KINH TẾ NGẦM
Các yếu tố tạo điều kiện cho kinh tế ngầm phát triển thường được chia làm hai nhóm lớn: i) các yếu tố kinh tế; ii) các yếu tố chính trị - xã hội.
1.3.1. Nhóm các yếu tố kinh tế
Khi đi sâu tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến việc gia tăng các hoạt động kinh tế ngầm, người ta thấy nổi cộm lên một số yếu tố chính sau:
- mức độ cung ứng hàng hóa và dịch vụ trên thị trường;
- sức mua hạn hẹp của người dân và năng lực giải quyết các vấn đề dân sinh của nhà nước;
- - chính sách thuế của Chính phủ;
- - tỷ lệ thất nghiệp.
Dưới đây chúng tôi xin giới thiệu ngắn gọn về về các yếu tố này.
Mức độ cung ứng hàng hóa và dịch vụ trên thị trường nội địa. Hàng hóa khan hiếm là một trong những nguy cơ làm nảy sinh các hoạt động sản xuất kinh doanh ngầm. Hiện tượng này thường thấy ở các nước với nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung trước đây và kinh tế chuyển đổi hiện nay. Tình hình kinh tế Việt Nam thời kỳ bao cấp là một ví dụ điển hình. Những năm ngay sau khi chiến tranh kết thúc, giai đoạn 1976- 1986, là thời kỳ khó khăn nhất của kinh tê nước ta. Cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội, phát triển kinh tế kế hoạch hóa tập trung trên phạm vi toàn quốc. Cơ chế bao cấp đã làm vô hiệu hóa năng lực phát triển của các nguồn lực kinh tế, tạo nên nhiều nghịch lý: đất nước nông nghiệp – nhưng phải nhập khẩu lương thực; đất nước của những người con anh hùng bất khuất, cần cù, chăm chỉ – nhưng đại đa số lại sống dưới mức nghèo khổ; đất nước có nguồn tài nguyên phong phú – nhưng sống trông chờ vào viện trợ và hàng hóa nhập khẩu. Khan hiếm hàng hóa tiêu dùng – đó là điểm nổi bật nhất của nền kinh tế bao cấp. Chính sự khan hiếm này đã làm nền tảng cho các hoạt động kinh tế ngầm phát triển. Điển hình có thể kể tới hoạt động trao đổi hàng hóa “ngầm”, phá rào bao cấp, tại phao số không giữa chính quyền thành phố Hồ Chí Minh với đối tác nước ngoài để giải quyết khan hiếm hàng hóa tiêu dùng cho thành phố. Hay như hiện tượng “ngầm” giao ruộng, giao đất cho hộ nông dân (Khoán 10 do ông Kim Ngọc khởi xướng) về sau trở thành một động lực cơ bản của đổi mới.
Thiếu cân đối giữa các khu vực, ngành của nền kinh tế quốc dân cũng góp
phần không nhỏ thúc đẩy hoạt động kinh tế ngầm hình thành và phát triển. Trong nhiều trường hợp sự thiếu cân đối trong các ngành kinh tế còn thúc đẩy hình thành hẳn các cơ chế điều tiết hoạt động ngầm. Thị trường dược phẩm tại nước ta trong giai đoạn hiện nay là một ví dụ. Năng lực sản xuất của các công ty trong nước hiện chỉ đáp ứng được chưa tới 30% nhu cầu của thị trường. 70% còn lại phụ thuộc vào nhập khẩu. Chính sự chênh lệch trong xuất – nhập này cộng thêm với cơ chế kiểm soát lỏng lẻo đã tạo điều kiện cho các hoạt động: nhập lậu thuốc, khai gian trốn thuế và sản xuất thuốc giả gia.
