Các giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách quản lý ngoại hối

Một phần của tài liệu chính sách quản lí ngoại hói tại ngân hàng nhà nước việt nam (Trang 41)

3.2.1. Tiếp tục hoàn thiện cơ chế quản lý ngoại hối

3.2.1.1. Quản lý ngoại hối đối với các giao dịch vãng lai

Đối với các giao dịch thanh toán xuất nhập khẩu

Giao dịch thanh toán xuất khẩu: Trong điều kiện của nền kinh tế các nước đang phát triển, nhu cầu ngoại tệ thường cao hơn nguồn cung, cán cân thanh toán quốc tế thường bội chi. Do đó, vấn đề tập trung nguồn thu ngoại tệ xuất khẩu về nước và thực hiện biện pháp kết hối trong điều kiện mất cân đối nghiêm trọng cung cầu ngoại tệ trong nền kinh tế vẫn cần duy trì. Điều này liên quan đến việc tiếp tục hạn chế trong việc mở tài khoản ngoại tệ ở nước ngoài của tổ chức kinh tế trong cơ chế quản lý ngoại hối thời gian tới.

Giao dịch thanh toán nhập khẩu: Các tổ chức, cá nhân được tiếp cận các NHTM để mua ngoại tệ để đáp ứng cho các giao dịch thanh toán nhập khẩu hàng hoá dịch vụ trên cơ sở xuất trình các chứng từ hợp lệ. Tuy nhiên, để đáp ứng nhu cầu hội nhập, tự do hoá thương mại thì các quy định về quyền mua ngoại tệ của tổ chức, cá nhân cần phải quy định một cách hết sức cụ thể, thông thoáng, đảm bảo không cản trở đối với việc thanh toán xuất nhập khẩu hàng hoá giữa các nước.

Chương 3: Định hướng và kiến nghị trong hoạt động QLNH ở Việt Nam 42

Tự do hoá cán cân thương mại gắn liền với việc tự do thông thoáng trong mua bán, thanh toán xuất nhập khẩu đặt ra yêu cầu đối với việc hoàn thiện cơ chế quản lý đối với luồng ngoại tệ vào và ra khỏi Việt Nam tương ứng với luồng hàng hoá dịch vụ xuất nhập khẩu. Để giải quyết vấn đề này, cần đổi mới công nghệ thông tin báo cáo giữa NHTM với NHNN nối mạng với cơ quan Hải quan để kiểm tra kiểm soát có hiệu quả.

Đối với chuyển tiền kiều hối

Hiện tại, cơ chế khuyến khích chuyển tiền kiều hối về nước hết sức thông thoáng, hầu như không có hạn chế. Tuy nhiên nên cân nhắc để giảm thiểu việc cấp phép cho các tổ chức làm đại lý chi trả kiều hối, bằng cách quy định phải đáp ứng các điều kiện cần thiết để làm dịch vụ này. Đồng thời nên xem xét hạn chế việc cho phép nhận tiền mặt ngoại tệ để giảm tình trạng đôla hoá nền kinh tế.

Quản lý các luồng ngoại tệ mang chuyển vào của cá nhân

Cơ chế quản lý hiện hành đang cho phép mang chuyển ngoại tệ vào không hạn chế, chỉ cần khai báo hải quan khi nhập cảnh có mang ngoại tệ trên mức 5000 USD. Quy định này phù hợp trong bối cảnh Việt Nam cần thu hút nguồn ngoại tệ phát triển nền kinh tế. Tuy nhiên, hội nhập quốc tế cần đòi hỏi các quy định phải phù hợp với các quan hệ quốc tế, trong đó có điều khoản “chống rửa tiền”. Trong thời gian tới Chính phủ sẽ xem xét ban hành Nghị định về chống rửa tiền, trong đó có các quy định chặt chẽ hơn kiểm tra nguồn gốc các luồng tiền mang vào và ra khỏi lãnh thổ Việt Nam. Ngoài ra, cần bổ sung quy định nộp tiền mặt ngoại tệ vào tài khoản chỉ được phép sau một thời hạn nhất định kể từ ngày nhập cảnh vào Việt Nam, thể hiện trên tờ khai hải quan để thống nhất thực hiện trong hệ thống NHTM tránh hiện tượng chuyển ngoại tệ lậu.

Đối với việc mang chuyển ngoại tệ ra nƣớc ngoài của cá nhân

Trong bối cảnh hiện nay khi luồng ngoại tệ kiều hối hàng năm chuyển về lên tới mức hơn 2 tỷ USD/năm trong khi luồng ngoại tệ của cá nhân chuyển ra nước ngoài chỉ chiếm khoảng 100 triệu USD/năm; cần tiếp tục nới lỏng hơn dưới góc độ có thể nâng mức ngoại tệ chuyển ra nước ngoài cho mục đích du học không phải xin phép NHNN lên 10.000 USD/năm (hiện nay là 5000 USD) mà chỉ cần xuất trình chứng từ chứng minh chi phí học tập ở nước ngoài và NHTM trên cơ sở đó xem xét cho phép mua, chuyển ngoại tệ ra nước ngoài. Mặt khác cần quy định đối tượng áp dụng quy chế chuyển tiền trên bao gồm cả người nước ngoài cư trú tại Việt Nam.

