7. Tổng quan tài liệu có liên quan đến đề tài nghiên cứu
1.2. PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CHO VAY DOANH NGHIỆP CỦA NHTM
NHTM
a. Mục đích phân tích
Mục đích của việc phân tích tình hình cho vay doanh nghiệp tại NHTM là nhằm đánh giá chính xác tình hình cho vay doanh nghiệp của NHTM, giúp cho các đối tƣợng quan tâm nắm đƣợc thực trạng cho vay doanh nghiệp đang có những vấn đề gì còn tồn tại cũng nhƣ là đã có đƣợc những mặt tích cực nào; qua đó, đề ra các quyết định phù hợp với lợi ích của NHTM cũng nhƣ là hoàn thiện hơn nữa hoạt động cho vay doanh nghiệp tại NHTM.
b. Nội dung phân tích
Phân tích hoạt động cho vay Doanh nghệp của NHTM tập trung vào các nội dung chủ yếu sau:
Phân tích bối cảnh hoạt động cho vay Doanh nghiệp của NH, bao gồm:
- Phân tích bối cảnh bên ngoài có ảnh hƣởng đến hoạt động cho vay Doanh nghiệp của NH: đặc điểm kinh tế - xã hội của thị trƣờng mục tiêu; những nhân tố thuộc về môi trƣờng vĩ mô; môi trƣờng cạnh tranh,...
- Phân tích bối cảnh bên trong của NH. Nội dung chủ yếu là phân tích những đặc điểm cơ bản có ảnh hƣởng lớn đến hoạt động cho vay Doanh nghiệp của NHTM nhƣ: chiến lƣợc kinh doanh; thƣơng hiệu; các nguồn lực; ...
Phân tích mô hình tổ chức quản lý hoạt động cho vay Doanh nghiệp: Nội dung phân tích tập trung vào tổ chức bộ máy và tổ chức quy
trình cho vay Doanh nghiệp.
Phân tích về các hoạt động NH đã thực hiện nhằm đạt các mục tiêu của hoạt động cho vay Doanh nghiệp
Nội dung phân tích tập trung vào các hoạt động sau: - Hoạt động phát triển khách hàng Doanh nghiệp vay vốn
- Hoạt động tăng năng lực cạnh tranh và giành thị phần trong cho vay Doanh nghiệp
- Hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay Doanh nghiệp - Về hoạt động nâng cao chất lƣợng dịch vụ cho vay Doanh nghiệp Phân tích kết quả hoạt động cho vay Doanh nghiệp
Phân tích kết quả hoạt động cho vay Doanh nghiệp tập trung vào các nội dung sau:
- Phân tích về tăng trƣởng quy mô cho vay Doanh nghiệp thể hiện qua các chỉ tiêu: dƣ nợ cho vay Doanh nghiệp; số lƣợng Doanh nghiệp vay vốn.
Phƣơng pháp: phân tích biến động các chỉ tiêu quy mô cho vay - Phân tích về cơ cấu cho vay Doanh nghiệp theo:
+ Hình thức bảo đảm + Loại tiền tệ cho vay
+ Theo ngành nghề Doanh nghiệp vay vốn + Theo kỳ hạn cho vay
Phƣơng pháp: Phân tích biến động tỷ trọng theo từng tiêu thức phân loại.
- Phân tích Hiệu quả sinh lời của cho vay Doanh nghiệp: phân tích tăng trƣởng thu nhập cho vay Doanh nghiệp
Cụ thể:
+ Đánh giá trong: là đánh giá của chính Ngân hàng về chất lƣợng cung ứng dịch vụ
+ Đánh giá ngoài: là đánh gía của khách hàng thông qua khảo sát ý kiến - Phân tích kết quả kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay Doanh nghiệp Phân tích kết quả kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay Doanh nghiệp đƣợc tiến hành bằng cách phân tích sự biến động của các chỉ tiêu về nợ xấu, trích lập dự phòng rủi ro và so sánh với mục tiêu đề ra.
c. Tiêu chí phân tích
- Các tiêu chí phân tích về tăng trƣởng quy mô cho vay Doanh nghiệp là: dƣ nợ cho vay Doanh nghiệp; số lƣợng Doanh nghiệp vay vốn
Dư nợ cho vay Doanh nghiệp: là chỉ tiêu phản ảnh khối lƣợng tiền ngân hàng cấp cho nên kinh tế tại một thời điểm. Tổng dƣ nợ bao gồm dƣ nợ cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn. Tổng dƣ nợ thấp chứng tỏ hoạt động của ngân hàng yếu kém, không có khả năng mở rộng, khả năng tiếp thị của ngân hàng kém, trình độ cán bộ công nhân viên thấp. Mặc dù vậy, không có nghĩa là chỉ tiêu này càng cao thì chất lƣợng cho vay càng cao bởi vì đằng sau những khoản cho vay đó còn những rủi ro cho vay mà ngân hàng phải gánh chịu.
Số lượng khách hàng: là chỉ tiêu đánh giá phát triển cho vay về quy mô, số lƣợng khách hàng càng nhiều nghĩa là ngân hàng đã đáp ứng đƣợc nhu cầu vốn của nhiều ngƣời hơn. Dƣ nợ từng khách hàng vay tăng lên nghĩa là số lƣợng khách hàng có những món vay giá trị lớn ngày càng nhiều.
