Sự kết hợp giữa chính sách QLNH với các chính sách quản lý vĩ mô khác

Một phần của tài liệu chính sách quản lí ngoại hói tại ngân hàng nhà nước việt nam (Trang 36)

chƣa hài hoà.

Nền kinh tế Việt Nam thu hút một lượng lớn vốn nước ngoài lớn hơn nhiều lần lượng ngoại tệ mà hệ thống ngân hàng nắm giữ khiến gánh nợ nước ngoài của Việt Nam ngày càng tăng lên.

Việc phối hợp quản lý dự trữ ngoại tệ quốc gia giữa NHNN và Bộ Tài chính đôi khi còn bộc lộ những bất cập đặc biệt trong những tình huống có sức ép tăng tỷ giá trong khi Nhà nước vẫn có thể điều tiết cung cầu ngoại tệ.

Công cụ tỷ giá và lãi suất ngoại tệ có khi diễn biến ngược chiều: lãi suất ngoại tệ diễn ra theo xu hướng giảm trong khi tỷ giá giữa USD/VND vẫn tăng (tuy ở mức độ hẹp), đã gây ra tâm lý khách hàng găm giữ ngoại tệ hoặc tránh vay ngoại tệ về tỷ giá.

2.2.2.3. Thị trƣờng ngoại tệ liên ngân hàng hoạt động kém hiệu quả

NHNN chưa thực hiện tốt chức năng là người đặt lệnh mua, lệnh bán cuối cùng để điều chỉnh thị trường. Mặc dù kim ngạch XK luôn tăng, nguồn vốn nước ngoài, kiều hối chuyển về nước nhiều nhưng một lượng lớn ngoại tệ được lưu giữ trong dân cư, trên tài khoản của DN XNK, hoặc tại kho quỹ của các NHTM nên tại nhiều thời điểm, nhiều nơi, Nhà nước không có nguồn để thoả mãn nhu cầu hợp lý của nền kinh tế. Cung cầu ngoại tệ thực tế thường xuyên mất cân đối, tạo áp lực xấu lên cán cân thanh toán và làm cho tỷ giá luôn có xu hướng tăng.

Các nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ trên thị trường như kỳ hạn, hoán đổi tiền tệ chưa linh hoạt. Thanh toán bằng ngoại tệ tiền mặt còn phổ biến hối đoái chủ yếu là giao ngay (SPOT). Giao dịch kỳ hạn (FORWARD) còn hạn chế. Nghiệp vụ quyền chọn tiền tệ đang trong giai đoạn thí điểm đã làm hạn chế tính linh hoạt của thị trường

Chương 2: Thực trạng chính sách QLNH qua các thời kỳ ở Việt Nam 37

2.2.2.4. Thị trƣờng ngoại tệ “chợ đen”

NHNN chưa thật sự kiểm soát được thị trường ngoại tệ chợ đen. Tuy tỷ giá đã được xác định trên cơ sở tỷ giá bình quân của thị trường ngoại tệ liên ngân hàng. Nhưng trong thực tế, NHNN vẫn chưa thực hiện triệt để nguyên tắc này, tạo điều kiện tốt cho thị trường ngoại tệ chợ đen phát triển. Thực tế, tỷ giá giao dịch của hai thị trường chênh lệch nhau quá nhiều, tỷ giá trên thị trường ngân hàng luôn thấp hơn tỷ giá tự do. Chính vì thế, ngoại tệ thường được bán trên thị trường chợ đen. Ngược lại, ngoại tệ thường được mua ở các ngân hàng. Đô la và các ngoại tệ khác vẫn được sử dụng tràn lan càng khiến cho thị trường chợ đen khó có thể bị dẹp bỏ. Thị trường này vẫn đang hoạt động, thậm chí gần như công khai, tại các thành phố lớn. Tỷ giá của thị trường chợ đen song hành với tỷ giá của thị trường liên ngân hàng.

2.2.2.5. Hiện tƣợng đô la hóa vẫn chƣa thể khắc phục

Theo tổng kết của IMF, đô la hoá là hiện tượng phổ biến của các nước đang phát triển và các nền kinh tế đang trong quá trình chuyển đổi. Khi mà sức mua đối ngoại của đồng nội tệ còn hạn chế, tỷ giá chưa ổn định, hệ thống ngân hàng chưa phát triển, nghiệp vụ thanh toán qua ngân hàng chưa hoàn thiện, nền kinh tế còn ở trình độ thấp, người dân còn có thói quen nắm giữ đô la và vàng, các quy định của pháp luật chưa nghiêm. Ngoại tệ mạnh, cụ thể là USD, còn chiếm vị trí quan trọng trong dự trữ, chi trả các hàng hoá có giá trị lớn, các giao dịch bất động sản, buôn lậu... Điều này không chỉ làm ảnh hưởng đến việc điều hành chính sách tiền tệ của NHNN mà còn làm phương hại đến chủ quyền quốc gia về tiền tệ, không phù hợp với tập quán quốc tế.

