Những vấn đề chung của thực nghiệm

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Tổ chức trò chơi học tập gây hứng thú cho học sinh lớp 3 trường tiểu học đồng mỹ qua phân môn luyện từ và câu (Trang 69)

8. Cấu trúc của đề tài

3.1.Những vấn đề chung của thực nghiệm

3.1.1. Mục đích, yêu cầu của thực nghiệm.

Chúng tôi sử dụng biện pháp thực nghiệm nhằm mục đích điều chỉnh, bổ sung và xác nhận lại tính khả thi của vấn đề "Tổ chức trò chơi học tập gây hứng thú cho học sinh lớp 3 ở trường Tiểu học Đồng Mỹ qua phân môn Luyện từ và câu" theo hướng khóa luận đã đề xuất. Từ những tiền đề lý luận cho đến nội dung của phân môn Luyện từ và câu được dạy trong chường trình Tiếng Việt ở Tiểu học. Thực nghiệm là bước đầu đưa ra những giá trị vào thực tiễn để thực tiễn xác nhận lại giá trị và hiệu quả của những giải pháp do khóa luận đề xuất, thực nghiệm sẽ cho biết những nội dung lý thuyết trong khóa luận còn phải bổ sung thêm những gì và làm như thế nào để hoàn chỉnh nội dung đó. Tiến hành thực nghiệm, chúng tôi tuân thủ nghiêm túc những quy tắc chung của quy trình thực nghiệm sư phạm, chú trọng vào yêu cầu và đặc điểm của vấn đề nghiên cứu để có những nhận xét, kết luận đánh giá khách quan những kết quả của công việc.

3.1.2. Địa bàn, thời gian, đối tượng thực nghiệm.

Để quá trình thực nghiệm được thuận lợi và đạt được mục đích, yêu cầu đặt ra, chúng tôi đã chuẩn bị các điều kiện cần thiết như địa bàn, đối tượng thực nghiệm, lập kế hoạch thể nghiệm, chọn bài và thiết kế giáo án, gặp gỡ giáo viên ở các lớp thực nghiệm , đề ra chỉ tiêu, phương pháp đánh giá...

Về địa bàn chúng tôi tiến hành thực nghiệm tại Trường Tiểu học Đồng Mỹ TP- Đồng Hới - Quảng Bình.

Về thời gian: Thực nghiệm được tiến hành từ ngày 2/2/2015- 29/3/2015 Về đối tượng thực nghiệm chúng tôi tiến hành điều tra, khảo sát xin ý kiến từ phía giáo viên và học sinh Trường Tiểu học Đồng Mỹ.

+ Về học sinh tham gia thực nghiệm: Thực nghiệm được tiến hành trên 3 lớp 3A, 3B, 3C khối 3 của trường Tiểu học Đồng Mỹ - TP Đồng Hới, chúng tôi cố gắng chọn lớp thực nghiệm và lớp đối chứng tương đương nhau đề đảm bảo tính tự nhiên, khách quan. Trong quá trình triển khai thực nghiệm học sinh của các lớp thực nghiệm không được biết mình là đối tượng thực nghiệm.

+ Về giáo viên thực nghiệm : Chúng tôi liên hệ với quản lý chuyên môn của ban giám hiệu nhà trường xin được dự giờ, khảo sát và dạy thực nghiệm. Qua giới thiệu trực tiếp của BGH nhà trường và đặc biệt là tổ chuyên môn 1, 2, 3 ; chúng tôi chọn những giáo viên có năng lực chuyên môn vững vàng, có ý thức trách nhiệm và nhiệt tình trong công tác giảng dạy, có thâm niên giảng dạy từ 5 năm trở lên.