Chương 3: Định hướng và kiến nghị trong hoạt động QLNH ở Việt Nam 43

Quản lý ngoại hối khu vực biên giới

NHNN cần tiếp tục nghiên cứu ban hành các văn bản về thanh toán, chuyển tiền biên giới làm cơ sở pháp lý cho các tổ chức, cá nhân thuận tiện trong thanh toán, chuyển tiền. Sắp tới, NHNN nên hướng dẫn nguyên tắc chung trong thanh toán với Trung Quốc, Lào và với cả Campuchia và bổ sung một số quy định về quản lý tiền tệ của các nước có chung biên giới. Đặc biệt tăng cường quản lý các hộ tư nhân đổi tiền ở khu vực biên giới cửa khẩu nhằm giảm bớt tình trạng mua bán chuyển tiền lậu.

Đây là thời điểm cần rà soát lại lượng ngoại tệ trong các tổ chức tín dụng và trong dân cư để có sự kiểm soát chặt chẽ, phòng ngừa và ngăn chặn kịp thời trường hợp ngoại tệ chảy ra ngoài quốc gia quá nhanh và quá nhiều, gây ra mất ổn định kinh tế vĩ mô, thậm chí gây khủng hoảng; ngay cả hoạt động đánh bạc ở nước ngoài cũng cần được kiểm soát.

3.2.1.2. Quản lý ngoại hối trong các giao dịch vốn

Trong lĩnh vực vay trả nợ nƣớc ngoài

Kinh nghiệm các nước, đặc biệt là các nước đang phiển cho thấy tự do hoá cán cân vốn quá sớm trong khi khả năng quản lý, kiểm soát việc sử dụng vốn còn hạn chế dễ dẫn đến khủng hoảng nợ nước ngoài. Mặt khác, khủng hoảng kinh tế vĩ mô ngắn hạn xảy ra thường do tăng quá nhanh luồng vốn nước ngoài ngắn hạn và sự đột ngột đổi chiều của nó làm mất khả năng thanh toán quốc tế của một quốc gia và gây sức ép lên tỷ giá. Do vậy cần kiểm soát luồng vốn nước ngoài ngắn hạn một cách thận trọng, xây dựng và củng cố năng lực phân tích, quản trị tài chính của DN cũng như xây dựng cơ sở pháp lý chặt chẽ trước khi tự do hoá cán cân vốn.

Để đảm bảo yêu cầu về nguồn vốn cho phát triển sản xuất và tăng trưởng kinh tế trong thời gian tới, cơ chế quản lý nợ nước ngoài đối với DN cần thực hiện trên một số nguyên tắc sau:

- Duy trì hạn mức vay vốn nước ngoài là một công cụ quản lý nợ và phải tiếp tục nghiên cứu xây dựng hạn mức vay vốn nước ngoài phù hợp với các chỉ tiêu an toàn nợ. Quy mô vay vốn nước ngoài phải ở mức phù hợp với khả năng hấp thụ và khả năng trả nợ của quốc gia. Chỉ số nợ nước ngoài phải duy trì ở mức an toàn và không gây ảnh hưởng xấu tới các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô và cán cân thanh toán quốc tế trong tương lai.

- Bên cạnh đó, tiếp tục sử dụng các điều kiện vay trả theo từng thời kỳ để điều chỉnh mức vay nợ nước ngoài ngắn hạn cũng như dài hạn của DN một cách hợp lý. Tiếp tục thu hút tối đa và hợp lý mọi nguồn vốn nước ngoài phục vụ sự nghiệp phát

Chương 3: Định hướng và kiến nghị trong hoạt động QLNH ở Việt Nam 44

triển kinh tế xã hội của đất nước nhưng phải đảm bảo hiệu quả sử dụng vốn và hoàn trả. Tập trung vay vốn nước ngoài để đầu tư phát triển, đặc biệt các dự án có khả năng tái tạo ngoại tệ để đảm bảo khả năng trả nợ.

