Ngày 26/2/1999, NHNN đã bãi bỏ việc công bố tỷ giá chính thức và công bố tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng. Các NHTM chủ động quy định tỷ giá theo biên độ quy định trên cơ sở tỷ giá do NHNN công bố và yêu cầu kinh doanh của mình. Biên độ quy định tỷ giá các NHTM được phép giao dịch không ngừng được điều chỉnh. Việc công bố tỷ giá bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng có ý nghĩa sâu sắc vì nó chuyển từ cơ chế xác định tỷ giá hành chính sang cơ chế xác định tỷ giá trên cơ sở cung cầu thị trường. Tác dụng của cơ chế tỷ giá mới làm cho mức chênh lệch giữa tỷ giá chính thức và tự do được thu hẹp một cách rõ nét. Lượng ngoại tệ trên thị trường được tập trung vào ngân hàng ngày một tăng.
Từ năm 1998-2000 dư âm của cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á vẫn đang tiếp diễn, gắn liền với giai đoạn biến động mạnh này là sự chênh lệch lớn giữa tỷ giá chính thức và tỷ giá thị trường tự do. Sức ép của thị trường đã buộc NHNN phải nới rộng biên độ tỷ giá hoặc chính thức phá giá, làm cho VND mất giá mạnh. Giai đoạn 2001- 2007, cơ chế tỷ giá neo giữ theo đồng USD một cách tương đối cứng nhắc. Đây là giai đoạn mà tỷ giá trên thị trường tự do cũng ổn định và theo sát với tỷ giá chính thức. Nguyên nhân là trước đó tỷ giá chính thức đã được tăng liên tục.
Trong năm 2008 do lạm phát tăng cao và cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, tỷ giá niêm yết tại các NHTM biến động liên tục, đầu năm còn có giai đoạn thấp hơn tỷ giá chính thức. Đến năm 2009, xu hướng chung là sự mất giá danh nghĩa của VND so với USD, tỷ giá NHTM luôn ở mức trần của biên độ giao động. Áp lực về cung cầu trên thị trường và áp lực tâm lý đã khiến tỷ giá trên thị trường tự do ngày càng rời xa tỷ giá chính thức. NHNN đã buộc phải mở rộng biên độ giao động của tỷ giá trong tháng 3 từ +/-3% lên +/-5% – biên độ lớn nhất trong vòng 10 năm qua. Ngày 26/11/2009, NHNN đã chính thức phá giá VND 5,4%, tỷ lệ phá giá cao nhất trong một
Chương 2: Thực trạng chính sách QLNH qua các thời kỳ ở Việt Nam 33
cơ tiền tệ và giảm áp lực thị trường. VND vào thời điểm cuối năm 2009 ở mức cao khoảng 19.400 VND/USD.
Do các áp lực vẫn tiếp tục tăng cao dù NHNN đã có nhiều nỗ lực vào cuối năm 2009, đến ngày 11/02/2010, NHNN đã phải tăng tỷ giá chính thức từ 17.941 VND/USD lên 18.544 VND/USD, tương đương với việc phá giá 3,3%. Tuy nhiên, các NHTM tiếp tục đặt giá ở mức trần hoặc gần với trần biên độ của tỷ giá chính thức, áp lực thị trường vẫn rất lớn. Có lẽ vì vậy nên ngày 17/08/2010, NHNN đã đột ngột tăng tỷ giá thêm 2,1% lên 18.932 VND/USD mặc dù khoảng cách giữa tỷ giá thị trường tự do và tỷ giá chính thức vẫn đang ở mức thấp khoảng 500 VND/USD. Ngay lập tức, các NHTM tăng tỷ giá của họ lên kịch trần. Động thái của NHNN có thể đã giúp giảm áp lực và ổn định tỷ giá. Năm 2011, thị trường ngoại hối chứng kiến sự tăng lên nhanh chóng của cầu về ngoại tệ. Tỷ giá thị trường tự do bắt đầu tăng lên 20.500 VND/USD và lên đến mức kỷ lục là trên 21.500 VND/USD. Không thể tiếp tục duy trì tỷ giá, NHNN đã tuyên bố mức phá giá cao nhất trong lịch sự (9,3%) vào đầu tháng 2 năm 2011, nâng tỷ giá chính thức lên 20.693 VND/USD và giảm biên độ xuống còn +/-1%, lãi suất tăng lên kịch trần 14%/năm. NHNN siết chặt hoạt động trên thị trường tự do, áp đặt trần lãi suất thấp cho tiền gửi bằng ngoại tệ và do đó mở rộng chênh lệch giữa lãi suất tiền gửi. Cung ngoại tệ đã tăng lên khi các doanh nghiệp và cá nhân chuyển đổi tiền gửi bằng ngoại tệ sang tiền gửi bằng VND để tận dụng chênh lệch lãi suất cao. Đồng thời, NHNN cũng tuyên bố là đã mua thêm được 3 tỷ cho dự trữ ngoại hối. Nhờ đó, cả tỷ giá thị trường tự do và tỷ giá NHTM đều giảm, có lúc còn thấp hơn tỷ giá chính thức.
Chương 2: Thực trạng chính sách QLNH qua các thời kỳ ở Việt Nam 34
Một điểm mới trong quản lý trạng thái ngoại tệ đối với các TCTD là Thông tư 07/2012/TT-NHNN là giảm giới hạn tổng trạng thái ngoại tệ từ 30% vốn tự có xuống còn 30% vốn tự có. Với việc giảm trên, nạn găm giữ ngoại tệ của TCTD sẽ được hạn chế.