Khi hoàn tất cho khâu chuẩn bị cho việc thực nghiệm chúng tôi đã tiến hành dạy thử một số tiết. Dạy xong, chúng tôi rút kinh nghiệm, điều hành những vấn đề bất cập giữa lý thuyết và thực tế giảng dạy để việc dạy thực nghiệm đạt hiệu quả. Qua những tiết dạy thử giáo án thực nghiệm, chúng tôi hiểu biết thêm về những khó khăn và thuận lợi của việc tổ chức trò chơi học tập gây hứng thú cho học sinh thông qua phân môn Luyện từ và câu để từ đó có sự chuẩn bị cho tiết dạy thực nghiệm được tốt hơn.

3.1.3. Nội dung của thực nghiệm.

Nội dung cơ bản của thực nghiệm là nhằm đưa ra hệ thống trò chơi hợp lý trong từng tiết học nhằm kích thích gây hứng thú học tập cho học sinh lớp 3 qua phân môn Luyện từ và câu. Để thuận lợi cho việc quản lý, chỉ đạo chuyên môn và khách quan trong việc đánh giá kết quả thực nghiệm, chúng tôi đã đề xuất với trường để thành lập nhóm thể nghiệm, bao gồm:

- Hiệu phó phụ trách chuyên môn. - Tổ trưởng khối 1, 2, 3.

- Giáo viên chủ nhiệm các lớp dạy thử nghiệm và đối chứng . - Giáo viên dạy giáo án thử nghiệm.

Nhóm thể nghiệm có nhiệm vụ dự giờ, quan sát quá trình học tập của học sinh, ghi biên bản đánh giá kết quả tiết dạy thực nghiệm.

3.2. Kế hoạch thực nghiệm. 3.2.1. Trước tác động. 3.2.1. Trước tác động.

Trước khi tác động vấn đề "Tổ chức trò chơihọc tập gây hứng thú" chúng tôi nhận thấy học sinh không mấy thích thú với việc học phân môn Luyện từ và câu. Thực tế cho thấy, các em rất mong muốn với việc được tham gia trò chơi trong quá trình học tập. Về phía giáo viên, có sự quan tâm tới việc gây hứng thú cho học sinh thông qua trò chơi học tập.Trò chơi học tập đã được các giáo viên chú tâm đầu tư, xây dựng để sử dụng vào việc dạy phân môn Luyện từ và câu. Song việc sử dụng trò chơi học tập chưa thực sự được triển khai một cách rộng rãi và thường xuyên trong các tiết học, môn học. Đa số, chỉ được thực hiện mang tính chất đối phó vào những tiết dự giờ, bồi dưỡng chuyên môn hay khi có Phòng hoặc Sở về kiểm tra. Đa số, giáo viên vẫn dạy theo phương pháp truyền thống đơn thuần là việc cung cấp kiến thức một cách khuôn mẫu. Chính vì thế mà trò chơi học tập chưa được giáo viên tổ chức một cách có hiệu quả, cách thức tổ chức trò chơi chưa thực sự linh hoạt và hợp lý, chưa kích thích được sự chăm chú lắng nghe của học sinh.Chúng tôi tiến hành điều tra 3 lớp 3A, 3B, 3C (112 học sinh) và 24 giáo viên của trường Tiểu học Đồng Mỹ đã có kết quả sau:

