Xây dựng cơ chế điều hành tỷ giá linh hoạt

Một phần của tài liệu chính sách quản lí ngoại hói tại ngân hàng nhà nước việt nam (Trang 46)

Thiết lập một chế độ tỷ giá phù hợp là một yếu tố rất quan trọng trong công tác quản lý ngoại hối. Một chế độ tỷ giá phù hợp phải là tỷ giá được điều chỉnh theo nguyên tắc thị trường. Điều này có nghĩa là tỷ giá phải hình thành dựa trên quan hệ cung cầu trên thị trường, phản ánh đúng sức mạnh đối nội và đối ngoại của đồng tiền. Tuy nhiên, trong điều kiện Việt Nam hiện nay việc thả nổi tỷ giá ngay lập tức sẽ gây ra những hiệu ứng “sốc” khốc liệt cho nền kinh tế và có thể ảnh hưởng bất lợi cho việc ổn định hệ thống kinh tế xã hội. Để có thể từng bước hoàn thiện cơ chế điều hành tỷ giá cần có các giải pháp cụ thể sau:

Chương 3: Định hướng và kiến nghị trong hoạt động QLNH ở Việt Nam 47

Nới rộng biên độ dao động tỷ giá

Để hạn chế sự biến động mạnh của giá tránh gây ra những “cú sốc” cho nền kinh tế, trong điều kiện cán cân thanh toán quốc tế thường xuyên bị thâm hụt lớn, dự trữ ngoại hối còn mỏng, khả năng can thiệp của NHNN còn hạn chế thì việc duy trì biên độ dao động của tỷ giá trong thời gian trước mắt là cần thiết. Tuy nhiên để việc điều chỉnh tỷ giá được linh hoạt, cần nới rộng biên độ dao động tỷ giá hiện hành. Đây là biện pháp phù hợp với những điều kiện cho phép hiện nay như: mức lạm phát cao, tỷ giá thị trường chính thức và thị trường tự do còn chênh lệch nhau nhiều. Điều này sẽ có tác dụng thúc đẩy chu chuyển nguồn ngoại tệ tránh việc hiện tượng găm giữ và tăng sức cạnh tranh của NHTM trong hoạt động kinh doanh ngoại hối.

Trong môi trường kinh tế vĩ mô ổn định, chừng nào tỷ giá giao dịch được ấn định ở mức cân bằng thì lúc đó ta mới có được chính sách tỷ giá thực sự khuyến khích xuất khẩu và hạn chế nhập khẩu.

Về lâu dài, NHNN nên dỡ bỏ biên độ dao động và không trực tiếp ấn định tỷ giá mà chỉ tiến hành can thiệp trên thị trường ngoại hối để tỷ giá biến động có lợi cho nền kinh tế , đồng thời chuyển hướng từ từ sang sử dụng công cụ lãi xuất để điều tiết thị trường ngoại tệ.

Hoàn thiện phƣơng pháp công bố tỷ giá

Hiện nay tỷ giá VND/USD được xác định và công bố dường như độc lập với quan hệ tỷ giá của USD với các ngoại tệ khác. Để hạn chế sự gắn định VND vào đồng USD, trong phương pháp xác định và công bố tỷ giá, NHNN nên xác định cơ cấu “rổ” ngoại tệ nhằm giảm bớt sự lệ thuộc vào đồng USD, đồng thời tỷ giá giữa VND và các ngoại tệ khác sẽ được khách quan hơn. Để xác định tỷ giá theo rổ tiền tệ, cần áp dụng phương pháp xác định tỷ giá căn cứ vào tỷ trọng thương mại và đầu tư quốc tế của Việt Nam với các nước khác trên thế giới.

Cần có sự phối hợp hài hoà giữa chính sách tỷ giá với chính sách lãi suất

Tỷ giá và lãi suất là hai yếu tố nhạy cảm trong nền kinh tế và là các công cụ hữu hiệu của chính sách tiền tệ. Việc tự do hoá lãi suất cho vay ngoại tệ đã được thực hiện từ tháng 6/2001 và việc cho phép các tổ chức tín dụng cho vay theo lãi suất thoả thuận đối với đồng Việt Nam từ ngày 1/6/2002 đã chấm dứt cơ chế điều hành trực tiếp lãi suất thị trường của NHNN. Trong điều kiện lãi suất được tự do hoá, cần sử dụng các công cụ lãi suất tái chiết khấu, hoạt động thị trường mở kết hợp với công cụ dự trữ bắt buộc để điều chỉnh lãi suất trên thị trường, tạo sự hấp dẫn của đồng Việt Nam nhằm

Chương 3: Định hướng và kiến nghị trong hoạt động QLNH ở Việt Nam 48

đạt được điều kiện cân bằng lãi suất, góp phần hạn chế nhu cầu ngoại tệ cho mục đích cất trữ tài sản, giảm sức ép lên tỷ giá.

