Áp dụng chính sách lãi suất cạnh tranh đối với phân khúc khách hàng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ phân tích tình hình cho vay doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP đông á chi nhánh đà nẵng (Trang 98 - 100)

7. Tổng quan tài liệu có liên quan đến đề tài nghiên cứu

3.2.4.Áp dụng chính sách lãi suất cạnh tranh đối với phân khúc khách hàng

khách hàng quan trọng và đa dạng hóa hình thức bảo đảm tiền vay bằng tài sản

Kết quả phân tích ở chƣơng 2 đã khẳng định rằng chính sách lãi suất/phí của DongABank không cạnh tranh bằng các ngân hàng bạn. Điều này rõ ràng là một rào cản không nhỏ cho sự phát triển tín dụng của DongABank nói chung và chi nhánh Đà Nẵng nói riêng.

Chính sách lãi suất/phí dành cho khách hàng doanh nghiệp hiện nay cũng là vấn đề mấu chốt hạn chế tính cạnh tranh của Chi nhánh trên thị trƣờng cho vay. Nhìn chung, mức lãi suất cho vay của DongABank cao hơn so với nhiều ngân hàng hàng, điều này gây bất lợi do doanh nghiệp cũng chỉ

quan tâm đến lợi ích của họ, chỗ nào lãi suất thấp hơn thì ngƣời ta sẽ lựa chọn vay ở đó, chƣa kể các ngân hàng có lãi suất thấp hơn chủ động mời chào họ về giao dịch. Tuy mang tính chất quyết định đối với tính cạnh tranh của chi nhánh trên thị trƣờng cho vay nhƣ vậy nhƣng biểu lãi suất/phí là do Hội sở ban hành áp dụng cho toàn hệ thống, chi nhánh cũng không thể làm trái quy định của Hội sở đƣợc. Do đó, điều chi nhánh có thể làm là thƣờng xuyên cập nhật thông tin lãi suất của các ngân hàng trên địa bàn để đề xuất trình về Hội sở để đƣợc phê duyệt mức lãi suất cạnh tranh đối với phân khúc khách hàng quan trọng để giữ chân khách hàng và tìm kiếm khách hàng mới.

Hiện nay tài sản đảm bảo vay của các doanh nghiệp tại DongABank – Chi nhánh Đà Nẵng phần lớn là Quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất. Chủ yếu là biện pháp thế chấp tài sản. Trong khi đó dƣ nợ chủ yếu của Chi nhánh dƣ nợ ngắn hạn và chính sách tín dụng của chi nhánh trong thời gian tới vẫn tiếp tục đẩy mạnh cho vay ngắn hạn. Vì vậy một trong những biện pháp quan trọng để nâng cao giá trị tài sản bảo đảm, tăng dƣ nợ có tài sản bảo đảm là phải đa dạng các hình thức bảo đảm bằng tài sản. Qua đặc điểm và tình hình luân chuyền hàng hóa của một số Doanh nghiệp vay vốn, chi nhánh cần áp dụng hình thức bảo đảm bằng phƣơng pháp cầm cố tài sản. Cụ thể đối với các mặt hàng nhƣ sắt thép, máy móc thiết bị, hàng tiêu dùng,…đối với các công ty kinh doanh thƣơng mại và sản xuất chế biến.

Bên cạnh những ƣu điểm kể trên, những TSĐB cần bổ sung trên cũng ẩn chứa nhiều rủi ro. Điều đó, đòi hỏi nhân viên kinh doanh khách hàng doanh nghiệp cần xem kĩ lƣỡng các yếu tố về khách hàng, hiệu quả dự án để đề xuất bộ phận thẩm định quyết định loại TSĐB cho phù hợp. Việc đƣa cái mới vào áp dụng ban đầu bao giờ cũng khó khăn, nhƣng nếu thực hiện tốt kết quả thu đƣợc rất khả quan. Vì vậy, ban đầu Chi nhánh nên áp dụng đối với các khách hàng có quan hệ lâu dài, dự án có tính khả thi cao, ít rủi ro. Từ đó, tiếp tục mở

rộng đối tƣợng áp dụng. Với cách làm nhƣ vậy, Chi nhánh không chỉ thu hút một số lƣợng khách hàng đáng kể mà còn hạn chế rất lớn rủi ro.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ phân tích tình hình cho vay doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP đông á chi nhánh đà nẵng (Trang 98 - 100)