Nhóm trò chơihọc tập từ tuần 28 đến tuần 34

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Tổ chức trò chơi học tập gây hứng thú cho học sinh lớp 3 trường tiểu học đồng mỹ qua phân môn luyện từ và câu (Trang 60 - 69)

8. Cấu trúc của đề tài

2.3.4.Nhóm trò chơihọc tập từ tuần 28 đến tuần 34

Thời điểm này, giáo viên và học sinh đã quen với cách học này nên việc đưa các trò chơi học tập phù hợp cho các nội dung của bài học đã được chúng tôi xây

dựng. Tròchơi Truyền điện đã được chúng tôi thiết kế cho tiếtMở rộng vốn từ

thể thao, dấu phẩy nhằm giúp học sinh cùng nhau thảo luận kể ra các môn thể

thao bắt đầu bằng các tiếng và tạo nâng cao tinh thần đồng đội. Trò chơiHỏi

nhanh đáp giỏi và trò chơi Truyền điệncũng được thiết kế cho nhóm trò chơi này. Một đặc trưng chung là rèn cho học sinh kĩ năng nhanh nhẹn nắm được kiến thức bài học. Vì nội dung của chương trình học này nằm vào cuối học kì II khi giáo viên và học sinh đã thực sự thân thiết, đồng điệu, nhịp nhàng trong quá trình dạy và học nên việc tổ chức trò chơi đã trở thành điều quen thuộc đối với học sinh. Khi giáo viên tổ chức cho học sinh ở giai đoạn này sẽ được đơn giản hóa bằng các kí hiệu, câu lệnh ngăn gọn súc tích hơn nhưng học sinh vẫn nắm bắt và thực hiện được. Mục đích, cách tổ chức trò chơi đã được chúng tôi trình bày rõ ràng và cụ thể dưới đây.

Tuần 28: LT & C Nhân hóa. Ôn tập cách đặt và trả lời câu hỏi Để làm gì? 1. Mục tiêu bài học.

- Giúp học sinh ôn luyện về biện pháp nhân hóa, từ đó cơ sở học sinh làm bài tập 1.

- Rèn luyện cho học sinh cách đặt và trả lời câu hỏi theo mẫu câu Để làm gì?. Giúp học sinh làm được BT2.

- Hướng dẫn học sinh cách dùng dấu đúng qua bài tập 3.

2. Tổ chức trò chơi "Điền đúng dấu" cho BR3 SGK tr.86

- Mục đích : Giúp học sinh suy nghĩa và tìm dấu đúng điền vào chổ trống sao cho phù hợp.

- Chuẩn bị: + Nam châm.

Nhìn bài của bạn

Phong đi học vềThấy em rất vui, mẹ hỏi: - Hôm nay con được điểm tốt à

- VângCon được khen nhưng đó là nhờ con nhìn bài bạn Long

Nếu không bắt chước bạn ấy thì chắc con không được thầy khen như thế.

Mẹ ngạc nhiên:

- Sao con nhìn bài của bạn

- Nhưng thầy giáo có cấm nhìn bạn tập đâu ! Chúng con thi thể dục ấy mà.

[14,86]

+ 3 bộ dấu câu như hình vẽ:

- Cách tổ chức:

Giáo viên gắn bảng phụ đã chuẩn bị nội dung bài tập vào bảng lớp. Chia lớp ra làm 3 đội chơi, cử ra một bạn đội trưởng và mỗi đội được nhận một bộ dấu. Khi giáo viên đọc đến chổ chấm cần điền dấu thì các đội có 30s để suy nghĩ và giơ dấu đội mình chọn lên. Bạn đội trưởng có nhiệm vụ giơ dấu câu mà đội mình chọn. Mỗi lần giơ đúng dấu câu và thời gian quy định mỗi đội sẽ ghi được 2 điểm, giơ đúng nhưng chậm trừ 0,5 điểm. Đáp án sai không ghi được điểm.Đội nào ghi được nhiều dấu câu đúng và nhanh sẽ là đội thắng cuộc.

- Tổng kết : Giáo viên tuyên dương đội ghi nhiều dấu câu đúng và nhanh trong phần chơi.

Tuần 29: LT & C Mở rộng vốn từ: Thể thao. Dấu phẩy. 1. Mục tiêu bài học.

Giúp học sinh mở rộng vốn từ về thể thao, biết thêm các môn thể thao, các từ ngữ chỉ hoạt động thể thao qua việc mở rộng vốn từ. Đồng thời, giúp học sinh ôn luyện về dấu phẩy.

2. Tổ chức trò chơi "Truyền điện" cho BT1 SGK tr. 93.

- Mục đích: Giúp học sinh nhanh nhạy trong việc kể tên các môn thể thao bắt đầu bằng các tiếng.

