7. Tổng quan tài liệu có liên quan đến đề tài nghiên cứu
2.2.1. Bối cảnh của hoạt động cho vay Doanh nghiệp tại DongABank –
– chi nhánh Đà Nẵng trong thời gian qua
a. Bối cảnh bên ngoài
- Tình hình kinh tế xã hội thành phố Đà Nẵng những năm qua
Thành phố Đà Nẵng có vị trí chiến lƣợc quan trọng, nằm ở vị trí trung điểm của cả nƣớc, phía Bắc giáp tỉnh Thừa Thiên Huế, phía Nam và Tây giáp tỉnh Quảng Nam, phía Đông giáp biển Đông, cách Hà Nội 764 km về phía Bắc và cách thành phố Hồ Chí Minh 964 km về phía Nam, Đà Nẵng là đầu mối giao thông lớn nhất của khu vực miền Trung về đƣờng sắt, đƣờng thủy, đƣờng bộ (quốc lộ 1A, 14B), đƣờng hàng không quốc tế. Cảng Tiên Sa (Đà Nẵng) là cửa ngõ ra biển quan trọng của Tây Nguyên, Lào, Campuchia, Thái Lan, Myanma và là điểm đầu, cuối của Tuyến Hành lang kinh tế Đông - Tây (EWEC) và các quốc gia ASEAN. Thành phố Đà Nẵng có diện tích đất tự nhiên: 1.283,42 km2, dân số trung bình: 926.018 ngƣời, gồm 06 quận và 02 huyện.
Nhìn chung, tình hình kinh tế của thành phố Đà Nẵng trong năm 2014 nhƣ sau: tổng sản phẩm xã hội trên địa bàn (GRDP, giá so sánh 2010) năm 2014 ƣớc đạt 41.714 tỷ đồng, tăng 9,28% so với năm 2013, trong đó: dịch vụ tăng 8,4%; công nghiệp - xây dựng tăng 11,1%; nông nghiệp tăng 3,1%. Đây là mức tăng hợp lý trong bối cảnh nền kinh tế đang còn những khó khăn nhất định.
Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hƣớng tăng dần tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ. Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Đề án “Phát triển dịch vụ thành phố Đà
Nẵng đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2020”, năm 2014 thành phố đã đạt kết quả khá cao trên các lĩnh vực du lịch, vận tải, bƣu chính - viễn thông, tài chính – ngân hàng,...Các ngành kinh tế đang có tốc độ tăng trƣởng tốt tại Đà Nẵng là: Du lịch (Tổng lƣợt khách tham quan, du lịch năm 2014 ƣớc đạt 3,8 triệulƣợt, tăng 21,9% so với năm 2013 (KH tăng 15-16%), tổng thu nhập xã hội từ hoạt động du lịch ƣớc đạt 9.740tỷ đồng, tăng 25,1%); dịch vụ bán lẻ hàng hóa (tổng mức bán lẻ hàng hóa năm 2014 tăng 17,6% so với năm 2013); xuất khẩu hàng hóa nhƣ hàng dệt may, hàng giày da, thủy sản, phần mềm,...(kim ngạch nhập khẩu năm 2014 ƣớc đạt 1,1 tỷ USD, tăng 8,8% so với năm 2013); dịch vụ vận tải, bƣu chính – viễn thông, thông tin truyền thông (Doanh thu vận tải năm 2014 ƣớc đạt 6.433,1 tỷ đồng, tăng 9,1% so với năm 2013; Doanh thu Thông tin - Truyền thông năm 2014 ƣớc đạt 15.245 tỷ đồng, tăng 7% so với năm 2013; kim ngạch xuất khẩu phần mềm ƣớc đạt 32,8 triệu USD, tăng 31,1% so với năm 2013); ngành sản xuất công nghiệp,...Thời gian qua thành phố đã có nhiều dự án đi vào hoạt động nhƣ: Công ty TNHH ô tô TCIE Việt Nam (1.250 tỷ đồng), Nhà máy cáp Miền Trung (66 tỷ đồng), Dự án Nhà máy sản xuất lốp xe tải Radial (2.992 tỷ đồng), Dây chuyền cán thép 3 của Thép Danna-Ý (175 tỷ đồng), Nhà máy sản xuất tủ điện và các thiết bị điện (80 tỷ đồng), ... đã góp phần tạo giá trị gia tăng cao, phát triển kinh tế địa phƣơng.
