Tình hình xuất nhập khẩu Hà Nội

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA KHU VỰC KINH TẾ NGẦM ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA NỀN KINH TẾ VIỆT NAM (Trang 104)

Đơn vị: triệu USD

Năm 1995 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007

Tổng kim ngạch XK 755 1402 1502 1655 1819 2164 2861 3571 4358 Tổng kim ngạch NK 199 3886 4047 4529 6833 8119 10516 12353 14946 Cán cân XNK 556 -2484 -2545 -2874 -5014 -5955 -7655 -8782 -10588

(Nguồn: Niên giám thống kê Hà Nội 1998, 2002, 2004, 2007)

3.3.3. Ảnh hưởng của kinh tế ngầm tới vấn đề an sinh xã hội

Như chúng ta đã biết, sự phát triển của khu vực kinh tế ngầm gắn liền với các vấn đề an sinh xã hội. Bởi các chủ thể tham gia vào hoạt động ngầm thường thuộc tầng lớp

nghèo nhất. Kinh tế tăng trưởng nhanh chóng đã kéo theo nhiều bất cập trong việc phân chia. Ngày 21.03.2007 tại Đà Nẵng, Viện Khoa học Xã hội Việt Nam phối hợp cùng Ngân hàng Thế giới (WB) đã tổ chức Hội thảo “Công bố báo cáo cập nhật nghèo 2006”. Báo cáo cho thấy Việt Nam đạt kết quả xuất sắc trong việc giảm nghèo thời kỳ 1993- 2004. Tỉ lệ nghèo năm 2004 chỉ bằng 1/3 năm 1993. Tuy nhiên, khoảng cách giữa các nhóm người giàu nhất và nhóm người nghèo nhất đang bị nới rộng. Năm 1993, chi cho tiêu dùng bình quân đầu người của gia đình giàu nhất cao gấp 5 lần so với gia đình nghèo nhất thì tỷ lệ này tăng lên 6,3 lần vào năm 2004. Tỷ lệ chi tiêu bình quân đầu người của nhóm giàu nhất trong tổng chi tiêu dùng xã hội tăng từ 41,8% lên 44,7%, trong khi đó nhóm nghèo nhất lại giảm từ 8,4% xuống còn 7,1% ở cùng thời kỳ.

Một chỉ số khác cũng phản ánh sự chênh lệch giàu – nghèo, chỉ số Gini, đo mức độ chênh lệch trong thu nhập giữa nhóm người giàu nhất và nhóm người nghèo nhất. Theo UNDP, đối với Việt Nam chỉ số này hiện nay là 36,2 – cao hơn rất nhiều so với những nước phát triển trên thế giới và chỉ thấp hơn Trung Quốc (40,3) và Nga (45,6). Cũng theo tính toán của UNDP, trong khi toàn xã hội đang được hưởng lợi từ sự tăng trưởng kinh tế, thì người nghèo ở Việt Nam được hưởng lợi ít nhất, chỉ bằng 76,6% so với mức trung bình; trong khi đó người giàu được hưởng lợi hơn hẳn là 115%. Ở các đô thị càng lớn thì mức chênh lệch này càng tăng.

Phân hóa giàu nghèo, khoảng cách nông thôn – thành thị là đòn bẩy cơ bản thúc đẩy quá trình di cư vào thành phố tìm việc làm. Đặc biệt là sau ngày 01.08.2008, thành phố Hà Nội sẽ mở rộng bao gồm cả tỉnh Hà Tây cũ và một số huyện thuộc tỉnh Vĩnh Phúc, nếu không có những điều chỉnh thích hợp thì chắc chắn trong thời chúng ta sẽ chứng kiến những dòng di dân ồ ạt từ các huyện, thị của Hà Tây cũ về Hà Đông và Hà Nội. Thủ đô vốn đã quá tải bởi các hoạt động phi chính qui nằm ngoài tầm kiểm soát, tới đây rất dễ phải chứng kiến làn sóng bùng phát mới. Kinh tế ngầm phát triển sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến vấn đề an sinh xã hội. Theo dự báo của chúng tôi bắt đầu từ cuối năm 2008 đến hết 2009 Thủ đô của chúng ta phải đối mặt với một số vấn đề nan giải liên quan đến hoạt động kinh tế ngầm. Thứ nhất, thất nghiệp sẽ gia tăng, bởi từ nay đến cuối năm 2008 có ít nhất 60% các doanh nghiệp vừa và nhỏ gặp khó khăn về tài chính cũng như khả năng phát triển sản xuất kinh doanh. Thứ hai, thất nghiệp dĩ nhiên sẽ kéo theo việc gia tăng các hoạt động phi chính thức, đặc biệt là các hoạt động ngầm. Gia tăng hoạt động ngầm là điều không một nền kinh tế nào chờ đón. Thứ ba, hệ quả

của việc gia tăng các hoạt động ngầm chính là vấn đề an sinh xã hội. Cuộc sống bất ổn, tệ nạn gia tăng, môi trường ô nhiễm, đạo đức suy giảm… đó chính là các bài toán lớn buộc các nhà quản lý phải có lời giải đáp kịp thời.

