Mô hình tổ chức quản lý hoạt động cho vay Doanh nghiệp tạ

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ phân tích tình hình cho vay doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP đông á chi nhánh đà nẵng (Trang 60 - 68)

7. Tổng quan tài liệu có liên quan đến đề tài nghiên cứu

2.2.2. Mô hình tổ chức quản lý hoạt động cho vay Doanh nghiệp tạ

Ngân hàng TMCP Đông Á – Chi nhánh Đà Nẵng

a. Mô hình tổ chức quản lý hoạt động cho vay doanh nghiệp

Ngân hàng TMCP Đông Á – Chi nhánh Đà Nẵng có cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý điều hành nhƣ sau:

Quan hệ chỉ đạo Quan hệ hỗ trợ

BP.KD KHDN BP. IT BP. KT BAN GIÁM ĐỐC CN ĐÀ NẴNG PHÒNG PT KINH DOANH PHÕNG VẬN HÀNH PGD VẬN HÀNH PGD KINH DOANH BP.KD KHCN BP. QTTH BP.QL T.DỤNG BP. N.QUỸ BP.DV KH TT THẺ BP. K.HỐI BP. P.CHẾ BP. KSNB BP T.ĐỊNH PGD. LÊ DUẨN PGD. HẢI CHÂU PGD. ĐỐNG ĐA PGD. H.CƢỜNG PGD. ĐBPHỦ PGD. NHSƠN PGD. H.KHÁNH PGD. CẨM LỆ PGD. H.VANG PGD. 24H SỐ 02

Mô hình tổ chức quản lý hoạt động cho vay doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Đông Á – Chi nhánh Đà Nẵng nhƣ sau:

Quan hệ chỉ đạo Quan hệ hỗ trợ

Mô hình tổ chức quản lý hoạt động cho vay doanh nghiệp trên đã nêu ra các bộ phận tham gia vào quy trình cho vay doanh nghiệp tại DongABank – Chi nhánh Đà Nẵng nhƣ sau:

- Bộ phận phát triển kinh doanh khách hàng doanh nghiệp: Làm nhiệm vụ tiếp thị khách hàng, lập đề xuất cấp tín dụng và phê duyệt đề xuất cấp tín dụng chuyển cho bộ phận thẩm định nhu cầu của khách hàng.

- Bộ phận thẩm định: Thẩm định khách hàng và trình về Hội đồng tín dụng để HĐTD phê duyệt cho vay hoặc không cho vay đối với khách hàng. - Bộ phận Quản lý tín dụng: Thu thập đủ hồ sơ, chứng từ và hoàn tất các thủ tục công chứng, đăng ký thế chấp/ĐK GDĐB tài sản để giải ngân cho

BAN GIÁM ĐỐC CN ĐÀ NẴNG PGD VẬN HÀNH PGD KINH DOANH BP.KD KHDN BP.QL T.DỤNG BP. N.QUỸ BP.DV KH BP. P.CHẾ BP. KSNB BP T.ĐỊNH HỘI ĐỒNG TÍN DỤNG PHÕNG QLTD HỘI SỞ

khách hàng, quản lý hồ sơ sau giải ngân, thu nợ thu lãi cho đến khi thanh lý hồ sơ.

- Các bộ phận Dịch vụ khách hàng, Ngân quỹ, Pháp chế, Phòng Quản lý tín dụng Hội sở đóng vai trò hỗ trợ nghiệp vụ cho Bộ phận quản lý tín dụng để hoàn tất dịch vụ cho vay doanh nghiệp cho khách hàng.

b. Quy trình cho vay doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Đông Á – Chi nhánh Đà Nẵng

Hiện nay, quy trình cho vay Doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Đông Á – Chi nhánh Đà Nẵng đƣợc thực hiện qua các bộ phận độc lập nhau, cụ thể nhƣ sau:

Bước 1: Tiếp thị khách hàng, lập đề xuất cấp tín dụng và phê duyệt đề xuất cấp tín dụng

Nhân viên quan hệ khách hàng doanh nghiệp (NV.QHKHDN) có nhiệm vụ tiếp thị khách hàng. Qua đó nắm đƣợc nhu cầu của khách hàng đồng thời giới thiệu cho khách hàng biết các sản phẩm cho vay doanh nghiệp, thủ tục, chính sách tín dụng của Ngân hàng cũng nhƣ quyền và nghĩa vụ của các bên.

Ở bƣớc này, NV.QHKHDN đƣợc yêu cầu trao đổi với khách hàng các vấn đề quan trọng nhƣ sau:

- Tiến hành đàm phán sơ bộ với khách hàng về những điều kiện cơ bản của việc cấp tín dụng gồm lãi suất, thời hạn cho vay, điều kiện đảm bảo nợ vay, xác định tƣ cách pháp nhân, năng lực tài chính của khách hàng.

