Chỉ số phát triển giá trị sản xuất công nghiệp phân theo thành phần kinh tế

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA KHU VỰC KINH TẾ NGẦM ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA NỀN KINH TẾ VIỆT NAM (Trang 83 - 86)

kinh tế24

Đơn vị: Năm trước = %

Năm 2000 2003 2004 2005 2006 2007 ước tính Tổng số 117,5 116,8 116,6 117,1 117,0 117,1 Kinh tế nhà nước 113,2 111,9 111,9 107,2 106,3 105,6 Trung ương 113,6 116,2 114,8 112,4 109,5 108,7 Địa phương 112,6 103,5 105,6 94,8 97,1 95,8

Kinh tế ngoài nhà nước 119,2 123,3 122,3 125,5 125,7 126,0

Tập thể 124,0 106,1 107,0 106,7 106,5 103,4 Tư nhân 138,7 135,8 131,0 131,4 131,7 131,8

Cá thể 106,6 108,9 109,9 115,6 114,4 113,2

Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài

121,8 118,0 117,4 121,2 119,9 119,2

(Nguồn: Tổng cục Thống kê. Niên giám Thống kê 2007. Hà Nội: Thống kê, tr. 354 )

3.1.4. Những khó khăn chung khi tiến hành khảo sát khu vực kinh tế ngầm tại nước ta (từ kinh nghiệm khảo sát ở Hà Nội)

Khi đánh giá khu vực kinh tế phi chính thức và kinh tế ngầm nói riêng, nhóm nghiên cứu gặp nhiều khó khăn.

Thứ nhất, nhìn chung khu vực kinh tế ngầm từ trước tới nay chưa được quan tâm

nhiều. Phải đợi đến khi Hệ thống tài khoản quốc gia SNA93 được nghiên cứu và đưa vào áp dụng tại Việt Nam, lúc đó việc đo lường quy mô của khu vực kinh tế phi chính thức nói chung và kinh tế ngầm nói riêng mới bắt đầu được các chuyên gia trong nước và nước ngoài quan tâm tới. Tuy nhiên, việc đo lường gặp nhiều khó khăn vì thiếu thông tin va cơ sở dữ liệu. Với sự trợ giúp của các chuyên gia Liên Hợp Quốc, Tổng cục Thống kê đã bước đầu thử nghiệm tính toán độ lớn của khu vực kinh tế này. Bước đầu chỉ một số hoạt động phi chính thức sau đây được xem xét và đưa vào lượng hóa:

- Hoạt động sản xuất phụ của hộ gia đình nông dân ở nông thôn. Chẳng hạn như sản xuất tiểu thủ công nghiệp, tự chế biến nông sản để phục phụ nhu cầu tiêu dùng, xây dựng nhà ở của nhân dân, hoạt động dịch vụ vận tải ở nông thôn, buôn bán ở chợ, cắt tóc, chụp ảnh dạo, cho thuê các phương tiện, công cụ lao động, dịch vụ thú y, gây giống gia súc và cây trồng…

- Sản xuất cá thể của các hộ gia đình ở thị trấn, thị tứ, thành phố như hoạt động buôn bán nhỏ không khai báo, sửa chữa đồ dùng sinh hoạt, vận tải cá thể, nhà nghỉ, quán ăn qui mô nhỏ, dịch vụ cá nhân…

24 Số liệu mới nhất được điều chỉnh theo kết quả điều tra doanh nghiệp và lộ trình cổ phần hóa của Tổng cục Thống kê.

- Dịch vụ làm thuê ở hộ gia đình, kể cả làm thuê cho người nước ngoài, dịch vụ làm theo mùa vụ của dân các tỉnh biên giới, dịch vụ làm thuê trong các tổ chức quốc tế, đại sứ quan, lãnh sứ quan của nước ngoài đóng trên lãnh thổ Việt Nam.

- Hoạt động buôn bán xuất- nhập khẩu của dân cư tại các cửa khẩu biên giới, đặc biệt là hoạt động buôn lậu.

- Dịch vụ cho thuê nhà ở tự có của các hộ gia đình nông thôn và thành thị.

- Hoạt động thu mua phế liệu, thu gom đồ cũ, giấy cũ, bao bì các đồ dùng cá nhân và hộ gia đình.

- Dịch vụ y tế, văn hóa, đào tạo, thể dục – thể thao, quảng cáo, tư vấn, môi giới kinh doanh và cho thuê bất động sản do cá nhân, hộ gia đình thực hiện nhưng không đăng ký kinh doanh theo pháp luật.

- Hoạt động trông coi xe, cho thuê bãi để xe, thuê nhà ở của cá nhân và hộ gia đình.

- Hoạt động sản xuất – kinh doanh của các cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan an ninh quốc phòng, cơ quan hành chính sự nghiệp, đoàn thể nhằm tăng thêm thu nhập cho cán bộ, công nhân viên, trong đó không ít các hoạt động bất hợp pháp, sai nguyên tắc, vi phạm pháp luật.

- Hoạt động sản xuất kinh doanh trong các trại cải tạo, phục hồi nhân phẩm, trại hủi, lao, trại trẻ mồ côi, trại tế bần và người già cô đơn. Sản xuất trong khu vực này trươc hết nhằm mục đích tự sản, tự tiêu, cải thiện đời sống của các thành viên.

