Quản lý đối với giao dịch vốn

Một phần của tài liệu chính sách quản lí ngoại hói tại ngân hàng nhà nước việt nam (Trang 27)

Nguyên tắc là khuyến khích luồng vốn vào và hạn chế luồng vốn ra khỏi lãnh thổ. Mọi nguồn thu ngoại tệ từ giao dịch vốn đều phải chuyển về nước. Các doanh nghiệp và cá nhân không được phép mở tài khoản ở nước ngoài trừ trường hợp đặc biệt được NHNN cho phép.

Quản lý vay trả nợ nƣớc ngoài

Các doanh nghiệp được quyền ký kết khoản vay nước ngoài phù hợp với các điều kiện vay vốn quy định cho từng thời kỳ và chỉ cần đăng ký khoản vay nước ngoài với NHNN trước khi rút vốn. Các doanh nghiêph tự quyết định trên nguyên tắc tự vay, tự trả và được quyền mở tài khoản ngoại tệ khác để tiếp nhận vốn vay và hoàn trả khoản vay sau khi tất toán tài khoản ngoại tệ đã mở để tiếp nhận vốn vay.

Ngoài ra, để chuyển hướng từ điều hành trực tiếp sang gián tiếp tạo cơ sở tự do hoá cán cân vốn với sự trợ giúp của quốc tế, NHNN đã thiết lập chương trình quản lý nợ DMFAS do tổ chức UNDP và Chính phủ Thuỵ Sĩ tài trợ, nhằm cung cấp các thông tin về vay trả nợ nước ngoài một cách tổng hợp và nhanh chóng, đáp ứng các tiêu chuẩn báo cáo của quốc tế.

Chương 2: Thực trạng chính sách QLNH qua các thời kỳ ở Việt Nam 28

Đầu tƣ nƣớc ngoài vào trong nƣớc

Với đầu tư gián tiếp, cho phép nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào thị trường chứng khoán theo một tỷ lệ nhất định và được nới lỏng theo thời gian. NHNN chỉ giám sát thông qua tài khoản vốn đầu tư gián tiếp bằng đồng Việt Nam.

Với đầu tư trực tiếp, các hạn chế về việc chuyển đổi ngoại tệ đã được xoá bỏ, NHNN chỉ giám sát thông qua tài khoản vốn đầu tư trực tiếp bằng ngoại tệ trong đó quy định các nội dung thu, chi của tài khoản này.

Đầu tƣ ra nƣớc ngoài

Với hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài, người cư trú được phép sử dụng ngoại tệ sẵn có của mình, mua hoặc vay để đầu tư sau khi được phép của cơ quan có thẩm quyền về việc đầu tư ra nước ngoài. Các DN có nhu cầu đầu tư ra nước ngoài phải được Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp giấy phép trên cơ sở được Chính phủ chấp thuận. Trên cơ sở từng trường hợp và chưa có văn bản pháp quy quy định rõ điều kiện được đầu tư ra nước ngoài. Tuy nhiên, khi các DN này được phép đầu tư ra nước ngoài thì được phép mua ngoại tệ tại hệ thống NHTM và chuyển vốn ra để đầu tư ở nước ngoài.

Cho đến nay, do Việt Nam vẫn còn thiếu vốn để đầu tư phát triển nên hoạt động đầu tư ra nước ngoài còn hạn chế và với quy mô nhỏ.

Tuy nhiên, việc nới lỏng chính sách quản lý ngoại hối trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài cũng đặt ra thách thức cho hệ thống ngân hàng. Việc cho phép các doanh nghiệp FDI được tự do mua ngoại tệ thanh toán cho nước ngoài và các cam kết cân đối ngoại tệ của Chính phủ cho một số dự án cơ sở hạ tầng trọng điểm sẽ tạo nên gánh nặng cho dự trữ ngoại hối trong tương lai và tạo nên sức ép phá giá đồng nội tệ khi các dự án này đồng loạt có nhu cầu chuyển hướng về nước.

Vấn đề tiền gửi ở nƣớc ngoài

- Tiền gửi nƣớc ngoài của dân chúng và các đối tƣợng không phải là NH

Cho đến nay, Việt Nam chưa cho phép các cá nhân, doanh nghiệp không phải ngân hàng được mở tài khoản tiền gửi ở nước ngoài; Nhà nước thực hiện quản lý các giao dịch tài khoản vốn khá chặt chẽ. Do đó, việc đánh giá nhu cầu tiền gửi ở nước ngoài phải nhìn nhận gián tiếp qua tiền gửi bằng ngoại tệ trong nước. Mức độ đôla hoá cao cũng phản ánh nhu cầu điều chỉnh danh mục tài sản của dân chúng. Tỷ lệ đôla hoá tiền gửi hiện khá cao ở Việt Nam phần nào phản ánh nhu cầu gửi tiền ở nước ngoài.