Đối với giáo viên, khi chúng tôi đặt câu hỏi "Theo anh (chị) Luyện từ và câu là phân môn khó hay dễ dạy" thì 83% các giáo viên nhận thức đúng Luyện từ và câu là phân môn khó dạy. Bên cạnh đó, còn có 17% giáo viên thấy rằng Luyện từ và câu là phân môn dễ dạy, các ý kiến này phần đa là của các giáo viên dạy những môn chuyên biệt. Tất cả các giáo viên (100%) của trường nhận thấy rằng phân môn Luyện từ và câu có mối quan hệ tương tác với các phân môn khác trong Tiếng Việt cũng như các môn học khác. Điều đó cho thấy rằng giáo viên trường Tiểu học Đồng Mỹ đã nhận thức được việc dạy học Luyện từ và câu rất quan trọng trong trường Tiểu học. 75% giáo viên của trường đã đầu tư công phu cho tiết dạy Luyện từ và câu để đảm bảo hiệu quả của việc giảng dạy. Đa số giáo viên của trường cũng nhận thấy rằng việc gây hứng thú học tập cho học sinh là rất quan trọng (79,2%). Để thể hiện tính khả thi của vấn đề này thì chúng tôi đã đặt câu hỏi "Anh chị có quan tâm đến việc kích thích hứng thú học tập cho học sinh thông qua việc tổ chức trò chơi học tập không"? 75% giáo viên cho rằng rất quan tâm và quan tâm đến việc gây hứng thú học tập cho học sinh thông qua trò chơi học tập. Tuy nhiên, tất cả dường như chỉ dừng lại ở sự quan tâm mà chưa thực sự đi sâu vào công tác thực hiện. Chiếm 75% giáo viên thỉnh thoảng mới tổ chức trò chơi học tập gây hứng thú cho học sinh và đa số các giáo viên chưa tự thiết kế các trò chơi học tập mới nhằm tạo ra sự đa dạng phong phú của trò chơi để kích thích hứng thú của học sinh.

Tổng hợp các ý kiến trên chúng tôi nhận thấy tổ chức trò chơi học tập gây hứng thú cho học sinh lớp 3 qua phân môn Luyện từ và câu là một việc làm thiết thực. Việc dạy Luyện từ và câu có thực sự hiệu quả không người giáo viên nắm vai trò chủ chốt, là người tổ chức hướng dẫn học sinh trong quá trình giảng dạy. Bởi thế, người giáo viên phải linh hoạt, sử dụng nhuần nhuyễn các hình thức dạy học. Đặc biệt, biết lựa chọn lồng ghép các trò chơi học tập phù hợp với nội dung bài học và thời điểm của tiết học. Muốn làm được điều đó thì bản thân người giáo viên tìm tòi nắm được các trò chơi học tập gây hứng thú, cách tổ chức làm sao để đạt hiệu quả thực sự. Song hành cùng người giáo viên là ban lãnh đạo nhà trường luôn quan tâm sát sao để tạo bước đi đúng trong quá trình giảng dạy.

Theo cô giáo Nguyễn Thị Huyền - Hiệu trưởng nhà trường cho biết "Chúng tôi luôn đẩy mạnh công tác bồi dưỡng chuyên môn, sát sao chỉ đạo các giáo viên thực hiện phương pháp dạy học theo hướng tích cực. Việc tổ chức trò chơi học tập gây hứng thú cho học sinh là một trong những vấn đề mà chúng tôi quan tâm. Bởi chúng tôi nhận thấy rằng việc "học mà chơi- chơi mà học" đối với học sinh Tiểu học là một vấn đề cần thiết và thực sự đem lại hiệu quả của việc học. Qua đó nhận thấy rằng lãnh đạo nhà trường đặc biệt quan tâm và luôn đẩy mạnh việc gây hứng thú cho học sinh qua tổ chức trò chơi học tập.

Đối với học sinh, khi trò chuyện với học sinh về việc học phân môn Luyện từ và câu chúng tối thấy được hơn một nữa học sinh (52,6%) nhận thức được đây là phân môn rất quan trọng. Nhưng ngược lại, khi chúng tôi đặt câu hỏi "Em có thích học phân môn Luyện từ và câu không ?" thì 41,9% học sinh không thích học phân môn này. Vậy thì ta cần phải đặt ra câu hỏi: "Tại sao các em nhận thấy được đây là một phân môn quan trọng mà các em lại không thích lắm với việc học phân môn này? ". Nguyên nhân chủ yếu là do người giáo viên chưa thực hiện hết nhiệm vụ của phân môn này trong cách tổ chức, phương thức chuyển tải, cách thức hoạt động chưa thực sự linh hoạt, nên giờ học trở nên khô khan, không kích thích được hứng thú của học sinh cho nên không mang lại hiệu quả .