- Những điểm khách hàng còn chƣa thống nhất về lãi suất, phí, thời hạn vay và điều kiện đảm bảo nợ vay.

- Tìm hiểu thêm các nhu cầu vốn của khách hàng là nhằm tiếp tục bổ sung nguồn vốn lƣu động hay đầu tƣ tài sản cố định cho sản xuất kinh doanh.

Tiến hành tiếp nhận tài liệu và lập đề xuất cấp tín dụng. Tùy theo khách hàng là cá nhân, hộ kinh doanh hay Doanh nghiệp, mới hay cũ mà số lƣợng tài liệu phải cung cấp khác nhau về nội dung và số lƣợng. Sau đây là các giấy tờ, tài liệu có thể phải cung cấp (bản chính/bản sao) cho Ngân hàng.

+ Hồ sơ pháp lý: Quyết định thành lập đơn vị; Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; Quyết định bổ nhiệm giám đốc, kế toán trƣởng; Bản điều lệ công ty; Biên bản họp hội đồng quản trị/Hội đồng thành viên về việc vay vốn và thế chấp; Giấy ủy quyền hợp pháp, hợp lệ; Giấy chứng minh nhân dân; Hộ khẩu; Các giấy tờ khác nếu có.

+ Hồ sơ kinh tế tài chính: Hồ sơ quyết toán năm; Bảng cân đối tài khoản; Hợp đồng kinh tế; Báo cáo tài chính; Tờ khai thuế VAT, thu nhập, biên lai thuế..; Dự án, phƣơng án sản xuất kinh doanh và kế hoạch trả nợ; Các giấy tờ khác nếu có.

+ Hồ sơ thế chấp: Giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng đất; Giấy phép xây dựng; CMND, Hộ khẩu của chủ tài sản thế chấp

+ Chứ từ sử dụng vốn vay: Hợp đồng kinh tế, Hóa đơn GTGT, phiếu nhập kho; Biên bản đối chiếu xác nhận công nợ; Các chứng từ khác nếu có.

Khi khách hàng nộp hồ sơ, NV.QHKHDN tiến hành xem xét lại hồ sơ của khách hàng trên bề mặt của các chứng từ nhƣ tính hợp pháp, tính chính xác và nội dung của các giấy tờ có điểm nào không phù hợp với điều kiện cho vay của DongABank không.

Nếu tất cả giấy tờ hợp lệ và đầy đủ thì NV.QHKHDN lập đề xuất cấp tín dụng, trình PGD. Kinh doanh ký đề xuất cấp tín dụng và gửi cho BP.Thẩm định (trực thuộc Hội sở làm việc tại Chi nhánh) để BP.Thẩm định phân công nhân viên thẩm định đi thẩm định khách hàng. Sau khi đã phân công nhân sự thẩm định và có lịch thẩm định, BP.Thẩm định báo cho BP.PTKD để NV.QHKHDN thông báo lịch thẩm định cho khách hàng.

Bước 2: Thẩm định hồ sơ vay vốn/bảo lãnh của khách hàng và xét duyệt hồ sơ vay vốn của khách hàng

Sau khi đã chốt lịch hẹn thẩm định, NV.Thẩm định thuộc BP.Thẩm định (Hội sở) sẽ tiến hành thẩm định khách hàng.

Thẩm định tín dụng bao gồm các công việc:

Thẩm định tài sản đảm bảo: Kiểm tra, thẩm định các tài sản thế chấp, cầm cố tại nơi đặt, tọa lạc, đối chiếu với các chứng từ, xác định tình trạng thực tế tài sản và chủ sở hữu tài sản.

Thẩm định tình hình hoạt động kinh doanh

+ Thẩm định tổng quát: Xác định năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân, năng lực hành vi và pháp luật dân sự của cá nhân (chỉ thực hiện với khách hàng mới).

+ Thẩm định chi tiết:

- Xác định các điều khoản cơ bản của vốn vay nhƣ số tiền vay, mục đích sử dụng vốn vay, nguồn trả nợ, các biện pháp đảm bảo nợ vay, kỳ hạn nợ.

- Tra soát thông tin tại CIC để có thông tin vay vốn và lịch sử trả nợ của khách hàng ở các TCTD khác.