Rõ ràng, chúng ta thấy mối quan hệ giữa kinh tế ngầm và các vấn đề an sinh xã hội là mối quan hệ biện chứng. Để giải quyết tốt mối quan hệ biện chứng này đòi hỏi các nhà quản lý phải hiểu rõ bản chất của vấn đề và có tầm nhìn chiến lược. Tránh tình trạng vội vàng, ra quyết định thiếu kiểm chứng như việc cấm bán hàng rong và xe ba bánh tự chế trong khi chưa có một lộ trình chuyển đổi – tạo cơ hội việc làm, giải quyết vấn đề an sinh xã hội cho người dân.

3.4. MỘT SỐ VẤN ĐỀ RÚT RA TỪ KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ KHU VỰC KINH TẾ NGẦM TẠI HÀ NỘI KINH TẾ NGẦM TẠI HÀ NỘI

Qua quá trình khảo sát thực tế tại thành phố Hà Nội chúng tôi rút ra một số vấn đề sau.

(1)Khu vực kinh tế ngầm nói riêng và khu vực kinh tế phi chính thức nói chung là những khu vực nhạy cảm, rất khó tiếp cận khi tiến hành khảo sát. Do đó, để khảo sát có hiệu quả cần phải phối kết hợp nhiều phương pháp khác nhau cả định tính lẫn định lượng.

(2)Để định lượng giá trị của khu vực kinh tế ngầm tại Việt Nam các phương pháp truyền thống như dựa vào dòng tiền mặt hay mức tiêu thụ điện năng đều không cho kết quả chính xác. Thứ nhất, vì nền kinh tế của chúng ta hiện nay vẫn có tới 80% các giao dịch bằng tiền mặt, do đó không thể nào dùng dòng tiền để tách bạch được đâu là tiền chính thức và đâu là phi chính thức. Thứ hai, mức hao phí trong tiêu thụ điện năng ở ta quá lớn, dao động từ 8-12% (có năm lên tới 14-15%). Trong khi chưa có một nghiên cứu tin cậy nào xác định cơ cấu hình thành mức hao phí này, hay nói cách khác là ta chưa có cách gì để xác định được công có ích của mức tiêu thụ điện năng, do đó khó có thể dùng chỉ số nhu cầu mức tiêu thụ điện năng để so sánh với chỉ số tăng trưởng GDP, từ đó tìm ra lượng điện năng tiêu dùng cho các hoạt động ngầm. Do đó, ở phần sau chúng tôi chỉ giới thiệu phương pháp này mang tính chất tham khảo. Thay vào đó, chúng tôi đề xuất nên sử dụng phương pháp so sánh đối chiếu hoặc phân tích nguồn lao động dựa trên các chỉ số về việc làm và thất nghiệp. Phương pháp này sẽ được thử nghiệm ứng dụng ở phần tiếp theo.

(3)Nghiên cứu định tính cần được tiến hành một cách bài bản, đồng bộ và quan trọng nhất là phải có phương pháp và chương trình khảo sát đầy đủ chi tiết. Phương

pháp khảo sát phù hợp nhất với điều kiện nước ta, theo chúng tôi, là phương pháp điều tra tỷ lệ thất nghiệp việc làm thực tế, sau đó đem so sánh với số liệu chính thức. Qui đối mức chênh lệch này ra đơn vị lao động chuẩn – tương ứng với các ngành kinh tế cơ bản. Từ đó, dựa vào năng suất lao động của các ngành để tính toán ra độ lớn của khu vực kinh tế ngầm. Nhược điểm của cách làm này là đòi hỏi phải có thời gian, ít nhất là 6 tháng đến 1 năm và nguồn kinh phí đủ để nhóm nghiên cứu tiến hành khảo sát.

(4)Khảo sát khu vực kinh tế phi chính thức và kinh tế ngầm là một vấn đề cấp thiết, có ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình phát triển kinh tế của từng địa phương cũng như của cả nước. Do đó, vấn đề này cần có sự quan tâm đặc biệt của các cấp, ngành, đơn vị liên quan, đặc biệt là Cục và Tổng cục Thống kê. Chừng nào chúng ta chưa đưa khu vực này vào số liệu thống kê chính thức thì chừng đó chúng ta đang bỏ sót một khu vực kinh tế khổng lồ với độ lớn không dưới 40% giá trị GDP chính thức nằm ngoài tầm kiểm soát và điều chỉnh của nhà nước.