3.2.4. Phát triển thị trƣờng ngoại tệ liên ngân hàng

Để tỷ giá phản ánh sát quan hệ cung cầu ngoại tệ trên thị trường, tỷ giá liên ngân hàng phải là tỷ giá cơ bản, thể hiện đặc trưng cho quan hệ cung cầu của nền kinh tế. Do đó cần có biện pháp nâng cao doanh số giao dịch trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng (hiện nay ở Việt Nam doanh số giao dịch chỉ đạt khoảng 20% trong khi doanh số giao trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng có hiệu quả thường đạt mức trên 80%). Để nâng cao hiệu quả hoạt động của thị trường ngoại tệ liên ngân hàng cần quan tâm một số vấn đề sau:

- Mở rộng số thành viên tham gia thị trường ngoại tệ liên ngân hàng (hiện nay có 60 thành viên nhưng số thanh viên tham gia tích cực thì rất hạn chế) đồng thời hoàn thiện quy chế giao dịch tạo môi trường và điều kiện thuận lợi để các thành viên tham gia thị trường tích cực hơn, thực hiện cả hoạt động mua và bán với đầy đủ các nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ. Khuyến khích các ngân hàng có kinh doanh ngoại tệ tham gia vào thị trường ngoại tệ liên ngân hàng, đặc biệt là các NHTM cổ phần lớn có giao dịch ngoại tệ với khối lượng lớn.

- NHNN cần thực hiện đúng vai trò là người mua bán cuối cùng trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng dưới các hình thức mua bán trao ngay, mua bán có kỳ hạn, hoán đổi ngoại tệ nhằm thể hiện tốt hơn nữa chức năng hướng dẫn, điều tiết thị trường và tạo điều kiện cho các NHTM tham gia tích cực hơn vào thị trường ngoại hối. Hoạt động can thiệp của NHNN trên thị trường ngoại hối chỉ thực sự có hiệu quả khi có sự phối hợp nhịp nhàng với hoạt động của NHNN trên thị trường mở nhằm triệt tiêu hiệu ứng phụ nảy sinh. Tăng cường dự trữ ngoại tệ và xây dựng cơ chế can thiệp có hiệu quả của NHNN trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng.

- Đối với ngân hàng thương mại, NHNN cần ban hành quy định về trạng thái ngoại tệ của các tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối thay thế quy định hiện hành theo hướng giảm giới hạn tổng trạng thái ngoại tệ dương và tổng trạng thái ngoại tệ âm của tổ chức tín dụng nhằm giúp NHNN dự đoán được tính thanh khoản trên thị trường, tín hiệu thị trường, qua đó có những can thiệp kịp thời trên thị trường ngoại hối cũng như có thể điều chỉnh tỷ giá trên thị trường cho thích hợp. Đồng thời, quy chế này giúp NHTM quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngoại hối, dự đoán tín hiệu thị trường và quản lý tốt tính thanh khoản của mình. Thực hiện ngay việc quy

Chương 3: Định hướng và kiến nghị trong hoạt động QLNH ở Việt Nam 49

trữ bắt buộc đối với tiền gửi ngoại tệ thêm 2%; Chủ trì, phối hợp với Bộ Công thương và các cơ quan liên quan thành lập Tổ công tác liên ngành để kiểm tra, giám sát chặt chẽ luồng ngoại tệ cho vay và thanh toán theo danh mục do Bộ Công thương đề xuất; Báo cáo và đề xuất với Thủ tướng Chính phủ xem xét cụ thể đối với NHTM được bán cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược nước ngoài với tỷ lệ tối đa 20% vốn điều lệ.

3.2.5. Đa dạng hóa các công cụ phái sinh ngoại tệ

Tích cực phát triển thêm những giao dịch ngoại hối tiên tiến như giao dịch kỳ hạn (FORWARD), giao dịch quyền chọn mua, chọn bán ngoại tệ (OPTION), giao dịch hoán đổi tiền tệ (SWAP), hoán đổi lãi suất (SWAP RATES). Phổ biến sâu rộng và hướng dẫn khách hàng làm quen với những dịch vụ, sản phẩm mới của ngân hàng. Với chất lượng cao, chi phí hợp lý. Đi đôi với việc mở thêm và cải tiến các nghiệp vụ, dịch vụ mới về ngoại hối, một mặt cần nâng cao phong cách giao tiếp, thực sự tôn trọng khách hàng; mặt khác tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát việc chấp hành chính sách quản lý ngoại hối trong nội bộ ngành ngân hàng và ngoài xã hội.