- Tăng cường kiểm soát các luồng vốn ngắn hạn thông qua yêu cầu báo cáo đầy đủ và kịp thời các giao dịch vay vốn ngắn hạn đồng thời tăng cường chế tài xử phạt nghiêm để chấn chỉnh công tác báo cáo chậm và không đầy đủ như hiện nay. Tích cực triển khai dự án nối mạng với các NHTM quốc doanh về kiểm soát luồng vốn ngắn hạn do Nhật Bản tài trợ để NHNN có thể nắm bắt ngay và đầy đủ số liệu vay nợ nước ngoài ngắn hạn của DN thông qua hệ thống NHTM khi không yêu cầu các DN đăng ký khoản vay nước ngoài ngắn hạn với NHNN.

- Để thu hút thêm nguồn vốn cho phát triển kinh tế cần đa dạng hoá các hình thức huy động mới như phát hành trái phiếu, bán cổ phần cho nước ngoài, chuyển đổi nợ thành đầu tư...

Trong lĩnh vực đầu tƣ trực tiếp và gián tiếp nƣớc ngoài

Lĩnh vực đầu tư trực tiếp: Về góc độ quản lý ngoại hối trong thời gian tới cần hạn chế tối đa việc cân đối ngoại tệ của Chính phủ với các dự án đầu tư để tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, đồng thời giảm gánh nặng cho dự trữ ngoại hối Nhà nước.

Lĩnh vực đầu tư của nước ngoài vào Việt Nam: Đây là một lĩnh vực mới đối với Việt Nam, cần tiếp tục hoàn thiện các văn bản pháp lý cho phép các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào thị trường chứng khoán đi đôi với các công cụ kiểm soát hữu hiệu theo hướng đơn giản hoá thủ tục và thuận lợi cho nhà đầu tư nước ngoài, đồng thời cho phép họ chuyển tiền về nước khi thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ về thuế và thực hiện chế độ báo cáo đầy đủ về hoạt động kinh doanh chứng khoán ở Việt Nam. Tuy nhiên, chứng khoán là lĩnh vực mới mẻ, cần tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện hành lang pháp lý đối với việc chuyển ngoại tệ vào, ra khỏi Việt Nam trong lĩnh vực đầu tư chứng khoán, đảm bảo khả năng kiểm soát đối với luồng vốn gián tiếp này nhằm tránh sự bất ổn cho nền kinh tế. Cụ thể, NHNN cần phối hợp với các Bộ, ngành nghiên cứu việc đầu tư chứng khoán tại thị trường phi tập trung, cổ phần hoá DN có vốn đầu tư nước ngoài... để chuẩn bị xây dựng cơ chế quản lý ngoại hối khi Chính phủ ban hành các quy định về các vấn đề này.

Quản lý đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam: Hiện nay, với nguồn cung ngoại tệ còn hạn hẹp, hiện nay chỉ cho phép các DN đầu tư ra nước ngoài bằng nguồn ngoại tệ của chính DN đó. Thời gian tới, để tăng cường năng lực tài chính và mở rộng lĩnh vực

Chương 3: Định hướng và kiến nghị trong hoạt động QLNH ở Việt Nam 45

quản lý tốt được vay vốn ngân hàng với hạn mức nhất dịnh để mở rộng đầu tư ra nước ngoài. Đồng thời tiếp tục tăng cường quản lý luồng vốn đầu tư ra nước ngoài thông qua tài khoản chuyên dùng để tránh thất thoát gây tổn hại đến nền kinh tế.

3.2.2. Tập trung và phát triển dự trữ ngoại hối Nhà nƣớc

Mục tiêu là phát triển dự trữ ngoại hối Nhà nước đủ mạnh, ít nhất tương đương với 12 tuần nhập khẩu. Trước mắt phải có cơ chế nhằm tập trung dự trữ ngoại hối về đầu mối quản lý là NHNN. Theo quy định tại khoản 2 và 5 điều 38 luật NHNN cũng như tại điều 1 của nghị định số 86/1999/NĐ- CP ngày 30 tháng 8 năm 1999 về quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước thì NHNN là cơ quan quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước nhằm thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia, đảm bảo khả năng thanh toán quốc tế, bảo toàn dự trữ ngoại hối nhà nước. Tuy nhiên, trong thực tế số ngoại tệ thu được từ xuất khẩu dầu thô của nhà nước chưa tập trung vào NHNN mà vẫn do Bộ Tài Chính quản lý và sử dụng. Đây là một nghịch lý khó có thể chấp nhận nhưng đã và đang tồn tại là: nguồn ngoại tệ thu được từ xuất khẩu dầu thô tập trung vào Bộ Tài Chính, trong khi đó, hệ thống ngân hàng lại phải chi ngoại tệ để nhập khẩu xăng dầu cho nền kinh tế. điều này làm cho luồng ngoại tệ bị phân tán, dự trữ ngoại hối tại NHNN mỏng, gây khó khăn cho NHNN trong việc chủ động ngoại tệ để sẵn sàng can thiệp trên thị trường ngoại hối. Vấn đề được đặt ra ở đây là: phải chăng Bộ tài chính cũng thực hiện găm giữ ngoại tệ nhặm mục đích đầu cơ kiếm lãi khi tỷ giá tăng? Bên cạnh đó, cần thực hiện chính sách mọi nguồn thu của ngân sách thực hiện bằng nội tệ. Từ đó, các nguồn thu từ ODA, từ thuế và các nguồn khác của ngân sách cần bán cho NHNN để tăng dự trữ.

