0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (114 trang)

Tuân thủ chặt chẽ quy định phân loại nợ và tăng cƣờng xử lý các

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN THẠC SĨ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐÔNG Á CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG (Trang 103 -114 )

7. Tổng quan tài liệu có liên quan đến đề tài nghiên cứu

3.2.7. Tuân thủ chặt chẽ quy định phân loại nợ và tăng cƣờng xử lý các

các khoản nợ quá hạn

- Nhằm đánh giá, phản ánh đúng tính chất tình hính khách hàng để có biện pháp xử lý kịp thời thì DongABank – Chi nhánh Đà Nẵng phải tuân thủ chính xác những quy định trong phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro. Chủ động phân loại nợ theo tính chất và khả năng thu hồi của khoản vay, có nguy cơ gây ra rủi ro tiềm ẩn cho Ngân hàng.

- Thành lập các tổ công tác xử lý nợ quá hạn, cảnh báo nợ có khả năng chuyển nợ quá hạn, nợ xấu để có các biện pháp trong công tác quản lý nợ hợp lý hơn trong thời gian tới. Trên cơ sở đó các nhân viên quản lý tín dụng phải lập báo cáo lộ trình xử lý nợ hàng tháng, quý, năm….

- Cần chủ động trong việc xử lý nợ quá hạn, tránh tình trạng để khoản nợ quá hạn rồi mới tiến hành xử lý. Cần phải thông báo sớm cho khách hàng đối với các khoản nợ chƣa đến hạn. Đối với những trƣờng hợp nợ mới phát sinh, cần tìm hiểu nguyên nhân, nếu do khó khăn tạm thời thì cân nhắc xem xét các biện pháp giãn nợ nhằm hỗ trợ cho khách hàng trong giai đoạn khó khăn. Đối với các khoản nợ đã quá hạn phải theo dõi chặt chẽ nguồn thu của khách hàng đồng thời kiên quyết trong việc xử lý nợ để có thể thu hồi các khoản nợ quá hạn.

3.2.8. Các giải pháp bổ trợ

a. Tăng cường nguồn vốn huy động để có nguồn lực để phát triển cho vay Doanh nghiệp

Việc tăng cƣờng huy động vốn giúp cho Chi nhánh có nguồn vốn chủ động trong cho vay để đáp ứng nhu cầu vốn cho khách hàng và thƣờng nguồn vốn huy động có chi phí vốn rẻ, ổn định. Hơn nữa, việc tăng cƣờng huy động

vốn giúp tăng khách hàng đến quan hệ với ngân hàng , từ đó thu hút khách hàng sử dụng các sản phẩm dịch vụ khác của ngân hàng khi cần thiết.

Nguồn vốn huy động của chi nhánh chủ yếu là tiền gởi dân cƣ và tiền gởi của tổ chức kinh tế. Một nguồn vốn có tính chất tốt là nguồn có cơ cấu hợp lý với chi phí thấp nhất, đáp ứng đƣợc các phƣơng án, dự án cho vay. Vì vậy, một trong những giải pháp để mở rộng hoạt động cho vay là xây dựng và phát triển nguồn vốn bằng cách đa dạng hoá các hình thức huy động, đa dạng hoá các loại kỳ hạn, có các giải pháp phù hợp, cụ thể:

- Đẩy mạnh, phát triển các tài khoản cá nhân và thanh toán qua ngân hàng. Đây là nguồn vốn tiền gửi không kỳ hạn, với chi phí rẻ. Giải pháp phát triển là : Tiếp cận các đơn vị để mở tài khoản chi lƣơng qua thẻ ATM, tiếp cận các tổ chức có nguồn tiền nhàn rỗi khá lớn nhƣ các bệnh viện, cơ quan quân đội, các trƣờng đại học,… để huy động vốn.

- Sớm triển khai các sản phẩm huy động mới do DongABank triển khai trong từng thời kỳ.

