Kết cấu TSCĐ của Công ty cổ phần xây dựng công trình 228.

Một phần của tài liệu Các Giải Pháp Chủ Yếu Nhằm Tăng Cường Quản Trị Vốn Kinh Doanh Tại Công Ty Cổ Phần Xây Dựng Công Trình 228 (Trang 50 - 57)

II. Nguồn vốn kinh doanh

A.Kết cấu TSCĐ của Công ty cổ phần xây dựng công trình 228.

Nội dung 31/12/2013 31/12/2012 Chênh lệch

Nguyên giá Tỷ trọng(%) Nguyên giá Tỷ trọng(%) Số tiền Tỷ lệ (%) Tỷ trọng(%) A. TSCĐ hữu hình 137.406.105.046 92,14 133.013.505.407 100 4.392.599.639 3,30 0 I . TSCĐ dùng cho SXKD 137.406.105.046 100 133.013.505.407 100 4.392.599.639 3,30 0 1 . Nhà cửa, vật kiến trúc 6.245.695.044 4,54 4.126.609.992 3,1 2.119.085.052 51,35 1.44 2 . Máy móc, thiết bị 103.891.024.135 75,56 102.487.616.002 77,05 1.403.408.133 1,37 -1.49 3. Phương tiện vận tải, truyền dẫn 24.682.612.124 17,96 24.055.339.397 18,08 627.272.727 2,61 -0.12 4. Thiết bị, dụng cụ quản lý 2.586.773.743 1,89 2.343.940.016 1,77 242.833.727 10,36 0.12 II .TSCĐ phúc lợi - - - - - - - III .TSCĐ chưa cần dùng - - - - - - B. TSCĐ vô hình 1.096.480.000 100 1.026.480.000 100 70.000.000 6,82 0 1.Quyền sử dụng đất 1.026.480.000 93,62 1.026.480.000 100 0 0 -6.38 2.Phần mềm máy vi tính 70.000.000 6,38 - - 70.000.000 - - Đơn vị tính: đồng Nguồn: Trích từ thuyết minh báo cáo tài chính năm 2012-2013

Nhận xét:

Qua số liệu bảng trên cho ta thấy: Nguyên giá TSCĐ hữu hình của công ty cuối năm 2013 tăng so với cuối năm 2012 tương ứng với tỷ lệ tăng là 3,3%. Nguyên giá TSCĐ vô hình ngày cuối năm 2013 tăng với tốc độ là 6,82% so với cuối năm 2013. Toàn bộ TSCĐ hữu hình và vô hình của công ty đều được huy động triệt để vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Đáng chú ý là TSCĐ máy móc, thiết bị luôn chiếm tỷ trọng cao là gần 80% so với tổng tài sản dài hạn hiện có trong sản xuất kinh doanh của công ty.

Trong cả 2 năm 2012 và 2013 công ty không hề có TSCĐ chưa cần dùng đến và TSCĐ phúc lợi, chứng tỏ TSCĐ của công ty đã được tập trung sử dụng đúng hướng, việc lựa chọn phương án đầu tư mua sắm TSCĐ mới của công ty là hợp lý, giảm được chi phí liên quan đến bảo quản, tránh được hao mòn vô hình của tài sản chưa cần dùng.

Trong năm 2013, công ty đã chú trọng đầu tư về vốn để mua sắm TSCĐ mới nhằm tăng năng lực lao động sản xuất của công ty. Cụ thể như:

 Nhà cửa vật kiến trúc của công ty cuối năm 2013 tăng so với cuối năm 2012 tương ứng tốc độ tăng là 51,35%. Nguyên nhân là do công ty đã tiến hành sửa chữa, nâng cấp các công trình kiến trúc hiện có đã bị hư hỏng nhẹ và xây dựng thêm các nhà xưởng để phục vụ cho quá trình kinh doanh của mình.  Máy móc thiết bị của công ty cuối năm 2013 cũng được đầu tư tăng lên tốc độ

tăng là 1,37% so với cuối năm 2012. Nguyên nhân là do trong năm 2013 vừa qua công ty đã mua sắm thêm các trang thiết bị phục vụ cho công tác xây dựng của mình như: máy đầm nền, giàn dáo, máy trộn bê tông, ô tô chuyên chở….

 Phương tiện vận tải của công ty cuối năm 2013 cũng tăng với tốc độ tăng là 2,61% so với cuối năm 2012. Nguyên nhân là do trong năm công ty đã mua sắm thêm một số phương tiện vận chuyển nguyên vật liệu như: ô tô chuyên chở cát, sỏi, xi măng…

 Thiết bị dụng cụ quản lý cũng được công ty rất chú trọng. Cuối năm 2013 khoản mục này tăng với tốc độ là 10,36% so với cuối năm 2012 .