(5)Còn một mảng rất lớn của khu vực kinh tế ngầm mà hầu như chưa có một nghiên cứu công khai nào đụng đến đó chính là mảng các hoạt động phi kinh tế, bao gồm tội phạm chiếm đoạt tài sản, lừa đảo và tham nhũng. Làm thế nào để định lượng và tiến tới quản lý ảnh hưởng của khu vực này là một vấn đề nan giải đang chờ các nhà khoa học, các chuyên gia chống tội phạm, các viện nghiên cứu và cơ quan chức năng phối hợp giải quyết.

(6)Trong tình hình kinh tế khó khăn như hiện nay, việc chúng ta thờ ơ, buông lỏng quản lý với khu vực kinh tế ngầm có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng. Tội phạm hóa nền kinh tế - là kết cục bi thảm nhất của kinh tế ngầm. Đã đến lúc chúng ta cần có những biện pháp thực tế và hữu hiệu hơn trước khi tình hình trở nên khó kiểm soát.

***

Điều tra khảo sát thực tế là một phương pháp không thể thiếu được khi tiến hành nghiên cứu khu vực kinh tế ngầm. Tuy nhiên, để cuộc điều tra thực sự có kết quả và phù hợp với thực tế là một việc làm không dễ dàng. Trong khuôn khổ năng lực và điều kiện có được, nhóm nghiên cứu đã tiến hành khảo sát sơ bộ thông qua một cuộc điều tra có qui mô nhỏ (20 đối tượng khảo sát) trên địa bàn thành phố Hà Nội. Mục đích cơ bản của cuộc điều tra là xác định được một số đặc điểm của khu vực kinh tế ngầm ở Hà Nội. Đó là: 1) hiểu biết của doanh nghiệp về hoạt động kinh tế ngầm còn quá sơ sài; 2) tỷ lệ hoạt động ngầm tương đối cao (từ 40-50%), chủ yếu tập trung ở các hoạt động sản xuất kinh

doanh ngầm, sản xuất kinh doanh không đúng giấy phép và trốn thuế chi cho các hoạt động “bôi trơn” cao – một biểu hiện của tham nhũng; 3) tiềm năng phát triển của các hoạt động này rất lớn. 4) các nhà quản lý thật sự chưa quan tâm gì đến khu vực này, mặc dù nó có giá trị không dưới 40%GDP chính thức của Thủ Đô. Dựa vào kết quả khảo sát, kết hợp tính toán số liệu thứ cấp, chúng tôi đã đưa ra con số ước lượng về khu vực kinh tế ngầm tại Hà Nội trong giai đoạn hiện nay (2000-2006) – tương đương khoảng 50- 55% GDP chính thức của thành phố. Từ số liệu đó, nghiên cứu đã tiến hành đánh giá ảnh hưởng của khu vực này tới sự phát triển của kinh tế Hà Nội. Tuy nhiên, do điều kiện nguồn lực, những đánh giá này của chúng tôi chỉ mới dừng lại ở mức tổng quát với một vài nhóm tiêu chí tiêu biểu. Cuối cùng, từ kết quả khảo sát tại thành phố Hà Nội, nhóm nghiên cứu đã rút ra một số vấn cơ bản cần lưu ý, nổi bật trong đó là vấn đề cần nhanh chóng thức tỉnh nhận thức của các cấp quản lý về khu vực kinh tế ngầm, đưa kinh tế ngầm vào tầm kiểm soát và quan trọng nhất là tạo điều kiện để nó tiếp cận ánh sáng. Vừa lành mạnh hóa nền kinh tế, vừa đảm bảo được đời sống cho người lao động, góp phần phát triển bền vững kinh tế Thủ Đô.

CHƯƠNG IV. GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HIỆU QUẢ QUẢN LÝ KHU VỰC KINH TẾ NGẦM TẠI VIỆT NAM

4.1. PHƯƠNG HƯỚNG QUẢN LÝ KHU VỰC KINH TẾ NGẦM TẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2008-2015 VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2008-2015

Chúng ta biết khu vực kinh tế ngầm tồn tại khách quan, ngày càng có xu hướng phát triển mạnh như là một hệ quả tất yếu của quá trình chuyển đổi kinh tế và luôn phải chịu tác động của nhiều nhân tố. Trước hết, đó là các nhân tố như: tăng trưởng kinh tế, nhu cầu việc làm, khả năng có hạn của khu vực kinh tế chính thức. Những nhân tố này vẫn tồn tại và vận động theo những chiều hướng khác nhau, góp phần quyết định xu thế phát triển của khu vực này.