Chương 2: Thực trạng chính sách QLNH qua các thời kỳ ở Việt Nam 29

dƣới 5%/năm của các NH Việt Nam ở mức cao ngất ngƣởng. Đây chính là lý do tiết kiệm huy động vốn bằng ngoại tệ có dấu hiệu gia tăng gần đây, đồng thời dư nợ tín dụng USD cũng không có dấu hiệu sụt giảm. Lãi suất huy động vốn bằng tiền đồng hiện có mức chênh lệch dương thấp so với lạm phát, kém hấp dẫn so với lãi suất USD. Lãi suất thực dương khoảng 1,47% năm (thấp hơn năm 2009 là 1,9%/năm; 2006 là 2,23%/năm). Để kiểm soát lãi suất huy động bằng USD ở trong nước tương quan hợp lý so với lãi suất suất thị trường quốc tế, góp phần ổn định thị trường tiền tệ và ngoại hối, NHNN đã giảm trần huy động USD xuống còn 3% và gần đây nhất Thông tư số 14/2011/TT-NHNN quy định lãi suất vốn huy động tối đa bằng USD của tổ chức, cá nhân tại tổ chức tín dụng (TCTD) từ 3% xuống 2%/năm. Tuy nhiên với trần lãi suất huy động áp dụng cho VND là 14%/năm như hiện nay thì rõ ràng mức chêch lệch vẫn rất lớn, lên đến 12%/năm. Khối lượng tiền gửi bằng USD quy ra VND đã tăng khoảng 1,7 lần giai đoạn 2006 - 2010, trong khi tỷ trọng tiền gửi bằng USD trong tổng tiền gửi dao động khoảng 22% - 25%. Cá nhân và doanh nghiệp có xu hướng chuyển sang giữ USD nhiều hơn. Khối lượng cho vay bằng USD quy ra VND cũng tăng gần gấp đôi trong giai đoạn 2006 - 2010, còn tỷ trọng giảm từ 23% xuống 17%, riêng 2010 đã tăng mạnh, lên khoảng 18,5%. Năm 2011, tốc độ tăng của tiền gửi ngoại tệ cao hơn nhiều so với tiền gửi bằng VND (tiền gửi ngoại tệ tháng 12 tăng 3,52%, tiền gửi VND tăng 0,98%), Tỷ lệ cho vay bằng ngoại tệ chỉ chững lại khi NHNN đồng loạt đưa ra nhiều biện pháp như tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ, giới hạn những đối tượng được vay bằng ngoại tệ… Hiện tượng đôla hóa vẫn chưa được giải quyết triệt để.

Tiền gửi nƣớc ngoài của các ngân hàng Việt Nam

Trong những năm qua, các NHTM đã gửi một lượng tiền đáng kể ở nước ngoài. Riêng hai năm gần đây, lượng tiền gửi ở nước ngoài đã tăng liên tục và đạt khoảng 20% tổng Tài sản Có của các NHTM trong nước, NH liên doanh có tỷ trọng lớn hơn, trên dưới 30% tổng Tài sản Có. Tiền gửi ở nước ngoài tăng lên phản ánh quan hệ mở cửa nhiều hơn với bên ngoài. Mặt khác cũng có thể là do tình hình cho vay bằng ngoại tệ ở trong nước khó khăn hơn.

Có quan điểm cho rằng, một số NHTM Việt Nam gửi quá nhiều tiền ở nước ngoài. Tuy nhiên, nếu so sánh tỷ lệ gửi tiền ở nước ngoài giữa hai khối NHTM trong nước và khối NH liên doanh ta thấy có một khoảng cách khá xa (10%). Sự khác biệt này có thể giải thích rằng các NHTM trong nước còn kém năng động hơn các NH liên doanh trên phương diện quản lý danh mục đầu tư ở phạm vi toàn cầu và khả năng, mức độ tiếp cận và hội nhập với hệ thống tài chính quốc tế.

Chương 2: Thực trạng chính sách QLNH qua các thời kỳ ở Việt Nam 30

2.1.3.4. Kiểm soát việc sử dụng ngoại tệ

Trong hoàn cảnh hội nhập mở cửa và mức sống của người dân ngày càng cao, nhu cầu du lịch, học tập, chữa bệnh ở nước ngoài ngày càng cao. Để đáp ứng nhu cầu ngoại tệ nhanh chóng thuận lợi, NHNN đã ban hành Thông tư số 15/2011/TT- NHNN quy định việc mang tiền mặt VND, ngoại tệ của cá nhân khi xuất nhập cảnh. Trong cơ chế quản lý nguồn ngoại tệ ra, NHNN phân cấp, uỷ quyền cho các NHTM và NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố trong quá trình xem xét cho phép chuyển ngoại tệ ra nước ngoài. Quy định về giới hạn tối đa ngoại tệ cá nhân mang theo khi xuất cảnh không phải khai báo là 5.000 USD được NHTM xem xét cho phép, còn trên mức đó uỷ quyền cho chi nhánh NHNN tỉnh, thành phố xem xét cấp giấy phép mang chuyển ngoại tệ ra nước ngoài; chỉ những trường hợp đặc biệt không nằm trong các quy định cụ thể mới trình NHNN.

