Tổng kết giá trị kinh tế ngầm trong nền kinh tế quốc dâ

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA KHU VỰC KINH TẾ NGẦM ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA NỀN KINH TẾ VIỆT NAM (Trang 95 - 97)

Đơn vị: tỷ đồng STT Tên gọi 2000 2003 2004 2005 2006 2007 1. Giá trị của kinh tế ngầm theo ngành (I) 52206,7 51502,2 49644,7 48968,9 47716,0 49447,3 2. Giá trị hoạt 18064,32 22712,55 25728,44 28585,08 29622,92 33190,50

động ngầm, (II) 3. Giá trị hoạt động ngầm, (III) 83322.5 118189,5 139828,5 165806.8 193867,3 227965,8 4. Giá trị hoạt động ngầm, (I)+(II)+(III) 153593.5 192404,3 193562,6 243360,7 271206,2 310603.6 5. Tỷ lệ so với GDP, % 34,78 31,46 30,08 28,99 27,83 27,15

(Nguồn: Tính toán của nhóm nghiên cứu)

C. Một số đánh giá, bình luận chủ quan của nhóm nghiên cứu

Với cách tính như trên, kết quả thu được về độ lớn của khu vực kinh tế phi chính thức giao động trong khoảng 20-25% GDP. Tuy nhiên, thực tế khảo sát tại thành phố Hà Nội và nghiên cứu tình hình kinh tế nước ta trong những năm vừa qua cho thấy:

1. Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động theo con số thống kê chính thức 4,64% (năm 2007) với xu hướng giảm đều qua các năm từ 2000 cho đến nay là chưa thật sự chính xác. Theo đánh giá chủ quan của chúng tôi, tỷ lệ này hiện nay ở nước ta không dưới 7%.

2. Hiệu quả sử dụng thời gian có ích phục phụ cho công việc ở khu vực chính thức được ước tính chung cho tất cả các loại hình lao động trên 80% thực sự chưa thật chính xác, bởi vì ngoài việc sử dụng thời gian trong giờ làm việc chính thức để thực hiện công việc phi chính thức (20% quỹ thời gian), phần lớn các hoạt động phi chính thức được người lao động thực hiện thêm ngoài giờ, ít nhất không dưới 2-3 tiếng/ngày. Như vậy, có thể thấy tổng thời gian người lao động tham gia vào các hoạt động phi chính thức có thể đạt tới 40-50% so với thời gian làm công việc chính thức.

3. Nếu ta thay đổi hai chỉ số này, kết quả định lượng khu vực kinh tế ngầm tại Việt Nam giai đoạn 2000-2007 sẽ dao động trong khoảng 30-40% GDP.

Theo chúng tôi, đây là con số tương đối phù hợp với điều kiện thực tế hiện nay ở nước ta. Tuy nhiên, để có một đánh giá thật sự tin cậy hơn nữa, chúng tôi cần thêm thời gian và kinh phí để tiến hành khảo sát một cách bài bản, đúng qui trình, bám sát thực tiễn. Rất hy vọng trong tương lai không xa chúng tôi sẽ có cơ hội để tiếp tục phát triển và hoàn thiện những phần công việc mà đề tài này mới chỉ dừng lại ở phần định hướng cách làm.

3.3.ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA KINH TẾ NGẦM ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ QUỐC DÂN (QUA KHẢO SÁT TẠI TP. HÀ NỘI)

Như đã trình bày ở Chương II, phương pháp đánh giá ảnh hưởng của kinh tế ngầm về cơ bản xuất phát từ hai hướng chính: 1) đánh giá mức độ ảnh hưởng của kinh tế ngầm tới các hoạt động đối ngoại của chủ thể khảo sát (ảnh hưởng bên ngoài), nhóm này chia làm hai vùng ảnh hưởng chính: ảnh hưởng chính trị và ảnh hưởng kinh tế; 2) đánh giá mức độ ảnh hưởng thông qua các ảnh hưởng bên trong. Khu vực này thường được xét với 5 nhóm ảnh hưởng cơ bản: (i) ảnh hưởng tới năng lực sản xuất; (ii) ảnh

hưởng tới các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô; (iii) ảnh hưởng đến trình độ phát triển khoa học công nghệ; (iv) ảnh hưởng tới các vấn đề an sinh xã hội và lợi ích cộng đồng; và (v) một số ảnh hưởng khác. Ở đây, chúng tôi chỉ xét đến nhóm ảnh hưởng bên trong và tập

trung chủ yếu vào ba nhóm chỉ tiêu chính: 1) ảnh hưởng của kinh tế ngầm tới năng lực sản xuất của Hà Nội; 2) ảnh hưởng của kinh tế ngầm tới các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô của thành phố; và 3) ảnh hưởng của kinh tế ngầm tới các vấn đề đề an sinh xã hội.

3.3.1. Ảnh hưởng của kinh tế ngầm tới năng lực sản xuất

Để đánh giá năng lực sản xuất của thành phố và mức độ ảnh hưởng của khu vực kinh tế ngầm, đề tài sử dụng một số tiêu chí định lượng như sau:

(1) Tăng trưởng tổng sản phẩm nội địa (GDP)

Theo số liệu thống kê trong Bảng 3.15 ta thấy giai đoạn 1995-2007, GDP của thành phố Hà Nội liên tục tăng trưởng trên 10% (tốc độ tăng GDP bình quân là 18%/năm), trong khi chỉ số giá tiêu dùng là dưới 10% cho thấy nền kinh tế có sự phát triển ổn định. Điểm đáng chú ý là mức tăng GDP trung bình của khu vực nhà nước là 15%, của khu vực ngoài nhà nước là 20% và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài là 31%. Điều này cho thấy tốc độ tăng trưởng GDP tại khu vực có vốn đầu tư nước ngoài là cao nhất, thể hiện sự quan tâm ngày càng lớn của các nhà đầu tư nước ngoài vào Hà Nội và hiệu quả hoạt động của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA KHU VỰC KINH TẾ NGẦM ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA NỀN KINH TẾ VIỆT NAM (Trang 95 - 97)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(142 trang)
w