Định hƣớng phát triển kinh tế trong thời gian tới của thành phố Đà Nẵng là duy trì tăng trƣởng kinh tế ổn định và đảm bảo chuyển dịch cơ cấu kinh tế là “dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp” theo chiều sâu; chuyển đổi cơ cấu nội bộ ngành theo hƣớng hiện đại; phát triển các ngành dịch vụ nhất là dịch vụ du lịch và thƣơng mại, dịch vụ logictic; phát triển công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp công nghệ thông tin, công nghệ sinh học; xây dụng kết cấu hạ tầng đồng bộ và hiện đại; xây dựng môi trƣờng văn hóa lành mạnh và thực
thi các chính sách xã hội giàu tính nhân văn; phát triển nhanh nguồn nhân lực chất lƣợng cao. Tập trung cải thiện môi trƣờng đầu tƣ, nâng cao chất lƣợng dịch vụ, đẩy mạnh cải cách hành chính, huy động mạnh mẽ các nguồn lực đầu tƣ trong và ngoài nƣớc nhằm cải thiện nguồn lực trong phát triển kinh tế - xã hội của thành phố. Thực hiện tái cơ cấu đầu tƣ theo hƣớng giảm tỷ trọng đầu tƣ công, tăng tỷ trọng đầu tƣ xã hội, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tƣ. Đẩy mạnh đầu tƣ xây dựng kết cấu hạ tầng hiện đại gắn với tăng cƣờng công tác quản lý xây dựng cơ bản, quản lý quy hoạch đô thị, xây dựng thành phố môi trƣờng. Phát huy tối đa các nguồn lực và lợi thế về kinh tế biển, đặc biệt là Cảng biển.
- Chính sách về cho vay của Ngân hàng nhà nước
Trong những năm gần đây, Ngân hàng Nhà nƣớc ngày càng đổi mới theo hƣớng tich cực, thể hiện quyết tâm cao trong việc tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho nền kinh tế, thể hiện qua động thái liên tục điều chỉnh giảm dần các mức lãi suất chủ chốt, đặc biệt là lãi suất huy động, làm cơ sở để giảm dần mặt bằng lãi suất cho vay. Với chính sách điều hành tiền tệ khá hiệu quả, năm 2013 vừa qua, toàn hệ thống đã giảm đƣợc lãi suất về mức thấp nhất kể từ năm 2005, tỷ giá ổn định, thanh khoản cải thiện, dự trự ngoại hối tăng cao, thị trƣờng vàng đi vào khuôn khổ, tình trạng vàng hóa và đô la hóa đƣợc đẩy lùi. Đặc biệt, sự ra đời của Chỉ thị số 01/CT-NNHH về tổ chức thực hiện chính sách tiền tệ và đảm bảo hoạt động ngân hàng an toàn, hiệu quả trong năm 2014 đã mở ra những tín hiệu tích cực cho hoạt động tín dụng nói riêng, và nền kinh tế nói chung, yêu cầu các tổ chức tín dụng thực hiện các giải pháp mở rộng tín dụng có hiệu quả để hỗ trợ tăng trƣởng kinh tế ở mức hợp lý, góp phần kiềm chế lạm phát, tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy phải triển sản xuất kinh doanh, chủ trƣơng duy trì mặt bằng lãi suất hiện tại, cố gắng giảm lãi suất cho vay thêm 1-2% nhằm hỗ trợ Doanh nghiệp.
Nhờ bởi sự quan tâm sát sao của Ngân hàng Nhà nƣớc cùng những chính sách hỗ trợ Doanh nghiệp tối ƣu, hƣớng dòng vốn vào sản xuất kinh doanh mà tính đến cuối tháng 11 năm 2014, hoạt động tín dụng ngân hàng tiếp tục đƣợc mở rộng, lãi suất phù hợp và có xu hƣớng tiếp tục giảm, tăng trƣởng tín dụng tiếp tục cải thiện, tăng 10,22% so với cuối năm 2013.
- Tình hình khách hàng doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
Số lượng và tình hình tăng trưởng doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
Tính đến hết năm 2014, thành phố Đà Nẵng có hơn 14.200 doanh nghiệp đang hoạt động, với tổng số vốn đăng ký lũy kế lên đến hơn 72.800 ngàn tỷ đồng. Trong năm 2014, số Doanh nghiệp thành lập mới là 2.501 doanh nghiệp, tăng hơn 15% so với năm 2013, với tổng số vốn đăng ký là 9.176 tỷ đồng, tăng hơn 40% so với năm 2013.
