hiệu quả kinh tế cao.

4.2.1. Quy mô sn xut

Làng nghề đúc nhôm Mẫn Xá là một trong năm thôn thuộc xã Văn Môn. Đây là một làng nghề truyền thống sản xuất chủ yếu theo quy mô hộ gia

đình, với các nghề chính: cô đúc phôi nhôm, tái chế hợp kim nhôm, đúc xoong nồi. Ngoài ra ởđây còn nhận dát mỏng kim loại và gia công cơ khí.

Tổng số hộ sản xuất trong làng là 310 hộ, trong đó có 300 hộ nấu phôi nhôm và 10 hộ đúc xoong. Hoạt động tái chế nhôm phân bố ở tất cả các xóm trong thôn, tập trung nhiều nhất ở xóm Trại.

Bng 4.3: S phân b sn xut ti làng ngh Mn Xá Xóm Số hộ Số hộ cô đúc nhôm Xóm Trại 236 127 Xóm Giữa 164 91 Xóm Chùa 125 54 Xóm Làng 112 38 Tổng 637 310 (Nguồn: Số liệu điều tra)

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 45 Cả làng có khoảng 1220 lò nấu nhôm, hộ sản xuất nhiều có tới 7 – 8 lò, hộ sản xuất ít thì 1 – 2 lò nhỏ. Nhiên liệu sử dụng cho lò nấu tái chế kim loại

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 46

Bng 4.4: Thng kê s lượng lò tái chế nhôm ca làng ngh Mn Xá

Loại hình sản xuất Đúc xoong Nấu các loại nhôm

Các sản phẩm chính Xoong, nồi Phôi nhôm

Số hộ 10 300

Số lượng lò nấu (lò) 20 1200

Tổng số hộ sản xuất: 340 hộ nấu (1220 lò)

Nguồn: Viện Khoa học và công nghệ Môi trường, 2013

Các lò nấu được xây thủ công bằng đất, bùn và xi măng; có công suất khác nhau phụ thuộc vào thể tích nồi nấu nhôm. Nồi nấu nhôm làm bằng gang, nồi lớn nấu 1 – 2 tạ nhôm phế liệu, nồi nhỏ nấu 20 – 30 kg nhôm phế

liệu. Qua thực tế khảo sát, phần lớn các hộ sản xuất sử dụng các lò nấu nhỏ có mức tiêu thụ nhiên liệu tối đa khoảng 10 kg than/giờ. Một lần nạp liệu từ 80 – 100 kg than, tương ứng với thời gian nấu khoảng 10 giờ.

4.2.2. Nguyên liu sn xut

Nguyên liệu sử dụng là các phế liệu kim loại màu như vỏ lon bia, vỏ

lon nước giải khát, chi tiết và vỏ máy móc hỏng, xong, nồi, chậu, xô thủng,…

được chính các hộ cô đúc thu mua hoặc được mua tại các cơ sở kinh doanh phế

liệu ở làng Quan Độ với giá rẻ. Cụ thể lon bia có giá 23.000 đồng - 25.000

đồng/kg; khung nhôm thải giá 27.000 đồng - 29.000 đồng/kg. Trung bình tái chế

từ 75.000 – 80.000 tấn nhôm phế thải mỗi năm.

4.2.3.Ngun lao động

Hoạt động sản xuất của làng nghề thu hút khoảng 1258 lao động trong

địa phương. Trình độ chủ yếu của lực lượng lao động là trung học, chiếm 82,27% tổng số lao động trong làng nghề.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 47

Bng 4.5: S lượng lao động làng ngh Mn Xá phân theo trình độ hc vn

STT Trình độ học vấn Số lượng (người) Tỉ lệ (%) 1 CĐ, ĐH 3 0.24 2 TCCN 14 1.11 3 Trung học 1035 82.27 4 Tiểu học 184 14.63 5 Dưới tiểu học 22 1.75 6 Tổng 1258 100

Nguồn: UBND xã Văn Môn, 2012

Ngoài giải quyết việc làm cho lao động trong gia đình, các lò luyện nhôm ở đây còn thu hút thêm hơn 1000 lao động ngoài địa phương vào làm việc với mức thu nhập bình quân hàng tháng từ 3 triệu đồng đến 4,5 triệu đồng .

4.2.4.Sn phm và th trường

Mẫn Xá là địa phương có truyền thống lâu đời trong nghềđúc nhôm, có lực lượng dồi dào và có kinh nghiệm trong nhiều năm sản xuất. Sản phẩm của làng nghề chủ yếu là phôi nhôm, đồ gia dụng phục vụ đời sống sinh hoạt như

xoong, nồi, chày cối,… Phôi nhôm và xoong của các hộ sản xuất sẽ bán cho các nhà cân chuyên thu mua trong thôn, sau đó phôi nhôm được phân phối tới các đơn vị cơ khí trong nước như Nam Định, Hà Nam, Lạng Sơn,… và ngoài ra còn được xuất sang cả Trung Quốc. Nhôm thỏi và xoong được xuất bán với giá dao động từ 32.500 - 40.000 đồng/kg.

Năm 2013, giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp dịch vụ đạt hơn 157 tỷđồng trong đó nghề tái chế cô đúc nhôm chiếm hơn 80% (126 tỷđồng). Hoạt động này đem lại nguồn lợi lớn cho người dân và tận dụng lại lượng lớn phế thải kim loại, nhưng bên cạnh đó quá trình sản xuất cũng tạo ra một lượng lớn chất thải chứa nhiều kim loại nặng và hoá chất độc hại vào môi

Một phần của tài liệu đánh giá hiện trạng môi trường đất, nước và đề xuất một số giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường tại làng nghề đúc nhôm mẫn xá, xã văn môn, huyện yên phong, tỉnh bắc ninh (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)