- Phát triển, mở rộng việc nhận và chi tiền gửi tại chỗ cho những ngƣời gởi có số dƣ lớn, ngƣời già và bệnh tật không đến ngân hàng do lo ngại rủi ro khi đi trên đƣờng hoặc không có điều kiện sức khỏe, thời gian đến ngân hàng đƣợc. - Thƣờng xuyên đào tạo về chất lƣợng phục vụ của các giao dịch viên để đảm bảo thời gian ngày càng rút ngắn, tạo sự thỏa mái khi khách hàng đến giao dịch.

- Có chính sách khen thƣởng, động viên thích đáng cho cán bộ công viên có nguồn tiền huy động lớn.

b. Hiện đại hóa công nghệ ngân hàng, thường xuyên đào tạo nâng cao nghiệp vụ cho nhân viên

Nhƣ đã phân tích ở phần hạn chế trong hoạt động cho vay tại DongABank – Chi nhánh Đà Nẵng thì một số công nghệ khác liên quan đến hoạt động cho vay doanh nghiệp nhƣ: hệ thống corebanking chƣa cho phép

thu nợ thu lãi tự động làm tốn nhân sự vào việc này, dịch vụ ngân hàng điện tử cùng không tiện ích bằng các ngân hàng bạn nhƣ doanh nghiệp không thể xem sao kê dự nợ trên mạng, SMS banking không thể hiện báo có tiền về từ đâu hoặc doanh nghiệp đã chuyển tiền đi đâu,...Tuy đầu tƣ vào công nghệ là quyết định ở cấp Hội sở nên điều mà chi nhánh có thể làm là có những đề xuất thích hợp về vấn đề này trong những cuộc họp với Hội sở để Hội sở có thể sẽ có sự để tâm đến vấn đề này.

Trong khi chờ đợi Hội sở có những thay đổi về công nghệ thì kỹ năng nghiệp vụ của nhân viên chính là cốt lõi của sự phát triển, chính vì vậy mà muốn cho hoạt động kinh doanh của Ngân hàng ngày càng hiệu quả thì cần phải có đội ngũ nhân viên có tâm huyết, nhiệt tình trong với công việc, có tinh thần trách nhiệm cao và đặt biệt phải có trình độ, kỹ năng nghiệp vụ cao. Do đó, ngoài những lớp đào tạo do Hội sở tổ chức thì Chi nhánh Đà Nẵng cũng thƣờng xuyên đào tạo thêm về chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng giao tiếp, ứng xử với khách hàng cho nhân viên để nâng cao trình độ nhân sự và không ngừng rèn luyện đạo đức nghề nghiệp. Mỗi nhân viên cũng nên tự có ý thức rèn luyện nâng cao kỹ năng nghiệp vụ của mình để đáp ứng đƣợc yêu cầu của công việc.

3.3. KIẾN NGHỊ

3.3.1. Với Chính phủ

a. Tăng cường vai trò của Công ty mua bán nợ và tài sản tồn đọng của Doanh nghiệp

Nhìn chung trong nền kinh tế, nợ của Doanh nghiệp là tất yếu, nhƣng có nhiều hệ lụy khôn lƣờng. Đó là những khoản nợ đan chéo giữa Doanh nghiệp với Nhà nƣớc, với ngân hàng, các tổ chức tín dụng, giữa Doanh nghiệp với nhau, Doanh nghiệp với dân cƣ, các tổ chức tín dụng đã cho Doanh nghiệp vay nhƣng vì nhiều lý do khác nhau mà các Doanh nghiệp đang rất khó hoặc không thể trả đƣợc.