Nếu số lƣợng khách hàng và dƣ nợ từng khách hàng cùng tăng thì ta có đƣợc sƣ phát triển cho vay cả về số lƣợng khách và số tiền của mỗi món vay. Tuy nhiên, việc tăng lên về số lƣợng khách hàng không phản ánh một cách chính xác về chất lƣợng phát triển cho vay của ngân hàng. Ngân hàng nên
chọn lọc và phân loại từng đối tƣợng khách hàng, ngoài chỉ tiêu mở rộng phát triển cho vay đối với các Doanh nghiệp, nên chú trọng chất lƣợng cho vay.
- Các tiêu chí phân tích về cơ cấu cho vay Doanh nghiệp là: Dƣ nợ cho vay doanh nghiệp theo hình thức bảo đảm, loại tiền tệ cho vay, theo ngành nghề, theo thời hạn vay.
Các tiêu chí phân tích về cơ cấu cho vay doanh nghiệp cho thấy dƣ nợ cho vay doanh nghiệp tại NHTM đang tập trung nhiều hay ít ở những ngành nghề nào, ở những kỳ hạn vay nào, loại tiền nào, hình thức đảm bảo nào,...Từ những phân tích về cơ cấu cho vay doanh nghiệp nhƣ vậy, ta có thể có những đánh giá và định hƣớng sẽ tập trung cho vay doanh nghiệp ở những hạn mục, lĩnh vực nào là phù hợp và hiệu quả, đồng thời sẽ hạn chế những loại hình cũng nhƣ lĩnh vực cho vay doanh nghiệp nào để có đƣợc kết quả kinh doanh tốt nhất.
- Tiêu chí phân tích về Hiệu quả sinh lời của cho vay Doanh nghiệp: tỷ lệ thu nhập từ cho vay doanh nghiệp/tổng thu nhập; tỷ lệ thu nhập từ cho vay doanh nghiệp/thu từ hoạt động tín dụng.
Tỷ lệ thu nhập từ cho vay doanh nghiệp/tổng thu nhập: cho thấy hoạt động cho vay doanh nghiệp đóng góp đƣợc nhiều hay ít vào hiệu quả hoạt động kinh doanh chung của NHTM. Nếu tỷ lệ này cao thì cho thấy hoạt động cho vay doanh nghiệp là hoạt động kinh doanh chính mang lại nguồn thu nhập chính cho NHTM và ngƣợc lại.
Tỷ lệ thu nhập từ cho vay doanh nghiệp/thu từ hoạt động tín dụng: cho thấy vai trò của hoạt động cho vay doanh nghiệp trong hoạt động tín dụng chung của ngân hàng, trong đó có mối tƣơng tác với cho vay cá nhân, hộ kinh doanh,... và các đối tƣợng khách hàng khác. Nếu tỷ lệ này cao cho thấy hoạt động cho vay doanh nghiệp của ngân hàng phát triển mạnh, là hoạt động chủ
yếu trong danh mục cho vay của ngân hàng, mang lại nguồn thu chủ yếu trong hoạt động tín dụng nói chung của ngân hàng, và ngƣợc lại.
- Các tiêu chí phân tích về kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay Doanh nghiệp là: Tỷ lệ nợ từ nhóm 2 đến nhóm 5, Tỷ lệ nợ xấu, Tỷ lệ trích lập DPRR.
Tỷ lệ nợ từ nhóm 2 đến nhóm 5: cho thấy dƣ nợ cho vay của doanh nghiệp đang ở tập trung ở nhóm nợ nào là chủ yếu, xu hƣớng tập trung ở những nhóm nợ này ra sao. Nếu dƣ nợ tập trung nhiều ở các nhóm nợ cao thì hoạt động cho vay doanh nghiệp của ngân hàng đang gặp khó khăn, nợ xấu nhiều khó thu hồi, hoạt động cho vay doanh nghiệp không an toàn, hiệu quả và ngƣợc lại.
Tỷ lệ nợ xấu: là tỷ lệ nợ từ nhóm 3 đến nhóm 5 trong cho vay doanh nghiệp của ngân hàng. Tỷ lệ này càng cao cho thấy hoạt động cho vay doanh nghiệp của ngân hàng đang có nợ khó đòi càng nhiều, kém hiệu quả và ngƣợc lại.
Tỷ lệ trích lập DPRR: Tỷ lệ này thể hiện số tiền mà ngân hàng đã trích lập dự phòng rủi ro so với tổng dƣ nợ cho vay doanh nghiệp của ngân hàng. Tỷ lệ này càng cao cho thấy nợ quá hạn, nợ xấu của ngân hàng càng nhiều, chất lƣợng các khoản cho vay doanh nghiệp tại ngân hàng càng thấp và ngƣợc lại.
d. Phương pháp phân tích
Phƣơng pháp phân tích ở đây là phƣơng pháp so sánh (so sánh với mục tiêu đề ra) và phân tích sự biến động của các chỉ tiêu.
