KHU VỰC KINH TẾ NGẦM TRONG NỀN KINH TẾ VIỆT NAM

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA KHU VỰC KINH TẾ NGẦM ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA NỀN KINH TẾ VIỆT NAM (Trang 76 - 81)

3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển khu vực kinh tế ngầm tại Việt Nam

Việt Nam vốn là nước nông nghiệp. Do tính chất thời vụ sản xuất nông nghiệp vào những lúc nông nhàn người nông dân thường tìm đến các công việc để nâng cao mức thu nhập. Dần dần cùng với sự phát triển của lực lượng sản xuất, nhiều ngành nghề xuất hiện: giấy, gốm sứ, thủy tinh, dệt may, chế biến thực phẩm, rèn đúc kim loại… ở mỗi địa phương. Về sau phát triển thành các làng nghề khác nhau: gốm Bát Tràng, tơ lụa Vạn Phúc, gỗ Đồng Kỵ, đúc đồng Đại Bái… phát triển cho đến tận ngày hôm nay.

Trong thời kỳ Pháp thuộc, do sự hình thành và phát triển của một số đô thị, các trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa… nhu cầu về các loại sản phẩm thủ công truyền thống được mở rộng. Mặc dù bị các ngành nghề công nghiệp của Pháp cạnh tranh nhưng nhiều ngành thủ công vẫn tồn tại và phát triển, tạo việc làm và thu nhập cho dân cư. Ở các đô thị, các trung tâm văn hóa, chính trị lớn, cuộc sống cao của các tầng lớp trên đã làm nảy sinh nhu cầu về nhiều loại lao động dịch vụ như: lao công, giặt là quần áo, kéo xe tay, con ở… Đó là những lý do thúc đẩy khu vực kinh tế ngầm tồn tại và phát triển.

Trong thời kỳ kế hoạch hóa tập trung, cũng giống như khu vực ngoài quốc doanh, về mặt pháp lý, khu vực kinh tế ngầm không được phép tồn tại. Tuy nhiên, trên thực tế vẫn có những hoạt động phi chính thức như: sửa chữa xe đạp, mua bán phế liệu, sản xuất dấu diếm, bán hàng rong… Ở thời kỳ này, vai trò và độ lớn của khu vực này là không đáng kể trong nền kinh tế, không được đề cập đến trong các số liệu thống kê, chính sách của nhà nước, cũng như chưa có sự quan tâm nghiên cứu đúng mức và hệ thống. Trên thực tế, do thu nhập từ hoạt động kinh tế chính thức còn rất thấp, nên những người có điều kiện tham gia các hoạt động kinh tế phi chính thức lại có thu nhập đáng kể. Chẳng hạn hoạt động thợ may (không đăng ký), bán quán, buôn hàng trốn thuế … luôn là những công việc đưa lại nguồn thu nhập cao.

Trong quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường, nhiều hoạt động kinh tế ngầm được mặc nhiên công nhận nên càng có điều kiện phát triển mạnh mẽ rộng khắp từ thành thị tới nông thôn. Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xu hướng đô thị hóa ngày một phát triển mạnh mẽ đã thúc đẩy quá trình di dân từ nông thôn ra thành phố,

đồng thời kéo theo sự tăng trưởng của các hoạt động kinh tế ngầm. Sự phát triển bùng nổ của kinh tế ngầm và khu vực kinh tế phi chính thức đã không được thể hiện hết trong các số liệu thống kê. Bởi tại giai đoạn này, chính hệ thống thống kê cũng đang nằm trong quá trình chuyển đổi, đến ngay các hoạt động kinh tế chính thức cũng chưa hề được thống kê một cách đầy đủ. Đó là chưa kể đến phần phương pháp luận và công cụ thống kế chúng ta vẫn còn rất lúng túng. Bên cạnh đó, do nền kinh tế đang chuyển đổi, với khung khổ pháp lý và hệ thống thể chế chưa hoàn thiện, nhiều hoạt động kinh tế mới nảy sinh mà chúng ta chưa biết liệt kê vào khu vực kinh tế nào. Đặc biệt là các hoạt động thuộc khu vực dịch vụ và các ngành mới trước đây chưa từng có trong nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, ví dụ hoạt động môi giới thương mại, khám chữa bệnh tại nhà, gia sư… Các hoạt động ngày một có chiều hướng gia tăng.