Hoạt động mua bán nợ không chỉ giúp giải quyết bài toán nợ xấu ngân hàng mà còn hỗ trợ Doanh nghiệp cân đối lại tình trạng tài chính, làm tăng thanh khoản cho cả nền kinh tế. Bởi vì, nếu tài chính không đƣợc làm “sạch”, Doanh nghiệp sẽ ở mãi trong vòng luẩn quẩn: nợ xấu, lãi vay lớn, kinh doanh yếu kém và không có dòng tiền mới để tái đầu tƣ. Bản thân ngân hàng cũng không thể thu hồi đƣợc các khoản nợ và nếu để tự xử lý thì ngân hàng vừa mất thời gian, lại không có chuyên môn sâu để tối đa hóa giá trị thu hồi.

Đối với Công ty mua bán nợ và tài sản tồn đọng của Doanh nghiệp, tuy có dáng dấp của một tổ chức xử lý nợ quốc gia – công cụ chính sách đƣợc sử dụng phổ biến ở nhiều nƣớc khi đối phó với vấn nạn nợ xấu cao, nhƣng Công ty mua bán nợ và tài sản tồn đọng của Doanh nghiệp lại thiếu những chế tài đặc thù để có thể hoạt động hiệu quả. Trong đó, việc còn thiếu cơ chế hình thành và sử dụng quỹ tài chính đủ lớn để xử lý nợ xấu và hỗ trợ vốn cho Doanh nghiệp tái cơ cấu có lẽ là điều cần đƣợc khắc phục đầu tiên ở thời điểm hiện tại. Nếu để kinh doanh có lợi nhuận nhƣ mô hình hiện tại thì Công ty mua bán nợ và tài sản tồn đọng của Doanh nghiệp sẽ phải thận trọng trong từng giao dịch mua nợ xấu để còn có lãi khi xử lý, nên tổ chức này không thể xử lý nhanh trên quy mô lớn để vừa “giải” gánh nặng nợ xấu cho hệ thống tài chính, vừa “cứu” các Doanh nghiệp mắc nợ – một mong muốn mà Chính phủ đang trăn trở tìm cách gỡ.

b. Về cơ chế pháp lý trong việc xử lý tài sản đảm bảo

Thực tế cho thấy hầu hết các Doanh nghiệp Việt Nam năng lực tài chính còn hạn chế và hoạt động sản xuất kinh doanh chủ yếu dựa trên nguồn vốn vay ngân hàng. Một số các Doanh nghiệp có năng lực tài chính ở mức khá vẫn sử dụng vốn tín dụng ngân hàng nhƣ là đòn bẩy tài chính để phát triển kinh doanh. Từ đó có thể khẳng định tín dụng ngân hàng trong giai đoạn hiện nay đã và đang còn tiếp tục là một kênh cung cấp vốn quan trọng cho nền

kinh tế và cho Doanh nghiệp. Với vai trò là trung gian tài chính, hoạt động của các ngân hàng luôn đứng trƣớc nguy cơ rủi ro mà chủ yếu là nguy cơ mất vốn, chính vì thế giải pháp cứu cánh hiện nay cho các ngân hàng là hầu hết Doanh nghiệp bắt buộc phải có tài sản đảm bảo nếu muốn sử dụng vốn vay. Tuy nhiên, thực trạng các quy định của pháp luật liên quan đến xử lý tài sản bảo đảm vẫn còn nhiều bất cập.

Trong thực tế việc xử lý tài sản đảm bảo để thu hồi nợ của các tổ chức tín dụng cũng gặp nhiều vƣớng mắc. Về xử lý tài sản đảm bảo theo thỏa thuận giữa tổ chức tín dụng và bên bảo đảm, Nghị định 163/2006/NĐ-CP đã quy định nguyên tắc xử lý tài sản đảm bảo thực hiện theo thỏa thuận của các bên, nếu không có thỏa thuận thì tài sản đƣợc bán đấu giá. Tuy nhiên, trong thực tế, việc tổ chức tín dụng tự xử lý tài sản đảm bảo theo thỏa thuận gặp nhiều khó khăn do các trình tự, thủ tục xử lý còn phụ thuộc vào thái độ hợp tác của bên bảo đảm, bên giữ tài sản. Tổ chức tín dụng chƣa đƣợc toàn quyền xử lý tài sản trong khuôn khổ pháp luật và việc xử lý tài sản đảm bảo vẫn gặp nhiều khó khăn không chỉ do ý thức chây ỳ của con nợ mà còn ở cả lỗi từ ngân hàng.