 Quyền sử dụng đất: Cuối năm 2013 quyền sử dụng đất của công ty vẫn giữ nguyên giá trị so với cuối năm 2012 là 1.026.480.000 đồng. Chứng tỏ trong năm vừa qua công ty chưa đầu tư thêm đất để xây dựng các công trình kiến trúc.

 Phần mềm máy vi tính: khoản mục này đến cuối năm 2012 chưa phát sinh tại công ty, và đến cuối năm 2013, công ty đã đầu tư thêm 70.000.000 đồng để phục vụ nhu cầu của nhân viên văn phòng, nhân viên kế toán...

Trong quá trình sử dụng công ty đã thường xuyên quan tâm, bảo dưỡng, sửa chữa các TSCĐ, do đó các TSCĐ còn tương đối mới. Việc đầu tư tăng thêm máy móc thiết bị có công nghệ hiện đại đã chứng tỏ sự nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty với các công ty xây dựng khác, nâng cao chất lượng công trình để tạo uy tín với khách hàng. Đây là một quyết định góp phần tăng cường quản trị vốn cố định của công ty.

Như vậy, nhìn chung kết cấu VCĐ của Công ty là tương đối hợp lý. Công ty đã chú trọng vào đầu tư tài sản cố định như mua thêm ô tô, thiết bị phục vụ công tác xây dựng như máy ủi, máy xúc…. Tuy nhiên để nghiên cứu rõ hơn tình hình quản trị VCĐ ta không thể không xem xét đến năng lực hiện còn của TSCĐ thông qua chỉ tiêu giá trị còn lại ở bảng sau:

Nội dung Nguyên giá Số đã khấu hao Giá trị còn lại Hệ số hao mòn 31/12/2013 31/12/2012 31/12/2013 31/12/2012 31/12/2013 31/12/2012 31/12/2013 31/12/2012 A. TSCĐ hữu hình 137.406.105.04 6 133.013.505.40 7 97.929.038.501 89.974.430.643 39.477.066.545 43.039.074.764 0.71 0.68 1 . Nhà cửa, vật kiến trúc 6.245.695.044 4.126.609.992 3.857.738.118 3.635.140.240 2.387.956.926 491.469.752 0.62 0.88 2 . Máy móc, thiết bị 103.891.024.13 5 102.487.616.00 2 71.800.784.487 65.716.975.869 32.090.239.648 36.770.640.133 0.69 0.64 3. Phương tiện vận tải, truyền dẫn 24.682.612.124 24.055.339.397 20.826.634.497 19.436.469.493 3.855.977.627 4.618.869.904 0.84 0.81 4. Thiết bị, dụng cụ quản lý 2.586.773.743 2.343.940.016 1.443.881.399 1.185.845.041 1.142.892.344 1.158.094.975 0.56 0.51 B. TSCĐ vô hình 1.096.480.000 - - - 1.096.480.000 1.026.480.000 - - 1.Quyền sử dụng đất 1.026.480.000 - - - 1.026.480.000 1.026.480.000 - - 2.Phần mềm máy vi tính 70.000.000 - - - 70.0000.000 - - - Đơn vị tính: đồng Nguồn: Trích từ thuyết minh báo cáo tài chính năm 2012-2013

 Nhận xét: Qua bảng trên ta dễ dàng nhận thấy tình trạng kĩ thuật TSCĐ ở công ty nhìn chung là không được tốt ở cả đầu năm 2013 và cuối năm 2013. Hệ số hao mòn TSCĐ đầu năm 2013 của công ty đã tên mức trung bình: 0,68 – nghĩa là năng lực TSCĐ còn có thể khai thác được đang ở mức thấp. Nhưng đến cuối năm 2013, hệ số này tiếp tục tăng lên ở mức 0,71 – năng lực khai thác TSCĐ ngày càng giảm xuống. Điều này chứng tỏ, dù trong năm doanh nghiệp đã quan tâm đến đầu tư đổi mới máy móc trang thiết bị... nhưng do tốc độ hao mòn quá lớn làm giá trị còn lại cuối năm thấp hơn đầu năm. Doanh nghiệp phải tìm hiểu nguyên nhân để từ đó có biện pháp phù hợp nhằm làm giảm tiến độ hao mòn của TSCĐ, nâng cao năng lực sản xuất cũng như quản lý vốn cố định của doanh nghiệp mình. Để có cái nhìn sâu sắc và thấu đáo hơn, ta cần xem xét tình trạng kĩ thuật của từng nhóm TSCĐ:

 Nhà cửa vật kiến trúc: Bộ phận này có mức hao mòn đầu năm 2013 là 0,88 đến cuối năm 2013 là 0,62– năng lực khai thác TSCĐ thấp hơn mức trung bình, tuy nhiên đến cuối năm hệ số này đã được cải thiện do trong năm công ty đã tiến hành tu sửa một số nhà xưởng và văn phòng đã được xây dựng từ lâu …

 Máy móc, thiết bị: Bộ phận này có mức hao mòn đầu năm 2013 là 0,64 và đến cuối năm tăng lên mức 0,69– năng lực sản xuất của máy móc thiết bị còn khai thác được là thấp. Hệ số này tăng lên là do trong năm công ty chưa chú trọng đến việc cải thiện, nâng cấp hệ thống máy móc, trang thiết bị hiện có trong công ty mà chỉ chú trọng đến đầu tư các TSCĐ mới.