Sức mua hạn hẹp của người dân và năng lực giải quyết các vấn đề dân sinh của nhà nước cũng là một điều kiện thúc đẩy kinh tế ngầm phát triển. Đồng lương
không đủ sống, thu nhập chính thức không đủ để trang trải những nhu cầu thiết yếu hàng ngày, người dân buộc phải nghĩ cách làm thêm tăng thu nhập. Đã làm thêm thì xu hướng chính là tránh các hệ thống thống kê chính thức, tránh cơ quan thuế. Đây về nguyên tắc cũng là một hình thức hoạt động của kinh tế ngầm. Cái nguy hiểm của chúng ta hiện nay là không phải chỉ người dân làm thêm mà toàn xã hội, đặc biệt là cán bộ công chức đều làm thêm thêm. Rõ ràng , với mức lương như hiện nay (04.2008) dao động trung bình trong khoảng từ 800.000 đồng – 3.000.000 đồng/ tháng thì không một cán bộ công chức nào có thể tồn tại được nếu không có các khoản thu nhập thêm. Ngành ngành làm thêm, người người làm thêm. Thu nhập thêm chính đáng – có, không chính đáng – có. Phần không chính đáng đó – thực chất là khu vực kinh tế ngầm. Tác giả Phan Đình Thế trong một nghiên cứu được trình bày tại Hội thảo hàng năm của các nhà kinh tế lần thứ 30 tổ chức tại Đại học Ôxtrâylia (23-26/09/2001) đã thử tính toán khoản thu nhập thêm của nhân viên nhà nước. Mặc dù quy mô còn nhỏ, nhưng nghiên cứu của ông đã cung cấp một số số liệu theo chúng tôi là có cơ sở và rất đáng quan tâm. Nghiên cứu này khẳng định thu nhập không khai báo của các hộ gia đình cán bộ nhà nước chiếm không ít hơn ½ thu nhập khai báo của họ9. Một số nghiên cứu khác của các tác giả độc lập thuộc một số tổ chức quốc tế như OECD, WB10 đã đưa ra đánh giá – khu vực kinh tế ngầm tại Việt Nam có giá trị bằng 50% tổng giá trị GDP.
Chính sách thuế của Chính phủ. Ở bất kỳ quốc gia nào, chính sách thuế luôn có
ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của doanh nghiệp và cá nhân. Áp đặt tổng mức thuế suất quá cao vượt quá khả năng “chịu đựng” của các thành phần kinh tế - đồng nghĩa với việc nhà nước đang đẩy các doanh nghiệp vào “hoạt động ngầm” bất đắc dĩ. Thực tiễn hoạt động trên thế giới cho thấy, tổng mức thuế có thể chấp nhận được thường dao động trong khoảng 25-26% GDP. Tỷ lệ này ở nước ta hiện nay là 33-35%. Thuế cao, bắt buộc các doanh nghiệp sẽ thu hẹp khu vực khai báo chính thức để bảo tồn lợi ích kinh tế. Khu vực khai báo thu hẹp có nghĩa là nguồn thu sẽ giảm. Nguồn thu giảm, nhà nước lại tìm cách tăng thuế để bảo đảm chi tiêu. Cứ thế, vòng luẩn quẩn đó sẽ là cơ hội làm gia tăng
9Phan Đình Thế (2001). Phân tích khu vực về nguồn thu nhập không được báo cáo đầy đủ tại Việt Nam. Tham luận tại Hội thảo hàng năm các nhà kinh tế lần thứ 30, Đại học Tây Ôxtrâylia, ngày 23-26 tháng 09 năm 2001.
10 Schnei Friedrich, Dominik Enste (2000). Các nền kinh tế đen: Quy mô, nguyên nhân và hậu quả. Tạp chí Journal of Economic Literature, 38. tr.77-114. Stoyan Teney, Amanda Carlier, Omar Chaudry, Nguyễn Quỳnh Trang.
Hoạt động không chính thức và môi trường kinh doanh ở Việt Nam. Washington: IFC, WB và MPDF, 2003. tr. 18- 19.
các hoạt động ngầm và thu hẹp ngân sách nhà nước. Bởi vậy, nếu chính sách thuế không hợp lý về lâu dài sẽ đẩy nền kinh tế vào tình trạng khó khăn.
Tỷ lệ thất nghiệp. Thất nghiệp gia tăng sẽ đẩy cao nhu cầu tìm kiếm việc làm.
Người lao động sẽ dễ dàng đi đến các thỏa thuận lao động phi chính thức theo kiểu làm hợp đồng không đóng bảo hiểm, hợp đồng ngoài giờ, thậm chí làm việc trả công theo giờ, theo vụ việc không cần hợp đồng văn bản. Loại hình hoạt động này là cơ sở để làm gia tăng nguồn thu nhập phi chính thức.
1.3.2. Nhóm các yếu tố chính trị - xã hội
Người ta thường đề cập đến hai nhóm yếu tố chính trị-xã hội là nguyên nhân cơ bản làm nảy sinh hoạt động kinh tế ngầm đó là: i) chính quyền mất uy tín với dân
chúng; ii) chính quyền vi phạm các cam kết về trách nhiệm xã hội.