3.1.2. Đặc điểm của khu vực kinh tế ngầm tại Việt Nam

Đặc điểm hoạt động kinh tế ngầm ở nông thôn. Ở nông thôn, khu vực kinh tế

phi chính thức, trong đó có các hoạt động kinh tế ngầm, bao gồm tất cả các hoạt động sản xuất, kinh doanh và dịch vụ trong lĩnh vực phi nông nghiệp của các hộ gia đình; doanh nghiệp nhỏ; cơ sở tổ hợp sản xuất (dưới 10 lao động) và các cá nhân làm nghề tự do. Đây là khu vực rộng lớn, đa dạng và phong phú có mặt ở hầu khắp mọi lĩnh vực hoạt động. Từ hoạt động dịch vụ nông nghiệp, đánh bắt hải sản, chế biến lương thực thực phẩm, cơ khí chế tạo, buôn bán, xây dựng, giao thông vận tải, khai thác vật liệu xây dựng và nhiều dịch vụ khác. Khu vực kinh tế phi chính thức đóng vai trò rất quan trọng trong việc tạo việc làm, tăng thu nhập cho dân cư nông thôn – đô thị, phần nào góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, ở khu vực nông thôn trên cả nước có từ 18-20% số hộ nông dân thường xuyên tham gia hoạt động phi nông nghiệp. Điều này cho thấy các hộ kinh doanh phi nông nghiệp hiện là chủ thể quan trọng trong tạo việc làm và thu nhập cho dân cư nông thôn và là chủ thể chính trong khu vực kinh tế phi chính thức ở nông thôn. Khoảng ba phần tư số hoạt động kinh doanh của các hộ gia đình trong khu vực kinh tế phi chính thưc nông thôn tập trung vào các ngành nhất định như dịch vụ nông nghiệp, chế biến lương thực, thực phẩm, cơ khí chế tạo, thương mại và dịch vụ. Những hoạt động này chủ yếu được phát triển dựa trên cở sở nguồn nguyên vật liệu và sức lao động sẵn có ở địa phương. Có thể khái quát những hoạt động chính trong khu vực kinh tế phi chính thức ở nông thôn như sau:

- các ngành nghề trong lĩnh vực dịch vụ, thương mại ở nông thôn bao gồm: i) hoạt động cung ứng vật tư cho nông nghiệp, công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp và hàng hóa tiêu dùng cho nông thôn, thu mua hàng hóa nông sản, tiểu thủ công nghiệp ở nông thôn; ii) hoạt động dịch vụ có tính công nghiệp phục vụ cho nhu cầu thủy lợi, làm đất, chăm sóc cây trồng, vật nuôi, thu hoạch và sơ chế sản phẩm nông nghiệp, sửa chữa máy nông nghiệp và tàu thuyền nhỏ;

- các ngành nghề trong lĩnh vực công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp: i) ngành nghề san xuất công cụ lao động phục phụ trực tiếp hoạt động nông nghiệp như: cày bừa, máy tuốt lúa và cao hơn là các loại máy gặt đập, máy sấy thóc, máy xay xát…; ii) ngành nghề sản xuất sản phẩm tiêu dùng phục vụ sinh hoạt hàng ngày như: đồ gỗ, đồ gốm, đồ đồng, đồ nhôm, sắt; iii) loại ngành nghề chế biến lương thực, thực phẩm như nghề làm mắm, sấy khô cá tôm, làm bún, bánh đa, đậu phụ…; iv) loại ngành nghề cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệp khác như nghề làm giấy, nghề làm tơ lụa, dệt vải, khai thác vật liệu xây dựng.

Các loại hoạt động kinh doanh trên phân bố không đều giữa các vùng kinh tế trong nước và có xu thế phát triển mạnh mẽ ở những khu vực gần thành thị lớn và trong những vùng có điều kiện thuận lợi cho phát triển nông nghiệp như đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long và vùng Đông Nam Bộ.