- Tìm hiểu về pháp nhân nhƣ kinh nghiệm quản lý, thị trƣờng và khả năng cạnh tranh của pháp nhân, báo cáo tài chính mới nhất và hai năm liền kề trƣớc đó (nếu có); xem xét báo cáo tài chính, tờ khai thuế, báo cáo tồn kho, báo cáo công nợ phải thu, phải trả; xem xét các hợp đồng kinh tế đầu ra, đầu vào để đánh giá tổng quát tình hình mua bán hàng của khách hàng.

- Tiến hành thẩm định phƣơng án/dự án vay vốn trên các phƣơng diện:  Môi trƣờng hoạt động của phƣơng án/dự án cho vay vốn có phù hợp với quy định của pháp luật hay không và có thuộc lĩnh vực Nhà nƣớc đã ổn định quy hoạch phát triển hay thuộc lĩnh vực hay thay đổi chính sách.

 Thị trƣờng cung cấp nguyên vật liệu cho khách hàng, hoạt động kinh doanh của khách hàng (tiêu thụ sản phẩm, giá cả) ra sao?

 Kỹ thuật mô tả trong phƣơng án/dự án kinh doanh có đảm bảo sản xuất đạt năng suất, chất lƣợng hay không? Với máy móc thiết bị của các dự án cho vay trung, dài hạn cần có những chứng nhận chất lƣợng (đối với máy móc thiết bị mới), giấy kiểm định chất lƣợng của tổ chức giám định trong nƣớc (ngoài nƣớc).

 Quản lý tài chính, dự kiến rủi ro, phƣơng án/dự án cho vay và thu nợ: Xem xét vốn tự có tham gia phƣơng án/dự án, lƣu chuyển tiền tệ của Doanh nghiệp; khả năng sinh lời, khả năng thanh toán nợ và các chỉ tiêu tài chính khác. Đặc biệt với khách hàng mới phải tiến hành phân tích tình hình tài chính trong hai năm trƣớc liền kề nhƣ chất lƣợng tài sản có, tài sản nợ, hiệu quả kinh doanh phƣơng án/dự án, tài chính của phƣơng án/dự án có dự tính đầy đủ các yếu tố chi phí để thực hiện phƣơng án/dự án kinh doanh chƣa. Dự kiến rủi ro và các phƣơng án phòng ngừa rủi ro. Phƣơng án/dự án cho vay phải có mức vay, kỳ hạn trả nợ phù hợp với khả năng và điều kiện của khách hàng.

- Xác minh thực tế: NV.Thẩm định xuống tận địa bàn, cơ sở của khách hàng đề nghị vay vốn để xác minh những gì khai trong hồ sơ về tài sản thế chấp, về tình hình sản xuất kinh doanh, về thu nhập, về tài chính của họ xem có đúng với thực tế hay không.

- Sau khi có đầy đủ các thông tin về khách hàng và đã thẩm định khách hàng xong, NV.Thẩm định lập báo cáo thẩm định tài sản đảm bảo và lập tờ trình thẩm định hồ sơ vay khách hàng trình lãnh đạo BP.Thẩm định ký duyệt và gửi trình Khối Tín dụng Hội sở để xét duyệt.

- Nếu đồng ý, Khối Tín dụng Hội sở đƣa ra quyết định duyệt vay và duyệt giải ngân; nếu thấy có rủi ro thì Khối Tín dụng Hội sở đƣa ra hƣớng khắc phục nhƣ cho vay ít hơn nhu cầu của khách hàng; yêu cầu khách hàng phải đạp

ứng một số điều kiện nhƣ yêu cầu doanh số tiền về DongABank, cung cấp các báo cáo tài chính định kỳ,… hoặc không cho vay (nếu rủi ro cao).

Bước 3: Hoàn tất hồ sơ tín dụng

- Sau khi đƣợc cấp có thẩm quyền quyết định cấp tín dụng và ra Thông báo phê duyệt cấp tín dụng gửi về cho BP.PTKD, BP.PTKD sẽ gửi Thông báo cho BP.QLTD để thực hiện cấp tín dụng cho KH. NV.QLTD sẽ soạn thảo cá Hợp đồng thế chấp/cầm cố và các giấy tờ cần thiết khác để trình TBP.QLTD và PGD.Vận Hành ký để chuẩn bị công chứng, đăng ký thế chấp/GDĐB tài sản thế chấp/cầm cố.

- NV.PTKD kết hợp với NV.QLTD thông báo cho khách hàng hoàn tất các thủ tục và công chứng hợp đồng thế chấp, bảo lãnh; đăng ký thế chấp/GDĐB, hƣớng dẫn cho KH ký kết hồ sơ vay vốn/bảo lãnh.