Quản lý dự trữ ngoại hối của NHNN phải đảm bảo ba nguyên tắc: an toàn, tạo vốn khả dụng và tạo thu nhập. Đồng thời những quyết định về số lượng thành phần và cơ cấu thời hạn của dự trữ ngoại hối có thể thay đổi theo thời gian phù hợp với những điều kiện cụ thể bên trong và ngoài nước.

- Thứ nhất: cần lùa chọn chiến lược đầu tư phù hợp để đạt được các mục tiêu của quản lý dự trữ ngoại hối. Việc duy trì dự trữ ngoại hối, về mặt kinh tế bao hàm các “ chi phí cơ hội “ nếu nhìn từ góc độ sử dụng tiền dự trữ ngoại hối đó vào mục đích khác trong nước. Chính vì vậy mà mục tiêu quan trọng trong quản lý dự trữ ngoại hối là làm sao để có thể bù lại các chi phí đó bằng cách quản lý dự trữ ngoại hối một cách hết sức an toàn cao và có lợi nhuận cao ở mức có thể đạt được. Bên cạnh đó cần phải đảm bảo tính khả dụng của quỹ dự trữ ngoại hối bởi lẽ nó là tấm đệm cho một quốc gia trong

Chương 3: Định hướng và kiến nghị trong hoạt động QLNH ở Việt Nam 46

việc ổn định tỷ giá hối đoái và đồng thời sẵn sàng thoả mãn các nhu cầu về thanh toán trong ngắn hạn.

- Thứ hai: lựa chọn một cơ cấu dự trữ hợp lý. Có quan điểm cho rằng chỉ cần giữ một đồng tiền và được chấp nhận một cách rộng rãi. Điều đó xem ra chỉ có đồng USD. Nhưng khi có những biến động đáng kể về tỷ giá việc giữ một số lượng đồng USD có thể chịu hậu quả về rủi ro tỷ giá và sẽ gây tổn thất lớn. Để xác định một cơ cấu đồng tiền thích hợp trong dữ trự ngoại hối cần phải tính tới các nhân tố khác như điều kiện thương mại và thanh toán , đặc biệt là những đồng tiền cần thiết cho thanh toán và trả nợ nước ngoài của một quốc gia. Dù trong điều kiện nào thì quan điểm chung đều cho rằng “nếu bỏ tất cả trứng của mình vào một cái giỏ là điều không khôn ngoan”. Các nhân tố khác cũng có thể đòi hỏi NHNN phải lựa chọn cơ cấu dự trữ ngoại hối sao cho hợp lý nhất. Chẳng hạn khi người ta có nhu cầu về phương tiện thanh toán, điều quan trong là khoản dự trữ ngoại hối phải được quốc tế hóa và dễ dàng chuyển đổi được trên thị trường. Với mục tiêu này NHNN cần hướng tới các đồng tiền của những quốc gia có thị trường vốn và ngoại tệ rộng lớn , tập chung cao và hiệu quả . Hơn nữa , do việc quản lý dự trữ ngoại hối có liên quan đến rủi ro tỷ giá đối với đồng bản tệ, việc đa dạng hoá cao độ dự trữ ngoại hối của mình gồm các đồng tiền chủ chốt trên thế giới là điều cần thiết .

Để tăng cường nguồn dự trữ ngoại hối Nhà nước, cần hạn chế tối đa hoạt động tạm ứng ngoại tệ ngân sách từ dự trữ ngoại hối, thực hiện nghiêm chỉnh nguyên tắc hoàn trả trong năm ngân sách. Ngoài ra, cần nghiên cứu và thử nghiệm các hoạt động đầu tư dự trữ ngoại hối trên thị trường quốc tế để tăng tỷ lệ sinh lời cho dự trữ nhưng vẫn đảm bảo nguyên tắc an toàn và thanh khoản.

3.2.3. Xây dựng cơ chế điều hành tỷ giá linh hoạt.

Thiết lập một chế độ tỷ giá phù hợp là một yếu tố rất quan trọng trong công tác quản lý ngoại hối. Một chế độ tỷ giá phù hợp phải là tỷ giá được điều chỉnh theo nguyên tắc thị trường. Điều này có nghĩa là tỷ giá phải hình thành dựa trên quan hệ

Một phần của tài liệu chính sách quản lí ngoại hói tại ngân hàng nhà nước việt nam (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(59 trang)