Môi trường đất

Một phần của tài liệu đánh giá hiện trạng môi trường đất, nước và đề xuất một số giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường tại làng nghề đúc nhôm mẫn xá, xã văn môn, huyện yên phong, tỉnh bắc ninh (Trang 81 - 84)

Ô nhiễm đất không những ảnh hưởng xấu tới sản xuất nông nghiệp và chất lượng nông sản, mà còn thông qua lương thực ảnh hưởng gián tiếp tới sức khỏe con người.

Các nguồn gây ô nhiễm môi trường đất tại làng nghề:

- Ô nhiễm vì nước thải sản xuất: Nước thải của làng nghề chưa qua xử lý mà thải trực tiếp ra kênh, mương tưới tiêu, Các nguồn nước mặt này là nguồn cung cấp nước tưới tiêu cho đồng ruộng. Như vậy, qua thời gian, các chất ô nhiễm sẽ ngấm xuống đất và dần tích lũy trong cây trồng gây ô nhiễm đất và ảnh hưởng đến sức khỏe của con người.

- Ô nhiễm vì chất thải rắn: Rác thải sản xuất của làng nghề không

được thu gom, xử lý triệt để mà vứt bỏ bừa bãi ra các ao, kênh, mương. Khi trời mưa gây ô nhiễm nguồn nước mặt. Nguồn nước này lại đưa vào tưới tiêu đồng ruộng, gây ô nhiễm đất.

- Ô nhiễm do khí thải: Các chất khí độc hại phát sinh trong quá trình hoạt động sản xuất làng nghề (đốt than đá, nung phế liệu) như oxit lưu huỳnh, các hợp chất nitơ,… khi có mưa sẽ lắng đọng xuống đất.

4.3.2.1.Đất nông nghiệp

Mẫu đất được lấy trên đất canh tác nông nghiệp có 3 mẫu, kết quả được thể hiện ở bảng 4.8:

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 71

Bng 4.10: Kết qu phân tích cht lượng đất nông nghip ti làng ngh

Mn Xá TT Thông số Đơn vị Kết quả QCVN 03:2008/BTNMT - Đất nông nghiệp ĐNN1 ĐNN2 ĐNN3 1 As mg/kg đất khô 0,82 0,72 0,74 12 2 Cd mg/kg đất khô 3,52 2,31 1,89 2 3 Pb mg/kg đất khô 91,74 62,45 58,21 50 4 Cu mg/kg đất khô 156,81 67,63 54,23 70 5 Zn mg/kg đất khô 214,67 112,08 136,42 200 (Nguồn : Kết quả phân tích)

Chú thích: - ĐNN1: Đất nông nghiệp cách bãi tập kết xỉ thôn Mẫn Xá 30m - ĐNN2: Đất nông nghiệp cách các hộ cô đúc nhôm thuộc xóm Giữa 20m

- ĐNN3: Đất nông nghiệp cách các hộ cô đúc nhôm thuộc xóm Chùa 20m

Qua kết quả phân tích chất lượng đất nông nghiệp ở bảng 4.10 cho thấy: Thông số As: Cả 3 vị trí lấy mẫu đều có hàm lượng As tổng số dưới mức quy chuẩn cho phép.

Thông số Cd: Có hai vị trí vượt quy chuẩn cho phép. Vị trí ĐNN1,

ĐNN2 có hàm lượng Cd tổng số vượt quy chuẩn cho phép lần lượt là 1,76 lần và 1,15 lần.

Thông số Pb: Cả ba vị trí có hàm lượng Pb tổng số cao hơn quy chuẩn cho phép từ 1,16 – 1,83 lần.

Thông số Cu: Vị trí ĐNN1có hàm lượng Cu tổng số cao hơn quy chuẩn cho phép 2,27 lần.

Thông số Zn: Vị trí ĐNN1có hàm lượng Zn tổng số cao hơn quy chuẩn cho phép 1,07 lần.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 72 Như vậy, đất nông nghiệp tại làng nghề Mẫn Xá đã có dấu hiệu nhiễm kim loại nặng. Đặc biệt vị trí ĐNN1 gần bãi tập kết xỉ của làng có hàm lượng kim loại nặng cao hơn hai vị trí còn lại. Ngoài ảnh hưởng của hoạt động sản xuất làng nghề, đất nông nghiệp được sử dụng canh tác từ rất lâu đời nên việc sử dụng các loại phân bón và hóa chất bảo vệ thực vật trong trồng trọt đã dẫn tới sự tích lũy một lượng lớn các kim loại nặng trong đất.