Không nên cố định các tỷ lệ phần trăm trong các giao dịch kỳ hạn thay bằng quy định biên độ giao dịch kỳ hạn, như vậy nghiệp vụ giao dịch kỳ hạn mới thực sự có tính khả thi , hạn chế các hiện tượng chuyển hoá qua lại giữa đồng nội tệ và ngoại tệ. Việc ấn định tỷ lệ kết hối ngoại tệ cần được nới lỏng tới mức tối đa, tiến tới không quy định tỷ lệ kết hối.

3.2.6. Xây dựng cơ chế quản lý ngoại hối hạn chế tình trạng đôla hoá.

Chống Đô la hóa phải được tiến hành một cách toàn diện, đồng bộ; về lâu dài, cần coi giải pháp kinh tế, kỹ thuật là chủ đạo, các giải pháp hành chính là thứ yếu. Cơ chế quản lý ngoại hối cần thể hiện nhất quán mục tiêu từng bước hạn chế việc sử dụng ngoại tệ trên lãnh thổ Việt Nam, thể hiện ở những nội dung sau:

- Nghiêm cấm mua bán, thanh toán, cho vay với nhau bằng ngoại tệ và niêm yết giá hàng hoá, dịch vụ bằng ngoại tệ trừ các trường hợp đặc thù quy định trong văn bản quản lý ngoại hối; đưa ra chế tài xử phạt nghiêm minh đối với trường hợp vi phạm, mạnh tay hơn nữa là thể chế hóa việc nghiêm cấm bằng luật và Pháp lệnh.

- Hạn chế đối tượng được phép thu ngoại tệ trên lãnh thổ Việt Nam.

- Khuyến khích việc nhận kiều hối bằng nội tệ, nghiên cứu đề ra các giải pháp để hạn chế huy động tiết kiệm ngoại tệ và cho vay ngoại tệ trong nước. Nâng cao chất lượng dịch vụ của các tổ chức tín dụng, mở rộng thêm các tiện ích gắn với việc giao dịch bằng tiền VND như dịch vụ thẻ, điểm thanh toán, cho vay tiêu dùng…

Chương 3: Định hướng và kiến nghị trong hoạt động QLNH ở Việt Nam 50

- Điều chỉnh cơ cấu sản xuất theo hướng tránh lệ thuộc vào nguồn nhập khẩu, nhất là nguyên liệu đầu vào để hạn chế cầu USD, thực hiện đa dạng hóa ngoại tệ, tránh phụ thuộc vào USD

Để hạn chế tình trạng đôla hoá thì các chính sách về nhận ngoại tệ kiều hối, gửi tiết kiệm ngoại tệ và cho vay ngoại tệ trong nước, về nguyên tắc, cần hạn chế; tuy nhiên cần có bước đi phù hợp với điều kiện cụ thể của nền kinh tế và phải kết hợp với các giải pháp kinh tế khuyến khích nhận và thanh toán bằng VND trên cơ sở làm tăng sự hấp dẫn của đồng Việt Nam so với ngoại tệ.

3.2.7. Hoàn thiện cơ chế quản lý hoạt động kinh doanh vàng

Để cơ chế quản lý vàng vừa phù hợp với tình hình thực tế Việt Nam và phù hợp với thông lệ quốc tế, trong cơ chế quản lý ngoại hối mới, khái niệm về ngoại hối nên loại bỏ vàng. Mới đây nhất Chính phủ đã ra Nghị định 24/2012/NĐ-CP nhằm quy định về việc kinh doanh vàng miếng và kịp thời điều chỉnh cung cầu vàng trên thị trường, ổn định giá cả và hỗ trợ cho việc điều hành tỷ giá.

Siết chặt quản lý sản xuất và kinh doanh vàng là cần thiết, nhưng trước mắt không nên cấm hoàn toàn hoạt động kinh doanh vàng miếng, mà nên đưa ra các điều kiện chặt chẽ hơn để giảm bớt số lượng cửa hàng, hộ kinh doanh vàng cá thể. Nếu cấm kinh doanh vàng miếng, người dân sẽ chuyển sang mua dưới dạng nhẫn, vòng, kiềng hay các sản phẩm mỹ nghệ bằng vàng như con vật, tượng. Điều này thực tế không làm giảm lượng vàng nguyên liệu để chế tác, ngược lại càng gây khó khăn cho công tác quản lý, tốn kém chi phí cho xã hội, thiệt thòi cho người dân khi chất lượng sản phẩm rất khó kiểm soát. Để sắp xếp lại thị trường, cần thiết phải có một hành lang pháp lý mới, phù hợp với điều kiện hiện nay và cũng như trong dài hạn, nhằm làm định hướng xây dựng và phát triển ngành công nghiệp chế tác vàng, cũng như đảm bảo lợi ích chính đáng của người dân có sở hữu vàng hợp pháp, không tạo ra cú sốc cho thị trường và dư luận.