- Chuẩn bị:

+ Bảng phụ với nội dung như sau:

- Kể tên các môn thể thao bắt đầu bằng tiếng "Bóng". - Kể tên các môn thể thao bắt đầu bằng tiếng "Chạy". - Kể tên các môn thể thao bắt đầu bằng tiếng "Đua" . -Kể tên các môn thể thao bắt đầu bằng tiếng "Nhảy" .

+ Bút dạ, nam châm.

- Cách tổ chức: Cả lớp sẽ tham gia phần chơi này. Khi giáo viên đọc xong từng yêu cầu giáo viên sẽ chỉ định bất kì học sinh nào trả lời, nếu học sinh đó trả lời đúng sẽ giành quyền chi định bạn khác trả lời. Nếu trả lời sai học sinh đó sẽ phải đứng tại chô và giáo viên tiếp tục chỉ định. Sau khi học sinh trả lời hết các đáp án cho mỗi câu giáo viên ghi đáp án vào bảng phụ nhằm hệ thống cho học sinh thấy rõ.

- Tổng kết trò chơi: GV nhận xét đánh giá quá trình chơi của học sinh.

Tuần 30: LT & C Đặt và trả lời câu hỏi Bằng gì?.Dấu hai chấm. 1. Mục tiêu bài học.

- Giúp học sinh cách đặt và trả lời câu hỏi theo mẫu câu Bằng gì? - Ôn luyện cho học sinh cách dùng dấu hai chấm.

2. Tổ chức trò chơi "Hỏi nhanh đáp giỏi" cho BT1 SGK tr. 102

- Mục đích: Giúp học sinh nhanh nhạy, sắc bén trong việc hỏi đáp. Qua đó học sinh nắm và hiểu được cách đặt câu và trả lời với mẫu câu "Bằng gì?".

+ các thẻ chữ dựa vào nội dung bài tập giáo viên có thể chuẩn bị:

- Nam châm. - Cách tổ chức:

GV chia lớp ra làm 2 đội. Với yêu cầu là sau khi GV gắn thẻ chữ lên bảng và đọc câu lên thì một đội hỏi và một đối đáp theo mẫu câu "Bằng gì?". Hai đội sẽ luân phiên nhau để đảm bảo đội nào cũng tham gia hỏi và đáp. Đội nào hỏi đáp đúng và nhanh sẽ giành thắng cuộc.

- Tổng kết trò chơi: GV nhận xét tuyên dương.

Tuần 31: LT &C Mở rộng vốn từ Các nước. Dấu phẩy. 1. Mục tiêu bài học.

- Giúp học sinh biết đến nhiều nước qua việc kể tên của các bạn. - Ôn luyện cho học sinh về dấu phẩy.

2. Tổ chức trò chơi "Hái hoa dân chủ" cho BT3 SGK tr. 110

- Mục đích : Giúp học sinh điền đúng dấu cho câu đúng cú pháp và hợp nghĩa - Chuẩn bị : + Một cây hoa .

+ Một số bông hoa trên đó ghi các câu hỏi. + Một số phần thưởng nhỏ cho học sinh.

Dựa vào nội dung bài tập để đưa ra một số câu hỏi như sau:

1. Điền dấu phẩy vào chổ thích hợp cho câu sau: Bằng những động tác thành thạo chỉ trong phút chốc ba cậu bé đã leo lên đỉnh cột.

2. Điền dấu phẩy vào chổ thích hợp cho câu sau: Với vẻ mặt lo lắng các bạn hồi hộp theo dõi Nen-li.

3. Điền dấu phẩy vào chổ thích hợp cho câu sau: Bằng một sự cố gắng phi thường Nen-li đã hoàn thành bài thể dục.

- Cách tổ chức: Gắn các bông hoa đã chuẩn bị sẵn các câu hỏi vào cây hoa. Đặt cây hoa trên bục giảng lớp học để tất cả học sinh đều quan sát được.

Sẽ có 3 học sinh tham gia trò chơi này. Các học sinh lần lượt lên hái cho mình mỗi người một bông hoa. Sau khi hái xong thì lần lượt mỗi học sinh sẽ đọc yêu cầu có trong bông hoa đó và thực hiện.Mỗi bạn có thời gian đọc và thực hiện yêu câu trong vòng 1 phút. Giáo viên và học sinh dưới lớp sẽ làm ban giám khảo. Học sinh tiến hành chơi.

-Tổng kết trò chơi : Học sinh nào đặt câu đúng, nhanh sẽ giành được phần quà từ giáo viên.

Tuần 32: LT & C Đặt và trả lời câu hỏi Bằng gì?. Dấu chấm, dấu hai chấm. 1. Mục tiêu bài học.