4.3.2.2.Đất dân sinh

Mẫu đất được lấy trên đất dùng cho mục đích dân sinh có 3 mẫu, kết quảđược thể hiện ở bảng sau:

Bng 4.11: Kết qu phân tích cht lượng đất dân sinh ti làng ngh Mn Xá

TT Thông số Đơn vị Kết quả QCVN 03:2008/BTNMT - Đất dân sinh ĐDS1 ĐDS2 ĐDS3 1 As mg/kg đất khô 0,63 0,65 0,71 12 2 Cd mg/kg đất khô 1,20 1,62 1,45 5 3 Pb mg/kg đất khô 46,15 70,14 49,93 70 4 Cu mg/kg đất khô 42,36 51,02 45,98 120 5 Zn mg/kg đất khô 117,25 126,72 104,16 200 (Nguồn : Kết quả phân tích)

Chú thích: - ĐDS1: Đất thuộc Trường Mầm non Mẫn Xá - ĐDS2: Đất thuộc Sân vận động thôn Mẫn Xá - ĐDS3: Đất thuộc Đình làng Mẫn Xá

Qua kết quả phân tích chất lượng đất dân sinh ở bảng 4.11 cho thấy: Thông số As: Hàm lượng As tổng số trong các mẫu đất nghiên cứu dao động từ 0,63 - 0,71 mg/kg, chưa vượt quá quy chuẩn cho phép.

Thông số Cd: Hàm lượng Cd tổng số trong các mẫu đất nghiên cứu dao động từ 1,20 – 1,62 mg/kg, chưa vượt quá quy chuẩn cho phép.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 73 Thông số Pb: Hàm lượng Pb tổng số trong các mẫu đất nghiên cứu dao động từ 46,15 – 70,14 mg/kg. Trong đó vị trí ĐDS2 có hàm lượng Pb tổng số vượt quy chuẩn cho phép 1,002 lần do mẫu đất nghiên cứu được lấy tại sân vận động Mẫn Xá, xung quanh sân vận động là các hộ có hoạt

động cô đúc nhôm tại nhà, bã thải từ các hộ sản xuất này được đổ trực tiếp ra vệđường và một phần trong sân vận động. Theo thời gian tích tụ và lắng

đọng một lượng lớn kim loại nặng trong đó có Pb đã ngấm xuống đất và làm cho hàm lượng kim loại nặng trong đất tăng cao.

Thông số Cu: Hàm lượng Cu tổng số trong các mẫu đất nghiên cứu dao động từ 42,36 – 51,02 mg/kg, chưa vượt quy chuẩn cho phép. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thông số Zn: Hàm lượng Zn tổng số trong các mẫu đất nghiên cứu dao động từ 104,16 – 126,72 mg/kg, chưa vượt quy chuẩn cho phép.

Nhìn chung, các mẫu đất nghiên cứu có hàm lượng kim loại nặng tổng số đều thấp hơn QCVN 03: 2008/BTNMT (trừ vị trí ĐDS2 có hàm lượng Pb tổng số vượt quy chuẩn cho phép). Tuy nhiên, các mẫu đất đều có dấu hiệu nhiễm kim loại nặng do các vị trí lấy mẫu gần các hộ cô đúc nhôm. Các phế liệu, phế thải từ các cơ sở sản xuất của các hộ dân được thải ra trên các khu đất này dẫn tới sự tích tụ và lắng đọng các kim loại nặng vào trong

đất. Ngoài ra còn do khói từ các cơ sở sản xuất của các hộ dân cũng dẫn tới sự tích tụ và lắng đọng kim loại nặng vào trong đất.

Một phần của tài liệu đánh giá hiện trạng môi trường đất, nước và đề xuất một số giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường tại làng nghề đúc nhôm mẫn xá, xã văn môn, huyện yên phong, tỉnh bắc ninh (Trang 81 - 84)