Để biến đồng Việt Nam thành đồng tiền tự do chuyển đổi, hạn chế tối đa các giao dịch trong nước sử dụng bằng ngoại tệ, NHNN nghiêm việc thanh toán, mua bán, chuyển nhượng với nhau bằng ngoại tệ và niêm yết giá hàng hoá dịch vụ bằng ngoại tệ, trừ một số trường hợp đặc biệt như các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực hàng không, bưu điện, du lịch... được phép thu ngoại tệ từ một số nghiệp vụ. Tuy nhiên thực tế, việc mua bán, thanh toán, chuyển nhượng giữa người cư trú với nhau một cách bất hợp pháp còn xảy ra, đặc biệt là với các giao dịch có giá trị lớn như bất động sản, ôtô.

Về thanh toán bằng ngoại tệ ở các khu vực biên giới: Cùng với chính sách hội nhập nền kinh tế, xoá bỏ hàng rào thuế quan với các nước trong khu vực, nâng cao tính chuyển đổi đồng Việt Nam, VND đã được sử dụng làm đồng tiền thanh toán hàng hoá ở khu vực biên giới của Việt Nam với Lào, Campuchia và Trung Quốc. Song song với đó, đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc, Kíp Lào, đồng Riel của Campuchia và cả USD cũng được sử dụng. Do quan hệ đại lý giữa các ngân hàng của các nước có cùng biên giới chưa được cải thiện nhiều, đồng thời với thói quen sử dụng tiền mặt của người dân nên tỷ lệ thanh toán bằng tiền mặt tại các khu vực biên giới chiếm tỷ trọng cao trong tổng lượng thanh toán biên mậu. Đây cũng là môi trường cho buôn lậu và phát triển thị trường ngoại hối phi chính thức, làm tăng thêm quy mô của tình trạng đôla hoá ở Việt Nam.

2.1.3.5. Quản lý dự trữ ngoại hối Nhà nƣớc

Nghị định số 86/1999/NĐ-CP về quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước, dự trữ không còn được sử dụng để cho vay ngân sách hay bán trực tiếp cho doanh nghiệp mà

Chương 2: Thực trạng chính sách QLNH qua các thời kỳ ở Việt Nam 31

nước và bù đắp thiếu hụt cán cân thanh toán khi cần thiết. Trong quan hệ với ngân sách, dự trữ ngoại hối chỉ còn được tạm ứng trong năm ngân sách khi có quy định của Chính phủ và phải hoàn trả trong năm ngân sách đó. Về đầu tư dự trữ ngoại hối ở nước ngoài, NHNN đã ưu tiên nguyên tắc an toàn, thanh khoản hơn nguyên tắc sinh lời. Dự trữ được gửi ở các NHTW, NHTM có hệ số tín nhiệm cao hoặc mua trái phiếu Chính phủ và một phần uỷ thác đầu tư để thu lợi nhuận.

Nhờ một loạt trong công tác đổi mới quản lý mà dự trữ ngoại hối Nhà nước đã liên tục tăng trong những năm qua.

Bảng 2.4: Dự trữ ngoại hối của Việt Nam từ năm 1999 đến 2011

2.7 3.03 3.387 3.692 5.62 6.314 7.73 11.92 21 23 14.1 15.4 17 0 5 10 15 20 25 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011

Dự trữ ngoại hối của Việt Nam 1999 - 2011

Tỷ USD

Nguồn: Wikipedia, IMF, sbv

2.1.3.6. Quản lý kim loại quý, đá quý

Theo NĐ52/CP thì quản lý hoạt động kinh doanh vàng được phân thành hai mảng. Thứ nhất, vàng khối, vàng thỏi theo tiêu chuẩn quốc tế có tính chuyển đổi cao và dễ được sử dụng trong thanh toán, mua bán được quy định trong khái niệm ngoại hối. Việc quản lý loại vàng này rất chặt chẽ từ khâu xuất nhập khẩu cho đến lưu thông trong nước. Thứ hai, mảng vàng nguyên liệu, vàng trang sức mỹ nghệ được coi là hàng hoá và được tự do hơn trong xuất nhập khẩu. Cụ thể, việc XNK vàng trang sức thực hiện tự do, không cần giấy phép của NHNN; chỉ có XNK vàng nguyên liệu mới cần sự cho phép của NHNN. Quy định này đã khuyến khích phát triển sản xuất vàng trang sức hướng tới XK.