Bước 4: Giải ngân/phát hành thư bảo lãnh và lưu trữ hồ sơ

- Sau khi hoàn tất các thủ tục công chứng, đăng ký thế chấp/GDĐB cũng nhƣ KH đã ký kết đầy đủ hồ sơ cấp tín dụng, NV.QLTD cùng với PGD.Vận Hành sẽ tiến hành kiểm tra, niêm phong giấy tờ gốc chứng minh quyền sở hữu tài sản thế chấp và các giấy tờ khác có liên quan rồi đem bảo quản tại kho két của Ngân hàng đồng thời tiến hành thủ tục giải ngân cho khách hàng.

- Sau khi giải ngân, NV.QLTD hoàn thiện hồ sơ cấp tín dụng, theo dõi đề nghị KH cung cấp những giấy tờ mà KH đƣợc phép cung cấp sau khi giải ngân và lƣu trữ hồ sơ trong tủ hồ sơ của Ngân hàng.

Bước 5: Thu nợ, lãi, phí, giám sát, kiểm tra việc sử dụng vốn vay và điều chỉnh tín dụng, xử lý các phát sinh

- Sau khi đã giải ngân cho khách hàng, NV.QLTD phụ trách hồ sơ vay có trách nhiệm theo dõi tài sản thế chấp, cầm cố của từng khách hàng; theo dõi tình hình giải ngân thêm, thu nợ, thu lãi của từng hợp đồng tín dụng.

- Giám sát, theo dõi việc thực hiện phƣơng án/dự án đã đƣợc cho vay, theo dõi hồ sơ vay theo các yêu cầu đã đƣợc Khối Tín dụng Hội Sở nêu trong Thông báo phê duyệt cấp tín dụng.

- Đôn đốc thu hồi nợ đến hạn: Khi hồ sơ tín dụng đến hạn: Trƣớc khi khoản vay đến hạn từ 10 đến 15 ngày NV.QLTD có trách nhịêm đôn đốc khách hàng trả nợ. Nếu khách hàng gửi giấy đề nghị gia hạn hoặc điều chỉnh kỳ hạn nợ thì NV.QLTD thông báo cho BP.PTKD để BP này xem xét giấy tờ này có phù hợp với khả năng, thực tế của ngƣời vay hay không. Nếu thấy phù hợp, BP.PTKD lập đề xuất gia hạn nợ hoặc điều chỉnh kỳ hạn nợ gửi BP.Thẩm định để trình Khối Tín dụng Hội sở xét duyệt gia hạn, điều chỉnh kỳ hạn trả nợ cho KH; nếu không phù hợp cũng phải lập tờ trình ghi rõ lý do.

- Chuyển nợ quá hạn: cuối ngày làm việc khi khoản vay đến hạn, nếu không nhận đƣợc phụ lục hợp đồng tín dụng hoặc giấy đề nghị gia hạn hoặc điều chỉnh kỳ hạn nợ đã đƣợc cấp có thẩm quyền ký duyệt, NV.QLTD chuyển khoản nợ sang nợ quá hạn theo Thông báo chuyển nợ quá hạn của Khối Tín dụng Hội sở.

- Xử lý và thu hồi nợ: Khi có nợ quá hạn, NV.QLTD soạn thông báo mời làm việc gửi cho khách hàng để giải quyết nợ quá hạn. Nếu khách hàng không đến làm việc hoặc đã hết thời gian cam kết trả nợ của khách hàng vay tiền, NV.PTKD và NV.QLTD phối hợp tiếp tục làm việc với khách hàng để thu hồi vốn gốc, lãi. Nếu khách hàng không có khả năng trả nợ, kịp thời đề xuất ban lãnh đạo chuyển hồ sơ đến cơ quan pháp luật, khởi kiện theo quy định. Khi đã có quyết định của tòa án, theo dõi thi hành án nhằm kịp thời thu lãi, vốn gốc theo quy định của tòa án.

Bước 6: Thanh lý hợp đồng

- Sau khi khách hàng trả đủ nợ gốc và lãi theo thỏa thuận thì hợp đồng tín dụng đƣơng nhiên đƣợc thanh lý.

- Nếu KH muốn tiếp tục vay lại trên tài sản đã đƣợc thế chấp thì đề xuất trình là làm hồ sơ cho KH vay lại, nếu KH muốn rút tài sản thì làm thủ tục giải chấp, trả tài sản cho KH.

Nhờ tính chặt chẽ và khoa học của quy trình tín dụng cùng với tính tuân thủ quy trình của các nhân viên có liên quan đến cấp tín dụng nên hoạt động tín dụng của DongABank – CN Đà Nẵng trong những năm qua đã đạt đƣợc những kết quả khả quan nhất định.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ phân tích tình hình cho vay doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP đông á chi nhánh đà nẵng (Trang 60 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)