Để giảm dần việc giao dịch vàng miếng, nên khởi động lại hoạt động giao dịch vàng

tài khoản với một hành lang pháp lý chặt chẽ và cách thức tổ chức, quản lý bài bản hơn

trước. Theo đó, nên sớm xúc tiến thành lập Sở Giao dịch Vàng Quốc gia, dưới sự giám sát của NHNN và các cơ quan chức năng. Thành viên của Sở là các NHTM và các DN kinh doanh vàng có năng lực, có uy tín. Nhà đầu tư có nhu cầu giao dịch sẽ đặt lệnh mua, bán thông qua các thành viên này.

Chương 3: Định hướng và kiến nghị trong hoạt động QLNH ở Việt Nam 51

qua các công cụ phái sinh, mà không nhất thiết phải thực hiện xuất, nhập khẩu vàng. Việc cho phép mở tài khoản giao dịch vàng ở nước ngoài chỉ nên giới hạn đối với các DN có thị phần kinh doanh lớn, có đủ kinh nghiệm và đội ngũ chuyên gia tốt.

Liên quan tới hoạt động xuất nhập khẩu vàng hiện nay, Nhà nước phải có cơ chế linh hoạt hơn nhằm giúp thị trường vàng trong nước liên thông với thị trường quốc tế, tránh được những cú sốc về giá và góp phần giảm thiểu tình trạng buôn lậu vàng qua biên giới. Hoạt động xuất nhập khẩu cần tập trung cho những DN có khả năng tài chính, có kinh nghiệm và có mạng lưới sản xuất kinh doanh, đủ điều kiện để bình ổn thị trường. Hạn mức được cấp cần phù hợp với nhu cầu của thị trường và khả năng cân đối ngoại tệ của DN đó. Nên tránh tình trạng cấp hạn ngạch nhập khẩu vàng trong thời gian quá ngắn, vì sẽ dẫn tới tình trạng thu gom đôla để nhập khẩu, gây căng thẳng cho thị trường ngoại tệ, đồng thời gây bất lợi cho DN vì không có điều kiện để chọn giá nhập thích hợp, từ đó không phát huy vai trò bình ổn giá.

3.2.8. Tăngcƣờng khả năng thực thi của chính sách QLNH

Để cơ chế quản lý ngoại hối mới vận hành có hiệu quả và đưa chính sách quản lý ngoại hối vào cuộc sống, cần nghiên cứu đề ra mô hình quản lý ngoại hối phù hợp. Nhiệm vụ nghiên cứu, hoạch định và triển khai thực hiện chính sách quản lý ngoại hối chủ yếu tập trung ở Vụ Quản lý ngoại hối. Tuy nhiên, công tác triển khai thực hiện và kiểm tra, xử lý vi phạm nên mạnh dạn uỷ quyền hơn nữa cho NHNN chi nhánh các tỉnh, thành phố. Bên cạnh đó, việc quy định rõ trách nhiệm của các NHTM trong việc kiểm tra chứng từ, thực hiện đúng các quy định về quản lý ngoại hối khi tiến hành các giao dịch liên quan đến ngoại hối là hết sức cần thiết. Để kiểm tra giám sát hoạt động ngoại hối của NHTM, thanh tra ngân hàng cần có chương trình, kế hoạch kiểm tra và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.

Hoạt động ngoại hối bao gồm nhiều lĩnh vực và đối tượng tham gia thì rất rộng, từ các ngân hàng đến các thị trường chứng khoán, cá nhân... Do vậy, cần có sự phân công phối hợp cụ thể giữa các Bộ, ngành chức năng trong việc thực hiện công tác quản lý ngoại hối. Hiện nay, việc kiểm tra giám sát các hoạt động ngoại hối chủ yếu do thanh tra ngân hàng đảm nhận. Tuy nhiên, thanh tra ngân hàng không thể thường xuyên kiểm tra kiểm soát hoạt động của hàng nghìn các bàn đại lý chi trả ngoại tệ của các thị trường chứng khoán. Do đó nên quy định rõ chức năng kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm của các bàn đại lý thu đổi ngoại tệ do Quản lý thị trường chịu trách nhiệm.

Chương 3: Định hướng và kiến nghị trong hoạt động QLNH ở Việt Nam 52

3.2.9. Đào tạo nguồn nhân lực

Để đảm bảo chất lượng quản lý ngoại hối, tiến bước vững chắc trên lộ trình hội

Một phần của tài liệu chính sách quản lí ngoại hói tại ngân hàng nhà nước việt nam (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(59 trang)