Về thị trường vàng trong thời gian qua đã có những biến động không nhỏ, giá vàng trong nước tăng cao hơn tốc độ tăng của giá vàng quốc tế quy đổi khoảng 2.200.000 đồng/lượng vàng, có lúc vàng trong nước lên đến 48.000.000 đồng/lượng vàng. Nguyên nhân chính của sự chênh lệch quá cao giữa giá vàng trong nước và giá vàng thế giới không phải do sức cầu về vàng trong nước quá lớn mà do tâm lý đầu cơ

Chương 2: Thực trạng chính sách QLNH qua các thời kỳ ở Việt Nam 32

trên thị trường. Thời gian qua, lượng tiền Việt Nam gửi vào ngân hàng tăng rất mạnh do lãi suất cao, ổn định. Nhưng do giá vàng tăng cao và kéo dài đã dẫn đến tâm lý bắt đầu chuyển tiền đồng sang vàng. Bên cạnh đó, rất nhiều người tỏ ra lo lắng khi có những tin đồn thất thiệt đã tác động không nhỏ vào tâm lý người dân. Vì thế, nhiều người dù không có nhu cầu thực song vẫn bỏ tiền ra mua vàng dự trữ dẫn đến sự khan hiếm vàng và làm giá vàng tăng lên. Lợi dụng cơ hội này, nhiều kẻ đầu cơ trục lợi nhập khẩu vàng lậu qua biên giới, vơ vét ngoại tệ mạnh để thanh toán, đẩy giá USD trong nước tăng cao.

2.1.3.7. Chính sách tỷ giá

Ngày 26/2/1999, NHNN đã bãi bỏ việc công bố tỷ giá chính thức và công bố tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng. Các NHTM chủ động quy định tỷ giá theo biên độ quy định trên cơ sở tỷ giá do NHNN công bố và yêu cầu kinh doanh của mình. Biên độ quy định tỷ giá các NHTM được phép giao dịch không ngừng được điều chỉnh. Việc công bố tỷ giá bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng có ý nghĩa sâu sắc vì nó chuyển từ cơ chế xác định tỷ giá hành chính sang cơ chế xác định tỷ giá trên cơ sở cung cầu thị trường. Tác dụng của cơ chế tỷ giá mới làm cho mức chênh lệch giữa tỷ giá chính thức và tự do được thu hẹp một cách rõ nét. Lượng ngoại tệ trên thị trường được tập trung vào ngân hàng ngày một tăng.

Từ năm 1998-2000 dư âm của cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á vẫn đang tiếp diễn, gắn liền với giai đoạn biến động mạnh này là sự chênh lệch lớn giữa tỷ giá chính thức và tỷ giá thị trường tự do. Sức ép của thị trường đã buộc NHNN phải nới rộng biên độ tỷ giá hoặc chính thức phá giá, làm cho VND mất giá mạnh. Giai đoạn 2001- 2007, cơ chế tỷ giá neo giữ theo đồng USD một cách tương đối cứng nhắc. Đây là giai đoạn mà tỷ giá trên thị trường tự do cũng ổn định và theo sát với tỷ giá chính thức. Nguyên nhân là trước đó tỷ giá chính thức đã được tăng liên tục.

Trong năm 2008 do lạm phát tăng cao và cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, tỷ giá niêm yết tại các NHTM biến động liên tục, đầu năm còn có giai đoạn thấp hơn tỷ giá chính thức. Đến năm 2009, xu hướng chung là sự mất giá danh nghĩa của VND so với USD, tỷ giá NHTM luôn ở mức trần của biên độ giao động. Áp lực về cung cầu trên thị trường và áp lực tâm lý đã khiến tỷ giá trên thị trường tự do ngày càng rời xa tỷ giá chính thức. NHNN đã buộc phải mở rộng biên độ giao động của tỷ giá trong tháng 3 từ +/-3% lên +/-5% – biên độ lớn nhất trong vòng 10 năm qua. Ngày 26/11/2009, NHNN đã chính thức phá giá VND 5,4%, tỷ lệ phá giá cao nhất trong một

Chương 2: Thực trạng chính sách QLNH qua các thời kỳ ở Việt Nam 33

cơ tiền tệ và giảm áp lực thị trường. VND vào thời điểm cuối năm 2009 ở mức cao khoảng 19.400 VND/USD.

Một phần của tài liệu chính sách quản lí ngoại hói tại ngân hàng nhà nước việt nam (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(59 trang)