Khi chúng tôi đặt câu hỏi "Em có thích được giáo viên tổ chức trò chơi học tập trong quá trình học Luyện từ và câu không?" có tới 89,2% học sinh rất thích được giáo viên tổ chức trò chơi vào quá trình học. Mặt khác, thì việc tham gia vào trò chơi của học sinh còn hạn chế chỉ có 35,7% học sinh thường xuyên tham gia trò chơi và đa số những em này là cốt cán, học sinh nổi trội của lớp. Ta nhận thấy rằng, trò chơi học tập mà các giáo viên tổ chức có sự hạn chế và chỉ tập trung vào các học sinh có năng lực của lớp, ít chú ý đến các em nhút nhát, yếu kém.Bên cạnh đó, đa số học sinh (91%) cho biết việc tổ chức trò chơi học tập sẽ tạo cảm giác thích thú trong quá trình học giúp các em hiểu bài và khắc sâu kiến thức hơn.

Qua những câu hỏi và ý kiến trả lời trên chúng tôi nhận thấy việc tổ chức trò chơi học tập gây hứng thú cho học sinh là một điều cần thiết giúp quá trình

giảng dạy nâng cao chất lượng. Bởi lẽ, cả giáo viên đều nhận thức được vị trí của môn học và ý nghĩa của trò chơi học tập mang lại trong việc dạy và học phân môn Luyện từ và câu.

Qua khảo sát, chúng tôi hệ thống kết quả như sau:

Bng 1: Tổng hợp ý kiến của giáo viên.

Câu hỏi số

Nội dung ý kiến trả lời Số giáo viên trả lời %

1

Theo anh (chị) :

a) Luyện từ và câu là phân môn khó dạy. b) Luyện từ và câu là phân môn dễ dạy.

a) 20 b) 4

a) 83,% b) 16,7%

2

Theo anh (chị) phân môn Luyện từ và câu có mối quan hệ như thế nào đối với các phân môn trong môn Tiếng Việt cũng như các môn học khác?

a) Có mối quan hệ tương tác với nhau. b) Các môn học khác hoàn toàn độc lập và phân môn Luyện từ và câu không có sự hỗ trợ gì. a) 24 b) 0 a) 100% b) 0% 3

Anh ( chị) có đầu tư công sức cho tiết dạy Luyện từ và câu như thế nào?

a) Rất công phu. b) Công phu. c) Ít đầu tư. a) 2 b) 18 c) 4 a) 8,3% b) 75% c) 16,7% 4

Theo anh (chị) việc gây hứng thú học tập cho học sinh có quan trọng không?

a) Rất quan trọng. b) Quan trọng. c) Bình thường. a) 19 b) 5 c) 0 a) 79,2% b) 20,8% c) 0%

thích hứng thú học tập cho học sinh thông qua hoạt động trò chơi học tập không? a) Rất quan tâm. b) Quan tâm. c) Ít quan tâm. a) 3 b) 15 c) 6 a) 12,5% b) 62,5% c) 25% 6

Việc tổ chức trò chơi học tập gây hứng thú cho học sinh qua phân môn Luyện từ và câu có được anh (chị) thường xuyên tổ chức không? a) Thường xuyên. b) Thỉnh thoảng. c) Ít khi. a) 3 b) 20 c) 3 a) 12,5% b) 75% c) 12,5% 7

Anh (chị) có thường xuyên tự thiết kế các trò chơi mới gây hứng thú học tập cho học sinh không? a) Thường xuyên. b) Thỉnh thoảng. c) Ít khi. a) 2 b) 10 c) 12 a) 8,3% b) 41.7% c) 50%

Bảng 2: Tổng hợp ý kiến trả lời phỏng vấn của học sinh khối 3.