Trong những năm qua, sự phát triển của khu vực kinh tế này tại nông thôn với chủ thể chính là các hộ kinh doanh phi nông nghiệp đã đóng vai trò quan trọng hàng đầu trong tạo việc làm và tăng thu nhập cho dân cư nông thôn. Tiền lương bình quân của lao động gia đình của các hộ phi nông nghiệp là 390.000 đồng/tháng và lao động thuê ngoài là 444.000/tháng. Thực tế cho thấy, từ 1993 tới nay, mức độ tăng thu nhập từ hoạt động kinh tế trong khu vực kinh tế phi chính thức nông thôn khoảng 30%. Tỷ trọng thu nhập từ các hoạt động phu nông nghiệp tính trung bình chung cho cả nước chiếm 18- 19%. Con số này ở đồng bằng sông Hồng là 28-29%; Bắc Trung bộ là 26,6-27%; đồng bằng sông Cửu Long là 22,9-30%. Điều này chứng tỏ ví trí và vai trò không thể phủ nhận của khu vực kinh tế phi chính thức ở nông thôn Việt Nam22.

Đặc điểm hoạt động kinh tế ngầm ở thành thị. Bắt đầu từ đổi mới kinh tế vào

năm 1986, nền kinh tế Việt Nam đã chuyển đổi mang tính căn bản sang các quan hệ thị trường và đã ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của khu vực kinh tế ngầm cả về thành

22Phạm Văn Dũng, Mai Thị Thanh Xuân (2003). Khu vực kinh tế phi chính thức: Thực trạng và những vấn đề đặt ra với công tác quản lý. NXB.: Đại học Quốc gia Hà Nội, tr. 87-88.

phần, qui mô, tính chất và vai trò. Sau hơn hai thập kỷ đổi mới, khu vực kinh tế ngầm ở Việt Nam đã đạt tới một qui mô đáng kể và trên thực tế khu vực này đã trở thành một bộ phần độc lập của nền kinh tế quốc dân với số lượng lớn dân cư tham gia ở mọi lứa tuổi, hoạt động đa dạng trên mọi lĩnh vực, ngành nghề và các vùng miền khác nhau.

Nghiên cứu về hình thức hoạt và tổ chức lao động trong khu vực kinh tế phi chính thức nói chung và ở thành thị nói riêng, một số công trình nghiên cứu của Bộ Lao động – thương binh và xã hội đã phân chia hoạt động trong khu vực kinh tế phi chính thức thành ba loại chính sau:

- Loại thứ nhất: hoạt động đơn lẻ một mình, bao gồm các cá nhân làm nghề tự do

như: bán hàng vặt, hàng rong, cắt tóc, may vá, xích lô, xe ôm, cửu vạn, giúp việc gia đình, gia sư, bán vé số, bán báo, đánh giầy... Chủ thể này phần lớn hoạt động tại đô thị và đa dạng hơn so với ở nông thôn.

- Loại thứ hai: hoạt động mang tính tập thể, tổ chức theo từng nhóm người,

nhưng vốn đầu tư ít, phương tiện trang bị sơ sài. Loại này quy mô thường bó hẹp trong phạm vi hộ gia đình hoặc một số ít người góp vốn tổ chức cùng làm ăn với nhau.

- Ở thành thị, khu vực kinh tế ngầm bao gồm các hoạt động kinh tế đa dạng trong mọi lĩnh vực ngành nghề với qui mô nhỏ, mang tính cá thể, dùng sức lao động của bản thân và gia đình là chính hoặc có thuê mướn một số ít lao động. Đó là các tổ hợp lao động có qui mô nhỏ (dưới 10 người); các hộ kinh doanh cá thể và các cá nhân làm nghề tự do với địa điểm sản xuất – kinh doanh thường không ổn định và không qyu định cụ thể về thời gian làm việc, phần lớn hoạt động ở nhà, ngõ chợ, bến bãi tàu xe, vỉa hè lòng đường.

3.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng tới sự phát triển của khu vực kinh tế ngầm ở nước ta

Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của khu vực kinh tế ngầm ở nước ta trong thời gian vừa qua phải kể đến: 1) việc đổi mới cơ chế quản lý kinh tế; 2) yếu tố dân số, lao động và việc làm; 3) vấn đề đất đai ở nông thôn; 4) vấn đề phát triể của kết cầu hạ tầng; 5) các chính sách kinh tế - xã hội.