Vì vậy, vấn đề đặt ra hiện nay là cần phải hoàn thiện hành lang pháp lý về giao dịch bảo đảm để khắc phục những hạn chế, bất cập của pháp luật về giao dịch bảo đảm, nhằm tạo sự thống nhất trong việc xử lý tài sản bảo đảm, giúp các tổ chức tín dụng nhanh chóng thu hồi nợ, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của chủ nợ có bảo đảm.

c. Đẩy mạnh tiến độ tái cơ cấu Tổ chức tín dụng

Cần khẳng định, tái cơ cấu hệ thống ngân hàng đã đƣợc triển khai sớm, mạnh mẽ, nhanh chóng và có nhiều kết quả cụ thể ngay từ cuối năm 2011. Bên cạnh việc xử lý dứt điểm các trƣờng hợp ngân hàng thƣơng mại cổ phần

yếu kém đã, đang và sẽ đƣợc xác định thì cần triển khai thực hiện ngay những việc quan trọng sau:

Thứ nhất, kiểm tra đánh giá hiệu quả tất cả những đề án tái cơ cấu đã thực hiện từ cuối năm 2011 đến nay để có những bổ sung, điều chỉnh kịp thời, tránh tình trạng cứ có đề án là coi nhƣ hoàn thành cơ cấu lại.

Thứ hai, bổ sung, điều chỉnh danh mục đối tƣợng NHTM cần cơ cấu lại trên cơ sở thanh tra, giám sát, kịp thời phát hiện vấn đề mới phát sinh hay tồn tại từ lâu nhƣng chƣa đƣợc phát hiện trong hệ thống ngân hàng; phân loại lại các ngân hàng thƣơng mại, không phân biệt NHTM cổ phần hay NHTM nhà nƣớc, yêu cầu tất cả NHTM hoàn thiện quản trị và quản lý ngân hàng.

Tái cơ cấu hệ thống ngân hàng nói chung, xử lý nợ xấu nói riêng trong thời gian tới cần gắn với tái cơ cấu thị trƣờng bất động sản vì phần lớn nợ xấu đều liên quan tới bất động sản. Nợ xấu chỉ đƣợc xử lý dứt điểm khi phối hợp với chƣơng trình tái cơ cấu Doanh nghiệpNN và đầu tƣ công do quy mô vay tín dụng của khu vực Doanh nghiệpNN rất lớn và các dự án đầu tƣ công ở địa phƣơng đang nợ ngân hàng tới cả chục nghìn tỷ đồng

3.3.2. Với Ngân hàng Nhà nƣớc

Thứ nhất, Chính phủ đã ban hành chính sách cho phép ngân hàng đƣợc áp dụng cơ chế giá thỏa thuận trong việc định giá tài sản thế chấp là đất để cho vay, nhƣng các hƣớng dẫn từ NHNN, từ chi nhánh ngân hàng vẫn chƣa chi tiết, đầy đủ khiến cho ngân hàng và khách hàng gặp nhiều trở ngại. Mặt khác, trên lý thuyết NHTM đƣợc quyền tự chủ trong việc ra quyết định định giá tài sản thế chấp và quyết định hạn mức cho vay.

Thứ hai, Ngân hàng nhà nƣớc nên chủ động phối hợp với các Bộ Tƣ pháp, Bộ Tài chính, Tổng cục địa chính, các Bộ, ngành có liên quan nhằm sớm ban hành quy định cụ thể từ đó tiến hành xây dựng Luật thế chấp tài sản, sớm hoàn tất các giấy tờ liên quan đến bất động sản thế chấp nhƣ: thúc đẩy

việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và sở hữu nhà tạo điều kiện cho các ngân hàng và khách hàng thuận tiện khi vay vốn dƣới hình thức thế chấp bất động sản. Vậy đề nghị NHNN xem xét các điều khoản để có sự chấn chỉnh hoặc có văn bản để hƣớng dẫn quá trình triển khai thực hiện của các ngân hàng thƣơng mại trong hoạt động cho vay có tài sản đảm bảo đƣợc dễ dàng, thuận lợi.