- Giúp học sinh ôn cách đặt và trả lời câu hỏi theo mẫu câu Bằng gì? - Ôn luyện cho học sinh cách dùng dấu chấm, dấu hai chấm.

2. Tổ chức trò chơi "Trắc nghiệm" cho BT2 SGK tr. 117.

- Mục đích: Qua sự lựa chọn đáp án để phát huy ở học sinh khả năng tư duy, khả năng lựa chọn đáp án đúng và loại bỏ những đáp án sai.

- Chuẩn bị:

+ 1 bảng phụ ghi nội dung sau :

Khi đã trở thành nhà bác học lừng danh thế giới, Đác-uyn vẫn không ngừng học Có lần thấy cha còn miệt mài đọc sách giữa đêm khuya, con của Đác-uyn hỏi"Cha đã là nhà bác học rồi, còn phải ngày đêm nghiên cứu làm gì nữa cho mệt?" Đác-uyn ôn tồn đápBác học không có nghĩa là ngừng học".

[14, 117] - Cách tổ chức:

Có 3 đội tham gia, mỗi đội 3 người. GV treo bảng phụ lên bảng lớp. Với yêu cầu khi giáo viên đọc tới chổ trống nào với đáp án a, b, c học sinh suy nghĩ và lựa

chọn đáp án với thời gian 30s cho 1 câu. Khi hết thời gian thảo luân GV gõ thước và học sinh giơ bảng có đáp án lên. GV nêu kết quả. Quá trình chơi đội nào điền đúng nhiều ô trống đội đó sẽ giành thắng cuộc.

- Tổng kết trò chơi: Gv nhận xét tuyên dương đội thắng cuộc.

Tuần 33: LT&C Nhân hóa. 1. Mục tiêu bài học.

- Giúp học sinh ôn luyện về biện pháp nhân hóa, biết cách sử dụng từ ngữ hình

ảnh nhân hóa.

2. Tổ chức trò chơi"Trổ tài nhân hóa" cho BT1 SGK tr. 127

- Mục đích: Luyện học sinh phát hiện nhanh biện pháp nhân hóa và tạo nhanh cụm từ có dùng biện pháp nhân hóa, luyện khả năng tưởng tượng, rèn phản ứng nhanh.

- Chuẩn bị:

+ Bảng phụ chép sẵn câu a, b của BT1 SGK tr 127

+ Các thẻ chữ : đông làng, mầm cây, cây đào, cơn dông, lá gạo, cây gạo. + Nam châm để gắn các thẻ chữ.

- Cách tổ chức:

Với yêu cầu đọc bài thơ tìm ra các sự vật được nhân hóa và được nhân hóa bằng những từ ngữ như thế nào?

Giáo viên chia lớp làm 2 đội chơi và đặt tên cho mỗi đội. Khi giáo viên đọc câu hỏi xong thì đội A sẽ hô và đội B sẽ đáp rồi ngược lại. Lưu ý mỗi đội chỉ được 1 lần hô hoặc đáp để đảm bào sự luân phiên nhau.

Ví dụ : Khi đội A kể tên được sự vật nhân hóa là: mầm cây.

Đội B sẽ đáp là sự vật được nhân hóa với từ ngữ là: mầm cây tỉnh giấc. Cứ luân phiên như thế cho tới khi các sự vật nhân hóa được kể hết. Đội nào nêu tên và chỉ ra từ ngữ nhân hóa được nhiều đáp án đúng đội đó sẽ giành thắng cuộc.

Tuần 34: LT&C Mở rộng vốn từ: Thiên nhiên. Dấu chấm, dấu phẩy. 1. Mục tiêu bài học.

- Giúp mở rộng cho học sinh vốn từ thiên nhiên. - Ôn luyện dùng dấu chấm, dấu phẩy cho học sinh.

2. Tổ chức trò chơi "Tiếp sức" cho BT SGK tr. 135.

Chuẩn bị :

+ 2 tờ giấy khổ to để học sinh ghi yêu cầu nôi dung như sau: Thiên nhiên đem lại cho con người những gì: - Trên mặt đất:

Thiên nhiên đem lại cho con người những gì: -Trong lòng đất:

+ Nam châm. + 2 bút dạ.

- Cách tổ chức: Giáo viên chia lớp ra làm 2 đội và đặt tên cho 2 đội (ví dụ:Biển xanh và Mây trắng). Sau đó giáo viên gắn tấm bìa ghi sẵn nhiệm vụ của mỗi đội lên bảng và phát cho mỗi đội một chiếc bút dạ. Mỗi đội có thời gian 7 phút để thảo luận và hoàn thành nhiệm vụ. Sau khi có hiệu lệnh bắt đầu của giáo viên các đội bắt đầu thảo luận và lần lượt lên viết vào tờ bìa của đội mình. Sau khi học sinh thứ nhất của mỗi đội viết xong thì học sinh thứ hai mới được tiếp tục . Cứ lần lượt như thế cho đến khi hết lượt học sinh mỗi đội tham gia. Khi có hiệu lệnh hết giờ thì cả ba đội dừng bút. Học sinh thực hiện trò chơi.

