Bình quân các loại đất đai trên đầu người qua các giai đoạn

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA KHU VỰC KINH TẾ NGẦM ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA NỀN KINH TẾ VIỆT NAM (Trang 81 - 83)

Đơn vị: m2/người

Năm Đất nông nghiệp Đất canh tác Đất lâm nghiệp

1985 1318 1137 1800

1990 1139 938 1610

1995 1086 829 1450

2007 1108 485 1318

(Nguồn: Đỗ Văn Hòa. Nghiên cứu di dân Việt Nam. NXB Nông nghiệp; tính toán của nhóm tác giả theo số liệu của Niên giám Thống kê 2007)

Có thể thấy các loại đất đai trên đầu người giảm rõ rệt, đặc biệt là diện tích đất nông nghiệp và đất canh tác. Quỹ đất đai ngày càng giảm kể cả về số lượng và chất lượng. Chương trình sử dụng đất đai có hiệu quả và bền vững gặp phải khó khăn vì khả năng đầu tư có hạn, đặc biệt có điều kiện tự nhiên khắc nghiệt và đời sống dân cư nghèo khó. Thiếu việc làm và việc làm kém hiệu quả ở những vùng này tất yếu sẽ dẫn đến việc người lao động phải tự tạo việc làm phi nông nghiệp hoặc phải tự di chuyển để tìm kế mưu sinh.

Trong thời kỳ đổi mới, sự thay đổi của chính sách ruộng đất nông nghiệp, nông thôn có vị trí đặc biệt quan trọng. Nghị quyết 10 của Bộ chính trị (04/1988) về việc đổi mới quản lý nông nghiệp chuyển từ hợp tác xã sang khoán hộ; Luật Đất đai ra đời 1993 và Luật Đất đai sửa đổi năm 2001; chính sách giao đất cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng lâu dài và gần đây nhất là Nghị quyết của Bộ Chính trị về vấn đề tam nông: nông nghiệp – nông thôn và nông dân trong điều kiện mới. Tất cả đã tạo ra những tiền đề quan trọng cho sự phát triển nông nghiệp và tác động mạnh mẽ đến khu vực kinh tế phi chính thức, trong đó có kinh tế ngầm ở nông thôn.

Đất đai canh tác ngày càng thu hẹp, đặc biệt ở các tỉnh đồng bằng xung quanh các thành phố lớn. Trong khi nông nghiệp, nông thôn nước ta chưa có khả năng tạo đủ việc làm cho lực lượng lao động đông đảo ở khu vực nông thôn. Đó là nguồn gốc cốt lõi tạo

nên sự phát triển mạnh mẽ khu vực kinh tế phi chính thức trong đó có các hoạt động kinh tế ngầm. Hiện nay, tình hình hầu như vẫn chưa có nhiều chuyển biến mà ngược lại sự dư thừa lao động ở nông thôn lại bộc lộ gay gắt và phổ biến hơn, tạo ra sự căng thẳng xã hội, trở thành một vấn đề bức xúc cần nhanh chóng được giải quyết.

(4) Sự phát triển của kết cấu hạ tầng

Ngày nay, phát triển thông tin là nhu cầu tất yếu của kinh tế thị trường và nhà nước có chức năng cung cấp thông tin cho doanh nghiệp và người dân đầy đủ, chính xác, kịp thời. Hiện nay, các thông tin về thị trường lao động đều được phổ biến rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng. Sự phát triển của thông tin tạo cơ hội cho người dân trong tìm kiếm cơ hội và lựa chọn việc làm.

Hệ thống giao thông quốc gia: đường bộ, đường thủy liên tỉnh, liên huyện được xây dựng và phát triển. Các phương tiện giao thông cũng đa dạng, thuận lợi hơn trước. Do đó, thông tin về việc làm đến với người lao động cần việc làm ở nông thôn cũng nhanh, nhạy hơn và việc đi lại trong phạm vi cả nước. giữa thành thị - nông thôn cũng dễ dàng hơn, nhanh chóng hơn.

Sự phát triển của kết cấu hạ tầng tác động mạnh mẽ đến khu vực kinh tế ngầm. Người lao động dễ dàng hơn trong tìm kiếm và tự tạo việc làm. Di dân là một hiện tất yếu trong quá trình phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Bộ phận lao động này sẽ góp phần giải quyết những khó khăn về nhân lực ở đô thị. Chính họ là những người đảm nhận những công việc nặng nhọc, hỗn tạp, vốn không thích hợp với người dân thành phố. Dòng di dân này sẽ còn tiếp tục diễn ra trong nền kinh tế thị trường nếu như nông thôn nước ta không có những chuyển biến sâu về phát triển kinh tế, thu hẹp khoảng cách thành thị - nông thôn và nâng cao đáng kể mức sống của người dân nông thôn trong tương lai.

(5) Các chính sách kinh tế xã hội

Chính sách đô thị hóa gắn phát triển công nghiệp, mở mang dịch vụ xã hội, xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế, kỹ thuật… đã thu hút nhiều lao động. Ngoai những lao động có trình độ khoa học kỹ thuật, các nhà trí thức, nhà kinh doanh mà thành phố có khả năng đáp ứng còn cần rất nhiều lao động giản đơn, nặng nhọc, lao động dịch vụ… đáp ứng nhu cầu sinh hoạt hàng ngày cho đô thị.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA KHU VỰC KINH TẾ NGẦM ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA NỀN KINH TẾ VIỆT NAM (Trang 81 - 83)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(142 trang)
w