 Phương tiện vận tải, truyền dẫn: Đầu năm 2013, hệ số hao mòn ở mức 0,81 đến cuối năm tăng lên mức 0,84 – hệ số này cao hơn mức trung bình và có xu hướng tăng lên chứng tỏ năng lực sản xuất còn khai thác được của nhóm TSCĐ này còn rất thấp. Nguyên nhân là do công ty chưa thực sự quan tâm đến việc bảo dưỡng ô tô chuyên chở, phương tiện vận tải khác của mình.  Thiết bị và dụng cụ quản lý: Đầu năm hệ số này ở mức 0,51 đến cuối năm

tăng lên 0,56. Hệ số này đạt mức trung bình chứng tỏ năng lực sản xuất còn khai thác được của các tài sản này là khá cao so với các nhóm tài sản khác của công ty.

Nhìn chung, phần lớn TSCĐ của công ty đã bị xuống cấp, công ty cần chú ý tới đầu tư đổi mới, bảo dưỡng máy móc thiết bị, phương tiện vận tải … của mình để quản trị vốn cố định một cách hiệu quả nhất.

Công ty đã tận dụng tối đa công suất máy móc thiết bị. Tất cả các TSCĐ đều được huy động vào sử dụng hết, không để vốn bị ứ đọng và được tính khấu hao theo đúng qui định của Nhà nước.Bên cạnh đó,công ty đã kịp thời thanh lý một số máy móc thiết bị... cũ kỹ, lạc hậu không thể sử dụng được nữa mà nếu có sử dụng được cũng làm giảm hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, từ đó tránh được sự lãng phí vốn cố định của Công ty.

Tình hình khấu hao TSCĐ tại Công ty cổ phần xây dựng công trình giao thông 228

Phương pháp khấu hao TSCĐ tại Công ty cổ phần xây dựng 228

Công ty sử dụng chính sách khấu hao TSCĐ: theo phương pháp khấu hao đường thẳng. Tỷ lệ khấu hao hàng năm được thực hiên phù hợp với các quy định thông tư số 45/2013/TT-BTC ngày 25/4/2013 của Bộ tài chính. Thời gian khấu hao được tính như sau:

- Nhà cửa, vật kiến trúc 5-25 năm - Phương tiện vận tải 6-10 năm - Máy móc, thiết bị 5-10 năm - Thiết bị văn phòng 3-10 năm

Chỉ tiêu Giá trị còn lại TSCĐ( đồng) Giá bán TSCĐ cùng loại trên thị trường(đồng) Thời gian sử dụng mới TSCĐ(năm) Thời gian sử dụng TSCĐ(năm) 1.Nhà cửa vật kiến trúc 2.387.956.926 6.250.000.000 25 9,5 2.máy móc thiết bị 32.090.239.648 100.800.000.000 10 3,2 3.phương tiện vận tải, truyền dẫn 3.855.977.627 24.280.000.000 10 1,6 4.thiết bị, dụng cụ 1.142.892.344 2.500.0000.000 10 0,5

quản lý.

Bảng 2.9: Thời gian sử dụng TSCĐ tính đến năm 2013 của Công ty cổ phần xây dựng công trình giao thông 228

Nguồn: Trích từ thuyết minh báo cáo tài chính năm 2012-2013

Nhận xét: qua bảng g cho ta thấy, hầu hết các TSCĐ của công ty đều có thời gian sử dụng hữu ích thấp so với thời gian sử dụng theo quy định. Nhà cửa vật kiến trúc mới đưa vào hoạt động được 9,5 năm, máy móc thiết bị đã sử dụng được 3,2 năm, phương tiện vận tải, truyền dẫn mới đưa vào sản xuất được 1,6 năm và thiết bị dụng cụ quản lý chỉ đưa vào sử dụng có 0,5 năm. Điều này chứng tỏ các TSCĐ của công ty chỉ mới được đầu tư không lâu. Tuy nhiên giá trị còn lại của TSCĐ rất thấp so với giá thị trường. Nguyên nhân là do trong kì công ty đã đẩy mạnh công tác khấu hao để thu hổi lại vốn đầu tư của mình. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Các Giải Pháp Chủ Yếu Nhằm Tăng Cường Quản Trị Vốn Kinh Doanh Tại Công Ty Cổ Phần Xây Dựng Công Trình 228 (Trang 50 - 57)