Phương pháp so sánh: là phƣơng pháp đƣợc sử dụng rộng rãi, phổ biến trong phân tích kinh tế nói chung và phân tích tình hình cho vay doanh nghiệp nói riêng. Mục đích của so sánh là làm rõ sự khác biệt hay những đặc trƣng riêng có của đối tƣợng nghiên cứu; từ đó, giúp cho các đối tƣợng quan tâm có
căn cứ để đề ra quyết định lựa chọn. Khi sử dụng phƣơng pháp so sánh, cần chú ý một số vấn đề sau đây:
+ Điều kiện so sánh đƣợc của chỉ tiêu: Chỉ tiêu cần phân tích muốn so sánh đƣợc phải đảm bảo thống nhất về nội dung kinh tế, thống nhất về phƣơng pháp tính toán, thống nhất về thời gian và đơn vị đo lƣờng.
+ Gốc so sánh: Gốc so sánh đƣợc lựa chọn có thể là gốc về không gian hay thời gian, tuỳ thuộc vào mục đích phân tích. Về không gian, có thể so sánh đơn vị này với đơn vị khác, bộ phận này với bộ phận khác, khu vực này với khu vực khác... Cần lƣu ý rằng, khi so sánh về mặt không gian, điểm gốc và điểm phân tích có thể đổi chỗ cho nhau mà không ảnh hƣởng đến kết luận phân tích. Về thời gian, gốc so sánh đƣợc lựa chọn là các kỳ đã qua (kỳ trƣớc, năm trƣớc) hay kế hoạch, dự toán. Cụ thể: Khi xác định xu hƣớng và tốc độ phát triển của chỉ tiêu phân tích, gốc so sánh đƣợc xác định là trị số của chỉ tiêu phân tích ở kỳ trƣớc hoặc hàng loạt kỳ trƣớc (năm trƣớc), lúc này sẽ so sánh trị số chỉ tiêu giữa kỳ phân tích với trị số chỉ tiêu ở các kỳ gốc khác nhau; Khi đánh giá tình hình thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ đặt ra, gốc so sánh là trị số kế hoạch của chỉ tiêu phân tích. Khi đó, tiến hành so sánh giữa trị số thực tế với trị số kế hoạch của chỉ tiêu nghiên cứu.
+ Các dạng so sánh: Các dạng so sánh thƣờng đƣợc sử dụng trong phân tích là so sánh bằng số tuyệt đối, so sánh bằng số tƣơng đối và so sánh với số bình quân. So sánh bằng số tuyệt đối phản ánh qui mô của chỉ tiêu nghiên cứu nên khi so sánh bằng số tuyệt đối, các nhà phân tích sẽ thấy rõ đƣợc sự biến động về qui mô của chỉ tiêu nghiên cứu giữa kỳ (điểm) phân tích với kỳ (điểm) gốc. So sánh bằng số tƣơng đối: Khác với số tuyệt đối, khi so sánh bằng số tƣơng đối, ta sẽ nắm đƣợc kết cấu, mối quan hệ, tốc độ phát triển, mức độ phổ biến và xu hƣớng biến động của các chỉ tiêu kinh tế. So sánh với số bình quân: Khác với việc so sánh bằng số tuyệt đối và số tƣơng đối, so
sánh bằng số bình quân sẽ cho thấy mức độ mà đơn vị đạt đƣợc so với bình quân chung của tổng thể, của ngành, của khu vực.
Phương pháp phân tích sự biến động của các chỉ tiêu: Phƣơng pháp náyẽ xem xét sự thay đổi (tăng, giảm,...) của các chỉ tiêu cần phân tích để từ đó cho thấy các chỉ tiêu này đang thay đổi nhƣ thế nào, theo chiều hƣớng xấu hay tốt, và qua đó có thể phát triển hơn nữa hoặc có những biện pháp để kiềm hãm bớt sự phát triển của các chỉ tiêu này.
TÓM TẮT CHƢƠNG 1
Chƣơng 1 Luận văn đã đƣa ra những vấn đề lý luận cơ bản về tín dụng ngân hàng, về hoạt động cho vay Doanh nghiệp của NHTM, tổng quan về Doanh nghiệp nói chung. Các lý luận về khái niệm và tiêu chí đánh giá kết quả cho vay Doanh nghiệp của các Ngân hàng thƣơng mại và tác giả cũng đã nêu đƣợc những yếu tố ảnh hƣởng đến hoạt động cho vay Doanh nghiệp của NHTM, bao gồm: các nhân tố bên trong NHTM, nhân tố Doanh nghiệp và yếu tố môi trƣờng vĩ mô cũng nhƣ chính sách vĩ mô. Ngoài ra, chƣơng 1 còn trình bày những hình thức cho vay Doanh nghiệp của NHTM trong nền kinh tế thị trƣờng.
Những cơ sở lý luận của Chƣơng 1 là nền tảng để Chƣơng 2 đi vào phân tích, đánh giá hoạt động cho vay Doanh nghiệp tại DongABank - Chi nhánh Đà Nẵng.
CHƢƠNG 2
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY DOANH NGHIỆP
TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐÔNG Á