Thực hiện điều chỉnh cơ cấu nguồn vốn phù hợp với tình hình sử dụng vốn của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Các Giải Pháp Chủ Yếu Nhằm Tăng Cường Quản Trị Vốn Kinh Doanh Tại Công Ty Cổ Phần Xây Dựng Công Trình 228 (Trang 105 - 106)

II. Tổng các khoản phải trả

3.2.3.Thực hiện điều chỉnh cơ cấu nguồn vốn phù hợp với tình hình sử dụng vốn của doanh nghiệp.

9 Mức tiết kiệm VLĐ( = mức luân chuyển vốn bình quân 1 ngày x số ngày rút ngắn kì luân chuyển VLĐ)

3.2.3.Thực hiện điều chỉnh cơ cấu nguồn vốn phù hợp với tình hình sử dụng vốn của doanh nghiệp.

sử dụng vốn của doanh nghiệp.

• Cơ sở lý luận: Việc sử dụng cơ cấu vốn hợp lý và phù hợp với tình hình hoạt động của công ty là một yếu tố quyết định tới hiệu quả của công tác tổ chức và sử dụng VKD của công ty. Một cơ cấu vốn hợp lý không những góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn mà còn tránh được tình trạng khó khăn về mặt tài chính đối với công ty.

• Cơ sở thực tiễn: Qua phân tích ở chương 2 ta thấy VKD ở công ty đã biến động theo hướng tương đối hợp lý. Tuy nhiên cơ cấu tài chính thì vẫn chưa được hợp lý biểu hiện ở sự chênh lệch khoảng cách giữa tỷ trọng vốn tự có (15,89%) và tỷ trọng Nợ phải trả ( 84,11%). Mặc dù trong năm 2013, hệ số nợ đã tăng cao 0,84 tác động làm tỷ suất lợi nhuận VCSH tăng lên 1,03% với tốc độ tăng là 7,25%. Mặc dù công ty đã sử dụng đòn bẩy tài chính có hiệu quả nhưng việc sử dụng vốn vay công ty có thể gặp rủi ro rất cao, công ty nên tính đến giải pháp điều chỉnh lại cơ cấu nguồn vốn theo hướng hạn chế bớt tỷ trọng nợ phải trả và tăng dần tỷ trọng nguồn vốn CSH.

Cũng qua xem xét cơ cấu nguồn vốn theo nguồn hình thành của công ty qua 2 năm 2012, 2013 ta thấy: Đại bộ phận nợ của công ty là nguồn vốn vay ngắn hạn của Ngân hàng thương mại và nợ dài hạn tập trung chủ yếu là các phoản phải trả dài hạn và nợ dài hạn. Tính đến thời điểm ngày 31/12/2013: số dư vay ngắn hạn ngân hàng là: 54,608,469,549 đồng. Do đó, muốn trả được các khoản nợ trên, công ty cần phải nhanh chóng dịch chuyển các khoản vốn

đang tồn đọng vào quá trình sản xuất và thu hồi nhanh chóng các khoản vốn bị chiếm dụng. Đối với nguồn vốn CSH, công ty phải không ngừng bổ sung, phát triển nguồn vốn này bằng các biện pháp như : Tăng cường huy động lợi nhuận để lại, thông qua các quỹ : Đầu tư phát triển, quỹ dự phòng tài chính, đầu tư xây dựng cơ bản và một số quỹ khác của công ty. Ngoài ra công ty cần tính toán để cân bằng giữa nhu cầu về tài sản ngắn hạn và nguồn vốn ngắn hạn để tối thiểu hóa chi phí sử dụng vốn đồng thời nên điều chỉnh hệ số nợ ở mức hợp lý, nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp, mục tiêu cuối cùng là tăng lợi nhuận và tăng giá trị của công ty.

Một phần của tài liệu Các Giải Pháp Chủ Yếu Nhằm Tăng Cường Quản Trị Vốn Kinh Doanh Tại Công Ty Cổ Phần Xây Dựng Công Trình 228 (Trang 105 - 106)