- Hoạt động của các tổ chức không vụ lợi, các tổ chức từ thiện, Hội tôn giáo, Hiệp Hội hợp pháp.

- Hoạt động dịch vụ nông nghiệp của hộ nông dân thú y, gây giống, thủy lợi… mang tính chất phục vụ cho sản xuất của bản thân mình hoặc các hộ gia đinh trong vùng.

Điều đáng lưu ý là trong số các hoạt động được đưa vào đo lường nêu trên các hoạt động bất hợp pháp dường như chưa được quan tâm đến nhiều. Điều này càng làm nổi rõ tính phức tạp trong đo lường, quản lý và điều chính khu vực kinh tế ngầm.

Thứ hai, nhóm nghiên cứu thực sự gặp khó khăn trong vấn đề tìm kiếm và khảo sát

thông tin. Đại đa số các doanh nghiệp, người dân, đại diện cơ quan quản lý nhà nước khi được hỏi đến kinh tế ngầm đều trả lời hết sức dè dặt, đa phần là trốn tránh những câu trả lời trực tiếp. Nhận thức được vấn đề này, nhóm nghiên cứu đã thiết kế phiếu điều tra

gồm hệ thống các câu hỏi mở và đóng, phối hợp linh hoạt và tạo điều kiện thuận lợi nhất về tâm lý cho người trả lời.

Thứ ba, một khó khăn nữa liên quan đến vấn đề lựa chọn phương pháp. Do có quá

nhiều các phương pháp khác nhau để đánh giá khu vực kinh tế ngầm nói riêng và khu vực phi chính thức nói chung, nhóm nghiên cứu thực sự gặp khó khăn khi phải lựa chọn hoặc đề xuất một phương pháp nào cho thật phù hợp với điều kiện nước ta. Nhiều phương pháp tốt về mặt phương pháp luận như phương pháp khảo sát thực nghiệm nhưng lại hết sức tốn kém về kinh phí. Có những phương pháp

3.2.ĐÁNH GIÁ ĐỘ LỚN CỦA KHU VỰC KINH TẾ NGẦM Ở VIỆT NAM

3.2.1. Đánh giá chung

Tính đến thời điểm này, ở Việt Nam chưa có một khảo sát chính thức nào về khu vực kinh tế ngầm, thậm chí vẫn chưa có khái niệm thống nhất nào. Khảo sát của nhóm nghiên cứu tại Hà Nội cho thấy, đại đa số các doanh nghiệp hiểu rất mơ hồ về khái niệm kinh tế ngầm, chủ yếu dựa vào suy diễn từ ngầm – có nghĩa là không chính thức, phạm pháp, không minh bạch. Ngay đại diện của một số cơ quan quản lý nhà nước, trực tiếp liên quan đến việc quản lý các hoạt động kinh tế ngầm cũng nắm rất mơ hồ về các phương pháp để định lượng khu vực này và hầu như không lý giải được vì sao đến tận bây giờ cơ quan chủ quản vẫn chưa có những nghiên cứu và đánh giá thấu đáo hoặc đề xuất đưa vào hệ thống thống kế thường niên quốc gia khu vực kinh tế có ảnh hưởng rất lớn này. Trên thực tế, Tổng cục Thống kê nước ta (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) các năm 1989, 1992, 1994 và 1996 đã tiến hành khảo sát và có đưa ra ước tính khu vực kinh doanh không chính thức có thể chiếm hơn một nửa giá trị GDP của khu vực chính thức.25 Tuy nhiên, cần phải lưu ý, theo định nghĩa của Tổng cục Thống kê, hoạt động kinh doanh không chính thức bao gồm: (1) sản xuất của hộ gia đình ở nông thôn; (2) các hoạt động kinh doanh không đăng ký ở thành thị; (3) thu nhập không báo cáo để trồn thuế; (4) dịch vụ nội địa; (5) buôn lậu; (6) cho thuê nhà hoặc đồ đạc; (7) các hoạt động phụ không khai báo của các cơ quan hành chính, quân đội, nhà tù, trại cải tạo và các trại trẻ mồ côi; (8) hoạt động của các cơ quan phi lợi nhuận, các tổ chức từ thiện, Hội Chữ thập đỏ và các tổ chức tương tự. Rõ ràng quan niệm này rộng hơn quan niệm về kinh tế ngầm mà chúng ta đã xem xét trong Chương I dựa trên nguyên tắc phân loại của Hệ

25 Tổng cục Thống kê Việt Nam (2001). Một số vấn đề trong việc lập sổ sách kế toán của các cơ quan ở Việt Nam.

Báo cáo tại Hội thảo khu vực về Hệ thống kế toán quốc gia 1993, ngày 7-11 tháng 05 năm 2001, tại Manila, Philippines.

thống Tài khoản quốc gia SNA93. Năm 1993, Vụ Thống kê kinh tế của Liên Hợp Quốc đã giúp chúng ta ước tính khu vực này. Kết quả tính toán được thể hiện trong Bảng 4.1. dưới đây.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA KHU VỰC KINH TẾ NGẦM ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA NỀN KINH TẾ VIỆT NAM (Trang 83 - 86)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(142 trang)
w