Thứ ba, NHNN nên thành lập tổ chức định giá bất động sản trung ƣơng với nhiệm vụ cung cấp dịch vụ tổng thể về định giá cho các cơ quan của nhà nƣớc ở trung ƣơng, các cơ quan cấp tỉnh, khu vực, địa phƣơng và tƣ vấn cho chính phủ về các vấn đề liên quan tới giá trị bất động sản. Hiện nay, các NHTM vừa tiến hành định giá các tài sản đảm bảo vừa tiến hành cho vay nên kết quả thẩm định không đƣợc chính xác, do các NH vẫn e ngại rủi ro, không thu hồi đƣợc các khoản nợ khi phải phát mại bất động sản thế chấp. Vì thế, kiến nghị NHNN trong tƣơng lai nên có quyết định thẩm định chuyển giao công tác định giá bất động sản thế chấp trong các NHTM cho các tổ chức định giá độc lập nhằm xóa bỏ cơ chế ”vừa đá bóng vừa thổi còi” của các ngân hàng. Có nhƣ vậy thì hoạt động định giá tài sản đảm bảo trong ngân hàng mới minh bạch, rõ ràng, chuyên nghiệp và khách hàng, ngƣời dân và các tổ chức có tài sản thê chấp tại ngân hàng mới tin tƣởng hơn vào kết quả định giá.

3.3.3. Các Bộ, Ngành liên quan

Thứ nhất, hoàn thiện hành lang pháp lý

Việc xây dựng một khung pháp lý cho thị trƣờng bất động sản nói chung và hoạt động định giá bất động sản nói riêng là rất quan trọng, nó đảm bảo cho các nguồn lực của thị trƣờng bất động sản đƣợc sử dụng hiệu quả. Hiện nay đã có rất nhiều những văn bản pháp luật, luật, nghị định, thông tƣ và các văn bản dƣới luật quy định về giá đất nhƣng vẫn còn rất nhiều bất cập trong việc quy định giá đất.

Hiện nay vẫn còn tồn tại tình trạng tồn tại cơ chế hai giá đất trong những năm qua, giá đất do Nhà nƣớc quy định và giá thị trƣờng. Với động sản thế chấp, nếu xác định theo giá Nhà nƣớc quy định thì thƣờng thấp hơn giá thị trƣờng, từ đó không đáp ứng nhu cầu vay vốn của khách hàng, điều này cả khách hàng vay và ngân hàng đều không mong muốn.

Để tiếp tục hoàn thiện môi trƣờng pháp lý, việc đẩy mạnh cung cấp các dịch vụ hành chính công về hệ thống đăng ký quyền sử dụng đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là rất cần thiết nhằm làm tăng mức độ minh bạch của thị trƣờng bất động sản.

Thứ hai, thiết lập môi trường hoạt động

Hoạt động thẩm định giá BĐS gắn liền với thị trƣờng BĐS nhƣng trên thực tế thị trƣờng BĐS ở nƣớc ta chƣa thực sự lành mạnh. Để có thể xây dựng một thị trƣờng BĐS lành mạnh thì việc thành lập các sàn giao dịch BĐS là rất cần thiết. Sàn giao dịch BĐS ra đời tạo nên một kênh giao dịch, môi giới BĐS có tính pháp lý cao. Các dự án BĐS tham gia giao dịch trên sàn sẽ phải trải qua giai đoạn thẩm định, đánh gia thực tế nếu cơ quan quản lý sàn giao dịch

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN THẠC SĨ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐÔNG Á CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG (Trang 103 -114 )

×