2.2.3. Nguyên nhân của những tồn tại trong chính sách QLNH

- Chính sách QLNH chưa hoàn chỉnh, việc hoạch định chính sách còn mang tính ngắn hạn và thiếu tính đồng bộ. Các cơ chế điều hành nguồn ngoại tệ của NHNN chưa được tập trung thống nhất.

- Các công cụ phục vụ cho điều hành chưa được phối hợp hài hoà, các quy định kiểm soát ngoại hối còn bất cập, một số yếu tố pháp lý chưa được cụ thể hoá, chưa theo kịp sự phát triển của các nghiệp vụ liên quan đến ngoại hối ngày càng đa dạng và phức tạp trong bối cảnh kinh tế quốc tế.

- Tài khoản vãng lai thường xuyên thâm hụt kéo dài khiến việc luân chuyển các luồng ngoại tệ căng thẳng và diễn biến phức tạp. Các biện pháp quản lý kinh tế vĩ mô chưa được phát triển hài hoà và đúng mức, hạn chế trong quản lý và kinh doanh tiền tệ cũng làm giảm đáng kể hiệu lực QLNH theo các mục tiêu dự kiến.

Chương 2: Thực trạng chính sách QLNH qua các thời kỳ ở Việt Nam 38

- Các biện pháp phối kết hợp giữa các Bộ, ngành liên quan (Thanh tra NHNN, Tổng cục Hải quan, Tổng cục Thuế, Công an...) trong thực thi pháp luật về QLNH còn kém hiệu quả.

- Ngoài ra, một số hạn chế trong hoạt động QLNH còn phát sinh từ chính nền kinh tế như: ngân hàng chưa có biện pháp giải quyết triệt để nạn buôn lậu, gian lận thương mại, hoạt động “ngầm” của nền kinh tế vẫn chiếm tỷ trọng đáng kể trong xã hội.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2

Chương 2 đã cho chúng ta cái nhìn tổng quát về chính sách quản lý ngoại hối qua từng thời kỳ. Thời kỳ thứ nhất, mọi hoạt động ngoại hối trên thị trường đều theo cơ chế quản lý hành chính của Nhà nước, không tuân theo quy luật thị trường. Thời kỳ thứ hai, khi đất nước đã bước vào thời kỳ đổi mới, chính sách quản lý ngoại hối đã được điều chỉnh dần theo hướng thị trường tuy nhiên sự can thiệp của Nhà nước vẫn còn rất lớn. Thời kỳ thứ 3, từ năm 1988 cho đến nay, hoạt động ngoại hối đã thực sự có những chuyển biến rõ rệt theo cơ chế thị trường để phù hợp với yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước, Nhà nước đóng vai trò là người điều tiết cuối cùng của thị trường. Qua những đánh giá trên đây, chúng ta có thể thấy chính sách quản lý ngoại hối có vai trò rất quan trọng trong việc tăng trưởng kinh tế và ổn định tình hình chính trị của đất nước. Những thành tựu của chính sách ngoại hối đã đạt được trong suốt thời gian qua đã góp phần rất lớn vào sự phát triển nhanh và bền vững của Việt Nam. Tuy nhiên bên cạnh đó cũng còn một số yếu kém, hạn chế cần phải khắc phục nhanh chóng. Dựa vào những nguyên nhân đã tìm ra, chúng ta sẽ tìm hiểu những giải pháp, kiến nghị để hoản thiện chính sách ngoại hối trong thời gian tới.

Chương 3: Định hướng và kiến nghị trong hoạt động QLNH ở Việt Nam 39

CHƢƠNG 3

ĐỊNH HƢỚNG VÀ KIẾN NGHỊ TRONG HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ NGOẠI HỐI Ở VIỆT NAM

Nước ta đang trên lộ trình hội nhập khu vực và quốc tế. Xu hướng chung của thế giới hiện nay là thúc đẩy mạnh mẽ các hoạt động thương mại và giao lưu quốc tế trên cơ sở bình đẳng và cùng có lợi giữa tất cả các nước phát triển, đang phát triển và chậm phát triển. Đi đôi với phát triển thương mại và mở rộng giao lưu quốc tế, giao dịch của thị trường ngoại hối quốc tế cũng ngày càng sôi động và phát triển. Trong bối cảnh ấy, thị trường ngoại hối và công tác quản lý ngoại hối ở Việt Nam cũng phải đổi mới để không lạc lõng, tụt hậu trước xu thế chung của thời đại.

Quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với lĩnh vực tiền tệ, ngân hàng nói chung và lĩnh vực ngoại hối nói riêng trong giai đoạn hiện nay và thời gian tới đã được khẳng định cụ thể tại các văn kiện của Đảng: “Tiếp tục hoàn thiện thể chế về tiền tệ, tín dụng và ngoại hối. Từng bước mở cửa thị trường dịch vụ ngân hàng phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong nước và cam kết quốc tế; phát huy vai trò chủ động điều hành chính sách, quản lý thị trường tiền tệ, tín dụng, ngoại hối và thanh tra, giám sát của NHNN Việt Nam nhằm kiểm soát lạm phát, ổn định vĩ mô và góp phần tăng trưởng kinh tế;…” (trích Báo cáo chính trị của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng);”

“… Điều hành chính sách lãi suất, tỉ giá linh hoạt theo nguyên tắc thị trường. Đổi mới chính sách quản lý ngoại hối và vàng; từng bước mở rộng phạm vi các giao dịch vốn; tăng cường kiểm tra, kiểm soát tiến tới xoá bỏ tình trạng sử dụng ngoại tệ làm phương tiện thanh toán trên lãnh thổ Việt Nam...” (trích Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội 2011-2020).”

3.1. Các định hƣớng trong hoạt động quản lý ngoại hối 3.1.1. Các định hƣớng chung 3.1.1. Các định hƣớng chung

- Vạch ra lộ trình tự do hoá quản lý ngoại hối cùng với việc nâng cao năng lực quản lý thích hợp với lộ trình hội nhập kinh tế đã cam kết. Tự do hoá các giao dịch vãng lai, đảm bảo đáp ứng đầy đủ các nhu cầu ngoại tệ hợp pháp cho hoạt động của các chủ thể kinh tế. Từng bước tự do hoá có lựa chọn các giao dịch vốn (đặc biệt là vay nợ nước ngoài của DN), xây dựng hệ thống các biện pháp kiểm soát luồng vốn quốc tế có hiệu quả, nhất là luồng vốn ngắn hạn.

Chương 3: Định hướng và kiến nghị trong hoạt động QLNH ở Việt Nam 40

- Xây dựng và điều hành tỷ giá linh hoạt phản ánh được mối quan hệ giữa cung cầu ngoại tệ trên thị trường, thúc đẩy xuất khẩu, kiểm soát nhập khẩu, tăng cường dự trữ ngoại hối Nhà nước, đưa nền kinh tế đi đúng định hướng.

- Cần đối xử với Đôla như đối xử với một loại hàng hoá nhập khẩu hơn là đối xử như với một liên minh tiền tệ lẫn lộn các chức năng với nội tệ trên thị trường tài chính trong nước. Không nên "cố" neo tỷ giá vào đồng USD, cần phải để thị trường ngoại hối phán quyết sức mua đã "tụt dốc" rất lớn của đồng USD so với hầu hết các đồng tiền quốc gia khác trên thị trường quốc tế.

- Đối với công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, NHNN tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát thị trường ngoại tệ, thị trường vàng, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm nhằm xóa bỏ hoạt động của thị trường ngoại tệ tự do, hạn chế và tiến tới chấm dứt tình trạng đôla hoá, thực hiệ n tự do chuyển đổi VND một cách thận trọng, tiến tới trên lãnh thổ Việt Nam chỉ sử dụng tiền Việt Nam.

- Thực hiện quản lý vĩ mô một cách linh hoạt và mềm dẻo, có tính đến quyền lợi chính đáng của các đối tượng quản lý, tránh tình trạng mệnh lệnh hành chính một chiều, kém hiệu quả thực tế.

- Không nên quá phụ thuộc ý kiến của IMF và WB khi hoạch định và thực thi chính sách quản lý ngoại hối mà nên căn cứ vào tình hình thực tế và đặc thù của kinh tế Việt Nam.

- Đối với việc hoàn thiện thể chế, NHNN sẽ tập trung hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về quản lý ngoại hối với trọng tâm là sửa đổi Pháp lệnh Ngoại hối, trình Chính phủ ban hành và tổ chức triển khai các Nghị định về quản lý dự trữ ngoại hối Nhà nước, Nghị định về vay trả nợ nước ngoài không có bảo lãnh của Chính phủ. Sớm ban hành các Thông tư hướng dẫn cụ thể Nghị định về quản lý hoạt động kinh doanh vàng, nhằm sắp xếp lại một bước thị trường vàng trong nước; NHNN sẽ hoàn thiện và triển khai Đề án huy động vàng trong dân nhằm tăng cường nguồn lực, nâng cao vai trò điều tiết đối với thị trường vàng.