- Tổng kết trò chơi : Giáo viên cùng học sinh kiểm tra kết quả chơi của hai đội. Đội nào kể tên đúng được nhiều, viết chữ đẹp cẩn thận sẽ là đội thắng cuộc. Như vậy, căn cứ vào mục đích, yêu cầu, nội dung bài học, chúng tôi đã thiết kế trò chơi cho hầu hết các tiết dạy trong phân môn Luyện từ và câu lớp 3. Ví dụ: trò chơi Hái hoa dân chủ cho bài So sánh, dấu chấm; trò chơi Tiếp sức

thiết kế trò chơi Rung chuông vàng; trò chơi Ô chữ ôlympia cho bài Mở rộng

vốn từ trường học, dấu phẩy; với bài Ôn tập về từ chỉ hoạt động, trạng thái, so sánh trò chơi Thử tài so sánh được thiết kế; trò chơi Truy tìm dấy phẩy cho bài Dấu phẩy; với bài Mở rộng vốn từ quê hương, ôn tập câu Ai làm gì? chúng tôi

thiết kế trò chơi Hoa ai thắm hơn... Tuy nhiên trên thực tế, không có phương

pháp nào là vạn năng trong dạy học. Việc vận dụng phương pháp dạy học như thế nào để đạt hiệu quả cao còn phụ thuộc vào nhiều vấn đề như: cách sử dụng linh hoạt các phương pháp trong giờ học, giáo viên nắm bắt được tâm sinh lý học sinh, tùy thuộc vào nội dung bài học để vận dụng phương pháp dạy học,...Tùy theo đặc điểm, diễn biến tâm lý của học sinh từng buổi học để giáo viên xem xét nên đưa trò chơi học tập vào thời gian nào của tiết học, trong bao lâu, cách thức như thế nào. Ví dụ, đối với tuần 12 bài Ôn tập về từ chỉ hoạt động, trạng thái, so sánh trong khóa luận chúng tôi thiết kế trò chơi được sử dụng vào 10 phút cuối của tiết học. Giáo viên không nhất thiết là tổ chức đúng như thiết kế mà sử dụng nó phù hợp với tiết dạy đó; nếu học sinh vào đầu tiết học uể oải, không tập trung giáo viên có thể tổ chức một trò chơi khác vào đầu tiết học nhằm kích thích tinh thần học tập, lôi cuốn học sinh vào quá trình dạy của mình. Như vậy, việc tổ chức trò chơi học tập mới thực sự mang lại hiệu quả đối với giáo viên và học sinh. Người giáo viên phải biết được vai trò của mình trong quá trình dạy học; là người tổ chức, hướng dẫn, giúp đỡ học sinh trong hoạt động dạy và học. Điều quan trọng là người giáo viên phải đặt cái tâm của mình lên trên hết, trong tất cả mọi giờ dạy, chứ không phải chỉ riêng phân môn Luyện từ và câu.

CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM

Trong nghiên cứu khoa học giáo dục, thực nghiệm sư phạm là một phương pháp quan trọng trong phạm vi nghiên cứu đề tài dù lớn hay nhỏ thì việc nghiên cứu và đánh giá kết quả thực nghiệm là một trong những nội dung quan trọng của đề tài. Với ý nghĩa nêu trên, trong chương trình này chúng tôi xin trình bày toàn bộ quy trình thực nghiệm và kết quả đã thu được ở công việc đó. Với đề tài "Tổ chức trò chơi học tập gây hứng thú học tập cho học sinh lớp 3 ở trường Tiểu học Đồng Mỹ - TP. Đồng Hới qua phân môn Luyện từ và câu" được thực hiện trong một thời gian ngắn nên việc thực nghiệm của đề tài chỉ ở mức độ thử nghiệm. Thử nghiệm là việc ứng dụng những vấn đề đã nghiên cứu trên phương diện lý thuyết vào thực tế dạy học Luyện từ và câu ở trường Tiểu học Đồng Mỹ nhằm kiểm nghiệm tính khả thi của đề tài. Kết quả của việc thực nghiệm sẽ giúp chúng tôi điều chỉnh những vấn đề lý thuyết và những biện pháp đề ra nhằm hướng cho quá trình nghiên cứu tiếp theo.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Tổ chức trò chơi học tập gây hứng thú cho học sinh lớp 3 trường tiểu học đồng mỹ qua phân môn luyện từ và câu (Trang 60 - 69)