Trong tương lai, tùy thuộc vào chất lượng của chính sách phát triển mà diễn biến của khu vực này sẽ có thể đi theo các chiều hướng khác nhau. Có hai khuynh hướng phát triển chính. Thứ nhất, khu vực chính qui chậm phát triển hoặc phát triển không lanh mạnh sẽ tạo điều kiện cho khu vực phi chính qui mở rộng. Trong trường hợp này, kinh tế ngầm sẽ có cơ hội phát triển mạnh mẽ. Điều này sẽ xảy ra nếu chính sách của nhà nước tỏ ra không hữu hiệu, không tạo được môi trường đầu tư và kinh doanh một cách

lành mạnh, không khuyến khích đầu tư một cách cởi mở. Nhân dân và các nhà đầu tư, các công ty và doanh nghiệp đang hoạt động ít tin cậy vào các chính sách của Nhà nước và tiến hành hoạt động sản xuất – kinh doanh ngầm. Như vậy, nền kinh tế có thể phát triển về mặt tuyệt đối, nhưng với tốc độ chậm chạp, không bền vững, chứa chất nhiều méo mó về cơ cấu, nhiều vấn đề xã hội phức tạp. Khu vực phi chính qui được bành trướng mạnh nhưng lại mang đậm tính chất “ngầm”, “đen” thậm chí theo kinh nghiệm ở không ít nơi trên thế giới khu vực này gắn liền với nền kinh tế tội phạm. Thứ hai, khu vực chính qui phát triển mạnh và khu vực phi chính qui giảm đi tương đối, nhưng có thể tăng về mặt tuyệt đối. Trong trường hợp này, khu vực chính qui phát triển mạnh, khu vực phi chính qui cũng phát triển tương ứng về số đo tuyệt đối nhưng giảm thiểu về số đo tương đối so với khu vực chính qui. Nhiều hoạt động ở khu vực phi chính qui có cơ hội chuyển hóa thành hoạt động chính qui. Trong trường hợp này chứng tỏ các chính sách điều hành của nhà nước là đúng đắn và hiệu quả.

Trong điều kiện sức ép về việc làm và lạm phát rất lớn như hiện nay, chúng ta cần nhận thức rõ sự tồn tại của khu vực kinh tế ngầm nói riêng và kinh tế phi chính thức nói chung là lâu dài và hợp với qui luật phát triển kinh tê-xã hội hiện nay. Theo chúng tôi, khu vực kinh tế này cần được quan tâm xử lý theo một số định hướng cơ bản dưới đây.

(1) Thừa nhận và khẳng định trên thực tế sự tồn tại của khu vực kinh tế ngầm như là bộ phận không thể tách rời của nền kinh tế quốc dân

Quan điểm ngầm là xấu, là hiện tượng tiêu cực cần được nhanh chóng đấu tranh, xử lý là một quan điểm nóng vội, thường dẫn đến những sai lầm nghiêm trọng trong quản lý kinh tế. Trước hết, chúng ta cần nhận thức đúng đắn sự tồn tại tất yếu của khu vực kinh tế phi chính qui trong đó có kinh tế ngầm- như là hệ quả của sự phát triển và khả năng hoạt động còn chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển của nền kinh tế chính thức. Các hoạt động ngầm, về cơ bản là các hoạt động vi phạm pháp luật – nhưng với mức độ và động cơ hoàn toàn khác nhau. Do đó, nhiệm vụ chính của nhà quản lý là làm thế nào để phân loại rõ các loại hoạt động ngầm, chỉ rõ đâu là các hoạt động cố tình, đâu là hoạt động hệ quả của quá trình phát triển. Trên cơ sở đó đề xuất các hướng giải quyết cho phù hợp.

(2) Nhìn nhận sự phát triển của khu vực kinh tế ngầm trong mối quan hệ biện chứng với khu vực kinh tế chính qui

Một trong những nguyên nhân cơ bản thúc đẩy hoạt động ngầm nở rộ và phát triển đó chính là sự thu hẹp hoặc phát triển chưa đúng tầm của khu vực kinh tế chính qui. Công ăn, việc làm không đáp ứng được nhu cầu lao động của người dân, đặc biệt là trong bối cảnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Thế giới đang đứng trước những nguy cơ khủng hoảng trầm trọng về lương thực. Chúng ta có cái may mắn là sau hơn 20 năm đổi mới, Việt Nam đã trở thành một trong những vựa thóc quí giá của nhân loại. Nhưng điều này không có nghĩa chúng ta sẽ được bảo đảm an ninh lương thực đến trọn đời. Tính toán của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn mới đây cho thấy, nếu không kịp thời điều chỉnh chính sách thì chỉ cần tới năm 2020, nguy cơ Việt Nam phải

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA KHU VỰC KINH TẾ NGẦM ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA NỀN KINH TẾ VIỆT NAM (Trang 104)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(142 trang)
w