Uy tín của chính quyền có ý nghĩa quyết định trong việc điều tiết các hoạt động ngầm. Cơ chế quản lý hành chính quan liêu, cán bộ tham nhũng – chính là những nguyên nhân khuyến khích hình thành các hoạt động bất hợp pháp. Đây là vấn đề không chỉ nổi cộm ở nước ta mà luôn là tâm điểm quan tâm của hầu hết các nước trên thế giới, đặc biệt là ở các quốc gia có nền kinh tế chuyển đổi. Đặc trưng của các nền kinh tế này là hệ thống pháp luật chưa hoàn thiện, cơ chế hành pháp còn nhiều sơ hở, cán bộ thực thi pháp luật lại xem thường luật pháp – đây chính là mảnh đất màu mỡ nuôi dưỡng các hoạt động ngầm.
Yếu tố thứ hai, cũng là một hiện tượng thường gặp ở các nước phát triển, khi chính quyền vi phạm các cam kết của mình về trách nhiệm xã hội, xem nhẹ hoặc bỏ qua các vấn đề an sinh xã hội của đại đa số người dân. Cơ sở hạ tầng yếu kém, giao thông ùn tắc, môi trường ô nhiễm, dịch vụ công bị lãng quên, hệ thống xét xử thiếu minh bạch, công bằng… những vi phạm cam kết này từ phía chính quyền là cơ sở làm nảy sinh các hoạt động ngầm. Xét về lý thuyết, khi hai bên thỏa thuận ký kết với nhau một bản hợp đồng, điều kiện để một trong số các bên chủ động phá vỡ hợp đồng có thể được biểu diễn qua công thức:
∆U – P(s).S> 0 (1)
Trong đó: ∆U – mức lợi nhuận mong đợi (trong trường hợp phá hợp đồng); S – mức phạt;
P(s) – xác suất bên thứ hai phát hiện ra dấu hiệu vi phạm hợp đồng của bên thứ nhất.
Như vậy, về bản chất khi tiến hành đăng ký kinh doanh tức là chúng ta đang ký với chính quyền một bản hợp đồng. Theo đó, doanh nghiệp có trách nhiệm chịu sự quản lý và đóng thuế cho nhà nước theo qui định của pháp luật và ngược lại nhà nước có trách nhiệm bảo đảm các quyền lợi chính đáng của doanh nghiệp. Điều kiện của hợp đồng sẽ được tuân thủ khi doanh nghiệp thấy rõ ràng lợi ích của việc chấp hành nghiêm túc các điều khoản giao ước, tức (1)>0. Ngược lại, vì một lý do nào đó, nhà nước không thực hiện nghiêm túc các cam kết của mình, không quan tâm đến quyền lợi chính đáng của doanh nghiệp, đeo bám tư tưởng hành chính chỉ huy thay vì hành chính phục vụ - lẽ đương nhiên đây sẽ là động lực thúc đẩy các hoạt động ngầm phát triển.
Ngoài hai yếu tố cơ bản trên còn có nhiều yếu tố khác là nguyên nhân thúc đẩy khu vực kinh tế ngầm như:
- chính sách phát triển thiếu cân đối của nhà nước, tập trung cao độ nguồn lực để thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tạo ra sự chênh lệch quá lớn giữa thành thị và nông thôn, đẩy xa khoảng cách giàu nghèo;
- chưa quan tâm đầy đủ đến các chính sách an sinh xã hội, thiếu gắn kết biện chứng giữa tăng trưởng kinh tế và chất lượng cuộc sống, trong nhiều trường hợp vô tình đã đẩy tầng lớp nghèo ra bên lề của quá trình phát triển;
- hệ thống pháp luật không đầy đủ và thiếu đồng bộ, điều này đặc biệt thường gặp ở các nước có nền kinh tế chuyển đổi như ở ta;
- khả năng thực thi pháp luật còn nhiều bất cập. Có nhiều lý do dẫn đến tình trạng này nhưng cơ bản là vì trình độ xây dựng luật cũng như thi hành luật của bộ máy chính quyền còn yếu, không đáp ứng kịp với sự thay đổi của môi trường;
- hiệu quả quản lý hành chính thấp, bộ máy công quyền quan liêu, tham nhũng cũng là một nguyên nhân thúc đẩy các hoạt động tạo thu nhập bất hợp pháp.
Tóm lại, trên đây là một số nguyên nhân cơ bản nhằm nảy sinh khu vực kinh tế ngầm. Tất nhiên đây chưa thể là tất cả. Bởi bản chất của cuộc sống là luôn luôn vận động – do đó khu vực kinh tế ngầm cũng luôn luôn thay đổi. Đó trước hết là phản ứng “tự vệ” của các chủ thể kinh tế trước những điều kiện mới. Tuy nhiên, cần nhận rõ không phải cứ ngầm là xấu. Nhiều hoạt động ngầm nhìn từ một khía cạnh nào đó lại có ý nghĩa hết sức tích cực. Nó tạo công ăn việc làm, giúp lưu thông hàng hóa, cân đối cung cầu, điều tiết nền kinh tế, giúp tăng thu nhập, cải thiện đời sống người dân…
những việc mà không phải lúc nào nền kinh tế chính thức cũng có thể thực hiện tốt được.