(1) Vấn đề đổi mới cơ chế quản lý kinh tế

Sự nghiệp đổi mới nền kinh tế ở nước ta được Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI Đảng Cộng sản Việt Nam đề xướng và được các Đại hội tiếp sau của Đảng, nhất là đại hội X tiếp tục khẳng định. Một trong những nội dung quan trọng của đổi mới kinh tế

ở nước ta là chuyển đổi cơ chế quản lý kinh tế kế hoạch hóa tập trung, hành chính, bao cấp chuyển sang kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận động theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của nhà nước, theo đinh hướng xã hội chủ nghĩa. Trong cơ chế mới, các doanh nghiệp, các hộ gia đình… là những chủ thể kinh tế độc lập, tự mình quyết định sản xuất cáu gì, sản xuất như thế nào và cho ai. Đây chính là cơ hội cho các cá nhân và gia đình tạo việc làm và tăng thu nhập cho bản thân. Cơ chế quản lý kinh tế mới cùng với các chính sách kinh tế đã làm cho khu vực kinh tế phi chính thức nói chung và kinh tế ngầm nói riêng có cơ sở ngày càng mở rộng và phát triển. Nếu như năm 1990 mới có khoảng 800.000 cơ sở kinh tế cá thể, tiểu chủ đăng ký kinh doanh thì chỉ sau hai năm (1992) số hộ này đã tăng lên tới 1.498.600; năm 1994-1.533.100; năm 1995-1.882.792 cơ sở; 1996 – 2.215.000 cơ sở.23

(2) Dân số và lao động việc làm

Trong phạm vi cả nước, tỷ lệ phát triển dân số nước ta hàng năm còn ở mức cao. Giai đoạn 1982-1987, tỷ lệ này trên toàn quốc là 2,26%. Từ năm 1988-1992 giảm xuống còn 2%, nhưng đến 1993-1995 lại tăng lên 2,27% và cho đến 2001 vẫn ở tỷ lệ tương đối cao là 1,86%. Dân số cả nước đến hết năm 2006 là 84 triệu người, tỷ lệ nông dân là 68,24%. Bình quân mỗi năm dân số nước ta tăng thêm 1 triệu người. Do diện tích đất canh tác có hạn, trong khi tốc độ dân số tăng nhanh kết hợp với xu thế đô thị hóa, chuyển đất nông nghiệp thành khu công nghiệp, dẫn đến tình trạng bình quân diện tích canh tác ngày càng giảm. Điều này đặt ra nhiều vấn đề lớn, nan giải cho sự phát triển nông nghiệp – nông thôn và nông dân, ảnh hưởng lớn đến thu nhập, công ăn việc làm của người nông dân ở nước ta.

Từ năm 1988 trở lại đây, sản xuất tiểu thủ công nghiệp cac các nghề truyền thống nói riêng bi sa sút đáng kể do chưa tìm được đầu ra ổn định. Hầu hết số lao động từ các làng nghề lại phải chuyển sang làm nông nghiệp. Do vậy, cùng với thời gian số lao động dôi dư trong nông nghiệp ngày càng tăng. Nưm 1990 tỷ lệ lao động nông nghiệp chưa có việc làm là 2,98%; năm 1992 là 3,28%; năm 1994 – 4%; năm 1996 – 4,5% và năm 1998 là 3,9% trong tổng số lao động thuộc khu vực nông thôn.

Trong điều kiện hiện nay, kinh tế học gia đình vẫn là lực lượng cơ bản phát triển kinh tế nông thôn. Tuy nhiên, ở tầm vĩ mô còn nhiều vấn đề đặt ra mà trong phạm vi từng hộ gia đình, từng địa phương không giải quyết được, chẳng hạn như thị trường tiêu

23 Hà Huy Thành (Chủ biên). Thành phần kinh tế cá thể, tiểu chủ và tư bản tư nhân: Lý luận và chính sách. NXB Chính trị Quốc gia. Hà Nội, 2002. tr.94.

thụ hàng tiểu thủ công nghiệp, nông sản xuất khẩu, vấn đề chế biến nông sản, vấn đề vay vốn để phát triển sản xuất…Giải quyết những vấn đề trên đây tạo điều kiện sắp xếp lại lao động, tạo việc làm, tăng thu nhập cho các hộ gia đình.

(3) Vấn đề đất đai nông thôn

Đối với người nông dân Việt Nam, đất đai từ ngàn xưa vẫn được coi là tài sản quý giá nhất. Thời gian qua dân số, lao động tăng nhanh, nên bình quân các loại đất đai trên đầu người giảm đáng kể (xem Bảng 3.1.)

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA KHU VỰC KINH TẾ NGẦM ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA NỀN KINH TẾ VIỆT NAM (Trang 76 - 81)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(142 trang)
w