II. Tổng các khoản phải trả
9 Mức tiết kiệm VLĐ( = mức luân chuyển vốn bình quân 1 ngày x số ngày rút ngắn kì luân chuyển VLĐ)
3.3.1. Bối cảnh kinh tế xã hội trong và ngoài nước.
Xu thế toàn cầu hóa, quốc tế hóa tạo điều kiện thuận lợi cho nền kinh tế các nước trên thế giới dễ dàng hội nhập, tiếp thu thành tựu khoa học, công nghệ… từ đó cũng tạo điều kiện cho nền kinh tế Việt Nam nói chung và hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nói riêng. Nhưng nó cũng tạo ra những thách thức đối với doanh nghiệp như: cạnh tranh ngày càng khốc liệt, chịu ảnh hưởng của nền kinh tế thế giới như tỷ giá, xăng dầu, tình hình chính trị… nên giá đầu vào của doanh nghiệp cũng thường xuyên biến động.
Trong thời gian gần đây, mặc dù được sự hỗ trợ của nhà nước về vay vốn, nhưng do tình hình kinh tế xã hội có nhiều biến động: lạm phát tăng cao ở mức 6,04%, giá vàng lên xuống liên tục, bất động sản gặp nhiều khó khăn trong việc thanh khoản…do vậy ngân hàng cũng rất chặt chẽ trong việc cho vay vốn, mặt khác lãi suất tăng khá cao nên làm hạn chế hoạt động vay vốn của các doanh nghiệp.
Giá cả nguyên vật liệu đầu vào tăng liên tục và xu hướng biến động phức tạp khó kiểm soát, đặc biệt là giá xăng dầu làm tăng hàng loạt các khoản chi phí của các doanh nghiệp. Đánh giá, nhiều khó khăn, thách thức lớn của năm 2013 vẫn nặng nề đối với cả nền kinh tế và từng DN trong năm 2014, nhất là nợ xấu và sự cạnh tranh thị trường. Năm 2013 mặc dù có trên 79 ngàn DN được thành lập mới và khoảng 13 ngàn DN tạm ngừng hoạt động đã quay trở lại thị trường, song số DN dừng hoạt động và phá sản cũng lên tới trên 61 ngàn, trong khi 2/3 số DN đang hoạt động không có lãi. Hơn nữa, số lượng DN đăng ký mới tập trung chủ yếu vào lĩnh vực dịch vụ, giảm dần trong các
khối sản xuất. Điều này cũng phản ánh đúng một thực tế là hầu hết các DN sản xuất đều phải đối mặt với tình trạng hàng tồn kho cao và thị trường tiêu thụ sản phẩm bị thu hẹp.
Tuy nhiên, năm 2014 kinh tế Việt Nam cũng có nhiều yếu tố thuận lợi từ cả bên ngoài lẫn bên trong. Bên ngoài, kinh tế thế giới năm 2014 sẽ ghi nhận sự chuyển biến tiến tới ổn định hơn, an toàn và phục hồi bền vững hơn xoay quanh ba trụ cột chính: Sự tăng trưởng nhanh hơn của các nền kinh tế phát triển, sự ổn định của các nước mới nổi và tiếp tục các chính sách kích thích kinh tế của Ngân hàng Trung ương các nước. “Sự hồi phục rõ rệt của kinh tế Mỹ, EU, Nhật Bản và duy trì tăng truởng ổn định của Trung Quốc và kinh tế thế giới nói chung, sẽ trực tiếp và gián tiếp mang lại những thuận lợi về lòng tin thị trường, đầu tư và tiêu dùng chung cho tất cả các nước, trong đó có Việt Nam, nhất là kỳ vọng cải thiện chung về xuất khẩu, thu hút FDI, ODA, kiều hối, cũng như duy trì sự ổn định chung về giá cả…”,
Đặc biệt, cơ hội kinh doanh trong nước cũng sẽ đậm hơn nhờ việc giảm lãi suất, tiếp tục nới lỏng linh hoạt tài chính và tín dụng, trong đó có mở rộng và tăng tốc giải ngân đầu tư công cho các dự án trong kế hoạch. Bên cạnh đó, niềm tin tiền đồng sẽ tiếp tục được giữ vững; lạm phát sẽ được kiểm soát...
Xuất khẩu cũng được kỳ vọng sẽ tiếp tục tăng trưởng tốt nhờ năng lực sản xuất hàng xuất khẩu của nền kinh tế ngày càng mở rộng, cơ cấu hàng hoá xuất khẩu có sự chuyển dịch theo hướng tăng các sản phẩm qua chế biến. Hơn nữa, phần lớn các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam vẫn thuộc hàng tiêu dùng thiết yếu, nên ít thuộc diện cắt giảm tại các thị trường chủ chốt (Mỹ, EU...) khi người tiêu dùng tại các thị trường này tiết giảm chi tiêu.
“Những con số khả quan trên chính là những động lực tích cực giúp các DN VNR500 nói riêng và cộng đồng giới kinh doanh Việt nói chung có thêm niềm tin để tiếp tục theo đuổi mục tiêu tăng trưởng trong tương lai”.