Nhìn chung, tình hình hoạt động của doanh nghiệp có bƣớc khởi sắc, nhiều doanh nghiệp hoạt động kinh doanh ngày càng hiệu quả, một số doanh nghiệp mở rộng kinh doanh.
Tình hình phát triển số lƣợng doanh nghiệp và vốn đăng ký trên địa bàn thành phố Đà Nẵng lũy kế đến thời điểm 2013-2014 đƣợc thể hiện qua bảng số liệu sau:
Bảng 2.2: Bảng thống kê doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
STT CHỈ TIÊU 2013 2014
1 Số DN đăng ký mới (DN) 2,166 2,501
2 Vốn đăng ký mới (tỷ đồng) 6,514 9,176
3 Lũy kế DN đang hoạt động (DN) 12,531 14,280 4 Lũy kế vốn đăng ký (ngàn tỷ đồng) 71,675 76,808
Nguồn: Sở Kế hoạch và đầu tư thành phố Đà Nẵng & Cổng thông tin điện tử thành phố Đà Nẵng
Bảng trên cho thấy thời gian qua số lƣợng doanh nghiệp thành lập mới cũng nhƣ là đang hoạt động trên địa bàn thành phố ngày càng tăng, số vốn lũy kế đăng ký theo đó cũng tăng lên. Đây là điều kiện rất tốt để phát triển kinh tế cho thành phố cũng nhƣ là nguồn khách hàng dồi dào cho hoạt động tín dụng của các ngân hàng thƣơng mại trên địa bàn thành phố.
Các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Đà Nẵng chủ yếu hoạt động trong các lĩnh vực du lịch, vận tải, bƣu chính - viễn thông, công nghiệp, thƣơng mại dịch vụ, chế biến thủy sản...Đây cũng là những ngành có tiềm năng phát triển tại địa bàn này. Doanh nghiệp tập trung chủ yếu ở 06 quận của thành phố và rải rác một số ít doanh nghiệp ở huyện Hòa Vang.
Đặc điểm của doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
+ Chất lượng nhân lực của Doanh nghiệp hiện tai tuy vẫn còn thấp nhưng ngày càng được cải thiện và nâng cao:
Có thể nói trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của phần lớn chủ doanh nghiệp tại Đà Nẵng còn khá thấp. Khi khởi nghiệp, phần lớn chủ doanh nghiệp đều dựa trên tri thức vận hành (kiến thức, kỹ năng sản xuất ra sản phẩm cụ thể) hình thành qua kinh nghiệm, rất thiếu tri thức chiến lƣợc và khả năng quản lý. Có thể nói, đa số các chủ doanh nghiệp và giám đốc doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Đà Nẵng chƣa đƣợc đào tạo một cách bài bản về kiến thức kinh doanh, quản lý kinh tế - xã hội, văn hóa, luật pháp ... và kỹ năng quản trị kinh doanh; số chủ doanh nghiệp có trình độ đại học và trên đại học chiếm tỷ lệ thấp.
Tuy nhiên, hiện nay trên địa bàn thành phố có rất nhiều ngƣời trẻ tuổi, đƣợc đào tạo đại học trở lên thành lập doanh nghiệp để kinh doanh nên tuy trình độ của chủ doanh nghiệp hiện tại vẫn còn thấp nhƣng ngày càng đƣợc cải thiện, nâng cao và kỳ vọng sẽ tốt hơn trong thời gian đến.
+ Máy móc, thiết bị của các Doanh nghiệp tuy còn lạc hậu nhưng các doanh nghiệp trên địa bàn đã bắt đầu có ý thức đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất và máy móc thiết bị:
Trên địa bàn Đà Nẵng, cũng nhƣ tình hình chung tại nhiều tỉnh thành khác tại Việt Nam, hiện tại tỷ lệ doanh nghiệp có máy móc thiết bị hiện đại khá thấp. Đó là do nƣớc ta vẫn là một nƣớc đang phát triển, có nhiều loại máy móc thiết bị đã cũ của các nƣớc phát triển nhƣng so với trình độ công nghệ trong nƣớc thì vẫn tốt nên chúng ta vẫn dùng. Đồng thời, rào cản về chi phí cũng là lý do quan trọng ảnh hƣởng đến việc đầu tƣ máy móc thiết bị mới 100%, hiện đại. Vì vậy, tỉ lệ các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố đầu tƣ máy móc thiết bị hiện đại còn khá thấp.
