7. Tổng quan tài liệu có liên quan đến đề tài nghiên cứu
3.2.6. Nâng cao chất lƣợng công tác thẩm định; tăng cƣờng kiểm tra,
giám sát khách hàng vay vốn
Thẩm định là một bƣớc quan trọng nhất trong quy trình cho vay. Nó không những có ý nghĩa đối với ngân hàng là nhằm nâng cao chất lƣợng cho vay, giảm rủi ro cho ngân hàng mà nó còn có ý nghĩa rất lớn đối với khách hàng bởi không ít những khách hàng bị từ chối oan do cán bộ cho vay làm không tốt công tác thẩm định phƣơng án, dự án sản xuất.
Trƣớc hết cần nâng cao chất lƣợng thẩm định khi cấp tín dụng, chú trọng các điều kiện vay vốn, tƣ cách pháp lý, tính hiệu quả của phƣơng án, tài sản đảm bảo có đáp ứng quy định hiện hành…Bên cạnh đó, tập trung cho vay các
Doanh nghiệp hoạt động trong các ngành nghề có tiềm năng trong tƣơng lai hoạt phát triển ổn định, ít chịu ảnh hƣởng của chu kỳ kình tế trong giai đoạn suy thoái…
Phải đảm bảo nguyên tắc là kiểm tra trƣớc, trong và sau khi cho vay một cách chi tiết về tình hình sử dụng vốn vay để tránh tình trạng sử dụng vốn sai mục đích dẫn đến mất khả năng thanh toán. Các biện pháp kiểm tra sử dụng vốn theo hình thức thƣờng xuyên, đột xuất tại cơ sở kinh doanh của khách hàng nhằm đảm bảo khách hàng không sử dụng vốn ngắn hạn để đầu tƣ trung dài hạn. Bên cạnh đó, việc kiểm tra đánh giá tài sản thế chấpm, vật tƣ đảm bảo nợ vay cũng không kém phần quan trọng. Trong quá trình kiểm tra, nếu tài sản thế chấp có sự sụt giảm về giá trị, không đủ điều kiện đảm bảo nợ vay thì phải thông báo để khách hàng bổ sung tài sản đảm bảo.
Thẩm định cho vay là một quá trình liên tục từ khâu thu thập thông tin đến khâu phân tích các thông tin đó để có quyết định cho vay hay không.
Về thu thập thông tin: Nhân viên phát triển kinh doanh, nhân viên thẩm định phải thu thập thông tin từ nhiều kênh, nguồn khác nhau, có khả năng chọn lọc các thông tin có hiệu quả, nhƣ vậy sẽ đảm bảo tránh đƣợc rủi ro khi ra quyết định cho vay, Doanh nghiệp có cơ hội đƣợc vay vốn.
- Xem xét thông tin từ phỏng vấn ngƣời vay, từ sổ sách ngân hàng để thấy đƣợc quan hệ vay trả của khách hàng.
- Cần nắm bắt thông tin qua các phƣơng tiện thông tin, phối hợp với trung tâm thông tin cho vay của NHNN (CIC), thông tin từ đồng nghiệp, bạn b, các cơ quan ban ngành,....
- Ngoài những thông tin từ báo cáo tài chính, nhân viên thẩm định cần phải chủ động đi khảo sát tình hình tại cơ sở các doanh nghiệp. Qua đó, ngân hàng có thể nắm bắt đƣợc thông tin về khả năng sản xuất nói chung của doanh
nghiệp, năng lực quản lý, nhu cầu hiện tại và tƣơng lai của khách hàng một cách khách quan.
Về phân tích và đánh giá khách hàng: Sau khi đã thu thập đầy đủ thông tin, nhân viên thẩm định phải phân tích các thông tin này.
Qua bản báo cáo tài chính, cần phân tích tốt các chỉ tiêu để từ đó đánh giá tình hình vay nợ, khả năng hoàn trả, tốc độ vòng quay bình quân vốn lƣu động, tình hình tiêu thụ sản phẩm, lợi nhuận của doanh nghiệp. Khi phân tích các dữ liệu nhân viên thẩm định đặc biệt chú ý đến khả năng sinh lời của phƣơng án xin vay và các nguồn thu khác của khách hàng. Sỡ dĩ nhƣ vậy là vì tính khả thi của phƣơng án ảnh hƣởng trực tiếp tới khả năng trả nợ của doanh nghiệp. Nếu phƣơng án khả thi dẫn tới hoạt động sản xuất, kinh doanh có hiệu quả và tạo nguồn thu thì khách hàng có khả năng trả nợ khi hợp đồng cho vay đến hạn thanh toán.
Nhìn chung, việc phân tích cần tập trung vào các vấn đề chủ yếu sau: - Khách hàng phải có đầy đủ các điều kiện vay vốn theo quy định cụ thể đối với từng khách hàng, từng loại cho vay để đảm bảo thu hồi nợ gốc, lãi đúng hạn.
- Phƣơng án, dự án vay vốn phải có hiệu quả và tính khả thi.
- Hồ sơ thủ tục vay vốn phải đầy đủ theo chế độ quy định, nếu có xảy ra tố tụng tranh chấp thì phải đảm bảo an toàn pháp lý cho ngân hàng.
- Năng lực pháp lý của khách hàng nhƣ quyết định thành lập hợp pháp, đăng ký kinh doanh, quyết định bổ nhiệm ngƣời đại diện hợp pháp trƣớc pháp luật
- Thẩm định về tính cách, uy tín của khách hàng nhằm hạn chế rủi ro ở mức thấp nhất.
Thông qua việc phân tích tình hình thực trạng của khách hàng, nhân viên thẩm định phải đƣa ra đƣợc đánh giá chung về thực trạng kinh doanh, tính hợp lý của nhu cầu vay vốn, đánh giá khả năng hoàn trả, tính khả thi của
phƣơng án vay vốn. Ngoài ra trong quá trình sử dụng vốn ngân hàng cần tăng cƣờng kiểm tra, kiểm soát việc sử dụng vốn vay, từ đó kịp thời đƣa ra những giải pháp hỗ trợ, tƣ vấn kịp thời khi doanh nghiệp gặp khó khăn trong quá trình sử dụng vốn và nhận diện các rủi ro cho ngân hàng nếu có.