3.1.2. Định hƣớng sửa đổi Pháp lệnh ngoại hối

- Thực hiện đường lối, chính sách của Đảng, Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Ngoại hối cần được xây dựng theo các định hướng cơ bản sau:

- Thể chế hoá được quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, thể hiện được tính đặc thù của hệ thống ngân hàng Việt Nam, phù hợp với thể chế chính

Chương 3: Định hướng và kiến nghị trong hoạt động QLNH ở Việt Nam 41

- Phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội của nước ta, đặc biệt là các điều kiện về sự phát triển của thị trường tiền tệ, thị trường vốn, sự phát triển của hệ thống ngân hàng.

- Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về ngoại hối để tạo điều kiện thuận lợi và bảo đảm lợi ích hợp pháp cho tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động ngoại hối, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, thực hiện mục tiêu của chính sách tiền tệ quốc gia.

- Nâng cao khả năng quản lý, điều tiết các hoạt động ngoại hối phù hợp với điều kiện cụ thể của Việt Nam; tăng cường hiệu lực quản lý Nhà nước về ngoại hối và hoàn thiện hệ thống quản lý ngoại hối của Việt Nam.

- Thu hẹp phạm vi sử dụng ngoại tệ trên lãnh thổ Việt Nam và từng bước giảm dần tình trạng sử dụng ngoại tệ trong nền kinh tế, thực hiện mục tiêu trên lãnh thổ Việt Nam chỉ sử dụng đồng Việt Nam.

- Đảm bảo sự đồng bộ, thống nhất của hệ thống pháp luật, đặc biệt là các văn bản pháp luật về lĩnh vực tiền tệ, ngân hàng mới được ban hành như Luật NHNN Việt Nam, Luật các tổ chức tín dụng…

- Phù hợp với lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế, bảo đảm cho thị trường ngoại hối phát triển lành mạnh, phù hợp với khả năng, trình độ của các định chế tài chính và các tổ chức hoạt động ngoại hối trong nước.

3.2. Các giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách quản lý ngoại hối 3.2.1. Tiếp tục hoàn thiện cơ chế quản lý ngoại hối 3.2.1. Tiếp tục hoàn thiện cơ chế quản lý ngoại hối

3.2.1.1. Quản lý ngoại hối đối với các giao dịch vãng lai

Đối với các giao dịch thanh toán xuất nhập khẩu

Giao dịch thanh toán xuất khẩu: Trong điều kiện của nền kinh tế các nước đang phát triển, nhu cầu ngoại tệ thường cao hơn nguồn cung, cán cân thanh toán quốc tế thường bội chi. Do đó, vấn đề tập trung nguồn thu ngoại tệ xuất khẩu về nước và thực hiện biện pháp kết hối trong điều kiện mất cân đối nghiêm trọng cung cầu ngoại tệ trong nền kinh tế vẫn cần duy trì. Điều này liên quan đến việc tiếp tục hạn chế trong việc mở tài khoản ngoại tệ ở nước ngoài của tổ chức kinh tế trong cơ chế quản lý ngoại hối thời gian tới.

Giao dịch thanh toán nhập khẩu: Các tổ chức, cá nhân được tiếp cận các NHTM để mua ngoại tệ để đáp ứng cho các giao dịch thanh toán nhập khẩu hàng hoá dịch vụ trên cơ sở xuất trình các chứng từ hợp lệ. Tuy nhiên, để đáp ứng nhu cầu hội nhập, tự do hoá thương mại thì các quy định về quyền mua ngoại tệ của tổ chức, cá nhân cần phải quy định một cách hết sức cụ thể, thông thoáng, đảm bảo không cản trở đối với việc thanh toán xuất nhập khẩu hàng hoá giữa các nước.

Chương 3: Định hướng và kiến nghị trong hoạt động QLNH ở Việt Nam 42

Tự do hoá cán cân thương mại gắn liền với việc tự do thông thoáng trong mua bán, thanh toán xuất nhập khẩu đặt ra yêu cầu đối với việc hoàn thiện cơ chế quản lý đối với luồng ngoại tệ vào và ra khỏi Việt Nam tương ứng với luồng hàng hoá dịch vụ xuất nhập khẩu. Để giải quyết vấn đề này, cần đổi mới công nghệ thông tin báo cáo giữa NHTM với NHNN nối mạng với cơ quan Hải quan để kiểm tra kiểm soát có hiệu

Một phần của tài liệu chính sách quản lí ngoại hói tại ngân hàng nhà nước việt nam (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(59 trang)