Tuy nhiên, tình hình kinh doanh ngày càng khá lên đang làm thay đổi ý thức về việc đầu tƣ máy móc thiết bị hiện đại của các doanh nghiệp, nên trong tƣơng lai tỉ lệ các doanh nghiệp có máy móc thiết bị lạc hậu trên địa bàn thành phố sẽ có xu hƣớng giảm.
+ Chưa chủ động về nguồn cung nguyên vật liệu và chưa chú trọng về việc quảng bá thương hiệu:
Đa số các Doanh nghiệp trên địa bàn thành phố không chủ động đƣợc trong nguồn nguyên liệu để ổn định sản xuất nên gặp phải tình trạng bị động về giá đầu vào. Chẳng hạn nhƣ Công ty A chuyên nhập thép hình từ HongKong, Trung Quốc về để phân phối cho các đơn vị trên địa bàn miền Trung và Tây Nguyên nhƣng thời điểm cuối năm 2014 tại HongKong xảy ra biểu tình nên Công ty này phải ngƣng đơn hàng, đặt hàng ở đối tác khác ở Trung Quốc với giá cao hơn,...
Bên cạnh đó, vấn đề thƣơng hiệu cũng là vấn đề mà các Doanh nghiệp trên địa bàn thành cần phần quan tâm. Mặc dù, trong những năm qua, đã có nhiều doanh nghiệp quan tâm đến công tác xây dựng thƣơng hiệu cho mình
nhƣng chủ yếu là những doanh nghiệp lớn, còn đa số doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn thành phố thì hầu nhƣ không quan tâm đến việc quảng bá thƣơng hiệu.
+ Chiến lược phân phối, chiến lược truyền thông và xúc tiến thương mại của các Doanh nghiệp Đà Nẵng còn nhiều hạn chế.
Đa số các Doanh nghiệp trên địa bàn thành phố có quy mô nhỏ nên hạn chế tầm hoạt động và mạng lƣới phân phối sản phẩm. Trong khi đó, hoạt động xúc tiến thƣơng mại còn giản đơn, sơ lƣợc và chƣa có hiệu quả thiết thực. Hầu hết các Doanh nghiệp chƣa nhận thức đúng đƣợc giá trị và ý nghĩa của xúc tiến thƣơng mại, quảng cáo,...
b. Bối cảnh bên trong
Là một ngân hàng ra đời đã hơn 20 năm, tuy quy mô không lớn bằng các ngân hàng bạn, đặc biệt là khối ngân hàng nhà nƣớc, nhƣng với chiến lƣợc quảng bá thƣơng hiệu trong thời gian qua của Hội sở cùng với chất lƣợng dịch vụ và danh mục sản phẩm đa dạng thì Ngân hàng TMCP Đông Á – Chi nhánh Đà Nẵng cũng đƣợc nhiều Doanh nghiệp, ban nghành trên địa bàn biết đến.
Đội ngũ nhân viên trẻ, đƣợc tập huấn chuyên môn nghiệp vụ bài bản và đƣợc đánh giá là có năng lực và kinh nghiệm tƣơng đối cao so với mặt bằng chung của các ngân hàng trên địa bàn.
Về cơ sở vật chất, môi trƣờng làm việc: Trụ sở giao dịch đƣợc xây dựng mới khang trang, bề thế, có vị trí giao dịch thuận lợi. Ngoài ra, mỗi nhân viên đƣợc cung cấp đầy đủ dụng cụ lao động để phục vụ cho công tác chuyên môn của mình với một môi trƣờng làm việc lý tƣởng nhất. Bên cạnh đó, công nghệ đƣợc đầu tƣ và chú trọng nâng cấp thƣờng xuyên đáp ứng với nhu cầu thay đổi và cải tiến điển hình nhƣ có thể họp trực tuyến với Hội sở chính để giảm bớt chi phí.
Các quy trình nghiệp vụ luôn đƣợc chú trọng trong việc hoàn thiện và cải tiến nhằm phù hợp với các chuẩn mực và thông lệ. Khi mối quan hệ giữa các bộ phận có sự thống nhất cao trong quá trình tác nghiệp sẽ tạo điều kiện thuận tiện hơn trong việc nâng cao chất lƣợng phục vụ khách hàng, mang đến sự hài lòng cao hơn cho khách hàng.