Câu hỏi số Nội dung ý kiến trả lời Số HS trả lời %

1

Theo em phân môn Luyện từ và câu có quan trọng không? a) Rất quan trọng. b) Quan trọng. c) Không quan trọng. a) 60 b) 40 c) 12 a) 53,6% b) 35,7% c) 10,7% 2 Em thích học phân môn Luyện từ và

a) Rất thích. b) Thích. c) Không thích . a) 35 b) 30 c) 47 a) 31,3% b) 26,8% c) 41,9% 3

Em có thích được giáo viên tổ chức trò chơi học tập trong quá trình học Luyện từ và câu không? a) Rất thích. b) Thích. c) Không thích. a) 100 b) 12 c) 0 a) 89,2% b) 10,7% c) 0% 4

Em có được thường xuyên tham gia vào các trò chơi học tập mà giáo viên tổ chức khi học phân môn Luyện từ và câu không? a) Thường xuyên. b) Thỉnh thoảng. c) Ít khi. a) 40 b) 57 c) 15 a) 35,7% b) 50,9 % c) 13,4% 5

Theo em việc tổ chức trò chơi học tập trong quá trình học có tác động như thế nào đến các em?

a) Tạo cảm giác thích thú trong quá trình học giúp em hiểu bài và khắc sâu kiến thức hơn. b) Không có tác động gì cả. a) 102 b) 10 a) 91% b) 9%

Như vậy "Tổ chức trò chơi học tập gây hứng thú cho học sinh lớp 3 qua phân môn Luyện từ và câu tại trường Tiểu học Đồng Mỹ" là một hình thức dạy học đang được giáo viên quan tâm. Tuy nhiên, trên cơ sở thực tế cho thấy tất cả cũng chỉ mới trên đà bắt đầu chưa được thực hiện sâu sát. Việc tổ chức trò chơi học tập lồng ghép vào quá trình dạy học chưa thực sự được triển khai một cách

chuyên môn. Song các trò chơi học tập được tổ chức chưa được phong phú và phù hợp với nội dung yêu cầu của từng tiết dạy, chưa thực sự gây hứng thú học tập đối với học sinh. Nhận thấy điều đó, chúng tôi thiết nghĩ việc xây dựng hệ thống trò chơi học tập nhằm gây hứng thú học tập cho học sinh lớp 3 qua phân môn Luyện từ và câu là một hướng đi đúng và cần thiết.

3.2.2. Sau tác động.

3.2.2.1. Giáo án thực nghiệm

Có 3 bài giáo án thực nghiệm. Cụ thể đó là các bài:

+ Mở rộng vốn từ gia đình. Ôn tập câu: Ai là gì?

+ Nhân hóa. Ôn tập cách đặt và trả lời câu hỏi Ở đâu?

+ Nhân hóa. Ôn tập cách đặt và trả lời câu hỏi Để làm gì? Dấu chấm, chấm hỏi, chấm than.

Giáo án 1 : Mở rộng vốn từ gia đình. Ôn tập câu: Ai là gì? 1. Mục tiêu

Qua bài học giúp học sinh :

- Mở rộng thêm vốn từ về gia đình, biết các từ ngữ đúng chỉ về gia đình. - Biết thêm nhiều thành ngữ nói về tình cảm giữa các thành viên trong gia đình giành cho nhau.

- Biết cách đặt câu đúng và thành thạo theo mẫu Ai làm gì? - Có ý thức thái độ học tập tốt.

2. Đồ dùng dạy học

- Đối với giáo viên : Sách giáo khoa, bài giảng, phấn, 3 tờ giấy khổ A3, bút dạ, nam châm.

- Đối với học sinh : Sách giáo khoa, bảng , bút.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Tổ chức trò chơi học tập gây hứng thú cho học sinh lớp 3 trường tiểu học đồng mỹ qua phân môn luyện từ và câu (Trang 69)