Quản lý đối với các giao dịch vãng lai

Một phần của tài liệu chính sách quản lí ngoại hói tại ngân hàng nhà nước việt nam (Trang 25 - 26)

Chính sách kết hối đối với nguồn thu ngoại tệ từ XK nói riêng và nguồn thu vãng lai nói chung

Các đối tượng là người cư trú thuộc các tổ chức kinh tế, trừ doanh nghiệp FDI, phải bán 80% và các tổ chức phi kinh tế phải bán 100% ngoại tệ từ nguồn thu vãng lai cho ngân hàng trong vòng 15 ngày. Các nguồn thu ngoại tệ không phải là nguồn thu vãng lai thì không phải bán. Để tránh tình trạng các DN tìm cách lách biến nguồn thu vãng lai thành nguồn thu khác nhằm tránh ngoại tệ cho NHTM, cuối năm 1998, số ngày phải bán ngoại tệ kể từ khi có nguồn thu giảm xuống còn 3 ngày. Điều này đã làm giảm đáng kể việc ghim giữ ngoại tệ của các tổ chức, làm giảm sức ép lên tỷ giá và cung cầu ngoại tệ trên thị trường đã bớt căng thẳng.

Để thực hiện chủ trương hội nhập nền kinh tế thế giới, với xu hướng tự do hoá cán cân vãng lai, chính sách mua bán ngoại tệ là công cụ hành chính bắt buộc chỉ nên áp dụng tạm thời và đã có nhiều thay đổi từ năm 1999. Cụ thể, tỷ lệ giảm dần từ mức 80% đối với các tổ chức kinh tế năm 1998 xuống còn 50% năm 1999, 40% năm 2001, 30% năm 2002 và 0% năm 2003. Sự thay đổi trong chính sách kết hối năm 2003 còn thể hiện nguyên tắc bình đẳng giữa các doanh nghiệp. Quy định này áp dụng với cả các DN FDI khi các DN này được quyền mua bán ngoại tệ tại hệ thống ngân hàng nếu có nhu cầu, trong khi trước đây các DN này không phải thực hiện chế độ kết hối mà phải tự cân đối thu chi ngoại tệ, không được mua ngoại tệ tại ngân hàng.

Kể từ khi mở cửa nền kinh tế, các giao dịch ngoại thương của Việt Nam ngày càng được mở rộng và đa dạng hoá với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế. Hàng năm Việt Nam có một lượng lớn ngoại tệ thu từ xuất khẩu hàng hoá, dịch vụ, thu

Chương 2: Thực trạng chính sách QLNH qua các thời kỳ ở Việt Nam 26

nhập, thu hút vốn nước ngoài nhưng nhu cầu chi ngoại tệ cũng ngày một tăng lên. Số liệu cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam cho thấy tài khoản vãng lai bị thâm hụt một thời gian dài. Nguyên nhân gây thâm hụt tài khoản vãng lai chính là thâm hụt cán cân mậu dịch ngày càng tăng. Trước đây, tài khoản vãng lai gần như phản ánh thâm hụt cán cân mậu dịch thì hiện nay thâm hụt tài khoản vãng lai đã được thu hẹp bởi có sự gia tăng đáng kể trong hạng mục chuyển giao một chiều (chủ yếu là chuyển tiền kiều hối và của các cá nhân Việt Nam đi lao động ở nước ngoài). Nếu không tính chuyển tiền tư nhân, cán cân vãng lai thâm hụt ở mức lớn, thể hiện ở bảng sau:

Bảng 2.2: Thâm hụt tài khoản vãng lai từ năm 2000 đến 2011 so với GDP

1.2 0.92 -0.63 -1.93 -1.59 -0.56 -0.16 -6.99 -12.71 -6.8 -4 0.1 -14 -12 -10 -8 -6 -4 -2 0 2 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011

Thâm hụt tài khoản vãng lai 2000 - 2011

Tỷ USD

Nguồn: Tổng cục thống kê, IMF, sbv

Thâm hụt tài khoản vãng lai không nhất thiết là tiêu cực và sự cố gắng thu hẹp thâm hụt tài khoản vãng lai chưa phải là sự lựa chọn tối ưu trong điều kiện Việt Nam còn thiếu vốn và khi sản xuất trong nước vẫn phụ thuộc vào máy móc thiết bị và nguyên vật liệu nhập khẩu (trong tổng giá trị nhập khẩu, khoảng 90% là máy móc thiết bị, nguyên vật liệu phục vụ sản xuất trong nước, khoảng 10% là hàng tiêu dùng).\

Một phần của tài liệu chính sách quản lí ngoại hói tại ngân hàng nhà nước việt nam (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(59 trang)