1.4. KHU VỰC KINH TẾ NGẦM Ở MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI
Khu vực kinh tế ngầm được các nhà nghiên cứu của các nước trên thế giới mô tả với những tên gọi và nhận dạng khác nhau. Tuy nhiên, không nước nào phủ nhận sự tồn tại cũng như vai trò của nó trong đời sống kinh tế - xã hội của nước họ. Trong những năm gần đây, nhiều nước đã có những công trình nghiên cứu nghiêm túc nhằm tính toán sự đóng góp của của khu vực kinh tế này trong tổng sản phẩm nội quốc (GDP), mặc dù chưa nước nào đưa ra được con số chính xác về quy mô của nền kinh tế này trong nền kinh tế mà chủ yếu là đưa ra con số ước tính mà thôi. Để ước tính quy mô của khu vực kinh tế ngầm trong nền kinh tế quốc dân nói chung, các nước thường dùng những biện pháp tính dựa vào: 1) luồng hàng hóa cung ứng; 2) lao động đầu vào; 3) phương pháp
điều tra hộ dân cư; 4) phương pháp đánh giá thông qua mức tiêu thụ điện năng và 5) phương pháp phân tích nhu cầu sử dụng tiền mặt.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, khu vực kinh tế ngầm có những vai trò khác nhau trong từng nước. Đối với các nước công nghiệp hóa và phát triển thì dường như khu vực này không giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế bằng các nước đang phát triển, đặc biệt đối với các nước đang trong giai đoạn chuyển đổi, nơi có sự chuyển dịch đáng kể của lực lượng lao động từ khu vực sản xuất chính qui sang khu vực phi chính qui trong giai đoạn đầu của chuyển đổi kinh tế và khu vực nhà nước bị thu hẹp dần. Kết quả nghiên cứu nhiều công trình đã khẳng định, khu vực kinh tế ngầm tại 3 nhóm nước: OECD, các nước đang phát triển và các nước đang trong thời kỳ chuyển đổi kinh tế có vai trò rõ nét nhất. Số liệu trong Bảng 1.3 cho thấy một số kết quả đánh giá sơ bộ độ lớn của khu vực kinh tế ngầm trong GDP của ba nhóm nước nêu trên.
1.4.1. Khu vực kinh tế ngầm tại các nước OECD
Khu vực kinh tế ngầm tại các nước OECD được xác định bao gồm ba loại hình hoạt động chính là:
- Các hoạt động sản xuất hợp pháp nhưng không khai bao, công bố. Đây là bộ phận cơ bản của khu vực kinh tế phi chính qui. Nó bao gồm các hoạt động sản xuất, thực ra là hợp pháp song không được khai báo, đăng ký cho các cơ quan chính quyền để trốn thuế hay tránh phải nộp các loại phí hoặc lệ phí. Hoạt động của nhóm này có thể là
buôn bán, dịch vụ, vận chuyển, sửa chữa, bảo dưỡng nhỏ cho các hộ gia đình cũng như làm công việc nhà như cấp dưỡng, trông trẻ, gia sư.
Bảng 1.3. Ước tính tỷ trọng trung bình của khu vực kinh tế ngầm trong GDP của 3 nhóm nước giai đoạn 1989-1993 (% GDP)
Nhóm nước Tỷ trọng kinh tế ngầm trong GDP, %
Các nước đang phát triển
Châu Phi 43,9
Trung và Nam Mỹ 38,9
Châu Á 35,0
Các nước có nền kinh tê chuyển đổi
Các nước thuộc Liên Xô cũ 25,1
Các nước Đông Âu 20,7
Các nước công nghiệp phát triển OECD
Tính theo phương pháp phân tích điện năng 15,4
Tình theo phương pháp phân tích dòng tiền 12,9
(Nguồn: Нуреев Р.М. Экономика развития модели становления рыночной экономики. М.: Инфра-М, 2001.с 88.)
- Những hoạt động sản xuất hàng hóa và dịch vụ bất hợp pháp gồm buôn bán và phâ phối các chất ma túy, chất kích thích, tổ chức đánh bạc, mê tín dị đoan, mua – bán dâm.
- Hoạt động có thu nhập nhưng được che giấu, thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau như sử dụng thiết bị của công sở làm việc riêng, nhân viên tham ô vật liệu hay dụng cụ tại nơi làm việc.
Hầu hết các nước OECD đều cố gắng tính toán sự đóng góp vào GDP của nhóm