Nhóm trò chơihọc tập từ tuần 19 đến tuần 26

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Tổ chức trò chơi học tập gây hứng thú cho học sinh lớp 3 trường tiểu học đồng mỹ qua phân môn luyện từ và câu (Trang 52 - 60)

8. Cấu trúc của đề tài

2.3.3. Nhóm trò chơihọc tập từ tuần 19 đến tuần 26

Giai đoạn từ tuần 19 đến tuần 26 đây là lúc bước sang học kì II. Lúc này, học sinh không còn cảm giác bỡ ngỡ mà đã quen và thích thú với cách học ở khối 3. Chính vì thế trong giai đoạn này các trò chơi học tập chúng tôi thiết kế yêu cầu cao hơn ở học sinh đó là sự nhanh nhẹn, khéo léo trong quá trình chơi. Ví dụ như trò chơi Hỏi nhanh đáp giỏi được thiết kế cho bài Nhân hóa. Ôn tập

cách đặt và trả lời câu hỏi Khi nào? thông qua trò chơi rèn luyện cho học sinh

tư duy và phản ứng nhanh nhạy, linh hoạt để đặt câu và trả lời theo mẫu câu Khi nào?. Trò chơiRung chung vàng cũng được chúng tôi thiết kế cho nhóm trò chơi học tập từ tuần 19 đến 26 này. Trò chơi này giúp học sinh khẳng định chính bản thân mình qua việc trả lời các câu hỏi thật nhanh và đúng. Với việc chơi để đi đến mốc câu hỏi cuối cùng giúp học sinh biết được năng lực của mình so với các bạn trong lớp hình thành cho học sinh năng lực phấn đấu học hỏi. Trò chơi thiết kế cho giai đoạn này được chúng tôi trình bày rõ mục đích, cách tổ chức trò chơi một cách cụ thể dưới đây.

Tuần 19: LT & C Nhân hóa. Ôn tập cách đặt và trả lời câu hỏi Khi nào? 1. Mục tiêu bài học.

- Giúp học sinh bước đầu làm quen với biện pháp nhân hóa: biết được dặc điểm cách dùng ngôn ngữ nhân hóa qua đó học sinh làm được BT1. BT2 SGK tr. 8. - Ôn tập cho học sinh cách trả lời mẫu câu Khi nào?

2. Tổ chức trò chơi " Hỏi nhanh đáp giỏi" cho BT3 SGK tr. 9

- Mục đích : Thông qua trò chơi rèn luyện cho học sinh tư duy phản ứng nhanh. Biết đặt và trả lời câu hỏi theo mẫu câu Khi nào?

- Chuẩn bị:

+ Bảng phụ ghi nội dung BT3.

+ Bảng phụ ghi đáp án về câu hỏi và câu trả lời theo mẫu câu Khi nào?

+ Giáo viên có thể chuẩn bị thêm một số câu nhằm cho học sinh làm quen được nhiều với dạng ôn tập cho mẫu câu Khi nào?

- Cách tổ chức: Giáo viên chia lớp ra làm 2 đội và đặt tên cho 2 đội (ví dụ: đội Đoàn kết và đội Sức mạnh). Sau khi giáo viên đọc từng lần lượt từng câu thì 2 đội bắt đầu "Hỏi nhanh - đáp giỏi". Ở đây Đội Đoàn kết sẽ được quyền đặt câu hỏi trước với từ để hỏi Khi nào cho câu a của BT3 và đội Sức mạnh sẽ trả lời

với câu đã hỏi Khi nào mà đội bạn đã hỏi. Nếu đội Sức mạnh trả lời đúng thì đội giành được quyền đặt câu hỏi cho câu b.Cứ như thế cho đến khi hết các câu hỏi. Đội nào hỏi nhanh, đáp nhanh và đúng được nhiều câu thì đội đó sẽ giành được chiến thắng.

* Ví dụ:

Ở câu a) Anh Đom Đóm lên đèn đi gác khi trời đã tối. Đội Đoàn kết hỏi: Khi nào anh Đom Đóm lên đèn đi gác?

Đội Sức mạnh trả lời: Khi trời đã tối anh Đom Đóm lên đèn đi gác. Tiếp theo câu b) Tối mai, anh Đom Đóm lại đi gác.

Đội Sức mạnh sẽ giành được quyền hỏi: Anh Đom Đóm lại đi gác khi nào? Đội Đoàn kết trả lời:...

- Tổng kết trò chơi : Giáo viên nhận xét tuyên dương đội có những học sinh nhanh nhạy trong việc hỏi đáp.Đội nào trả lời được nhiều câu đúng và nhanh sẽ dành chiến thắng.

Tuần 20: LT & C Mở rộng vốn từ: Tổ quốc. Dấu phẩy. 1. Mục tiêu bài học.

- Giúp mở rộng vốn từ cho học sinh về Tổ quốc: học sinh nhận biết được nét nghĩa chung của từ. Thông qua đó rèn trí thông minh, khả năng phân tích, khái quát nhanh nghĩa các từ.

- Ôn luyện cho học sinh về dấu phẩy.

2. Tổ chức trò chơi "Xếp từ theo nhóm" cho BT1 SGK tr. 17.

- Chuẩn bị :

Những từ cùng nghĩa với Tổ quốc

Những từ cùng nghĩa với bảo vệ

Những từ cùng nghĩa với xây dựng

+ 3 bộ các phiếu ghi sẵn các từ: đất nước, dựng xây, nước nhà,gìn giữ, kiến thiết, giang sơn.

- Cách tổ chức: Với yêu cầu của trò chơi xếp các từ vào cùng một nhóm nghĩa. Có 3 đội tham gia trò chơi này và mỗi đội có 3 học sinh. Giáo viên sẽ phát cho mỗi nhóm 1 bộ phiếu có các từ đã chuẩn bị. Giáo viên gắn lên bảng 3 bảng phụ đã chuẩn bị tương ứng với vị trí của từng đội. Khi nghe hiệu lệnh bắt đầu các nhóm tiến hành thảo luận và gắn đáp án vào bảng của đội mình. Các nhóm có thời gian để thảo luận và hoàn thành trong vòng 3 phút. Khi có hiệu lệnh hết giờ các đội dừng tay lại và giáo viên bắt đầu kiểm tra kết quả. Đội nào xếp đúng, đẹp sẽ giành thắng cuộc.

- Tổng kết trò chơi: Giáoviên nhận xét, tuyên dương đội xếp đúng các từ vào nhóm nghĩa.

Tuần 21: LT & C Nhân hóa. Ôn tập cách đặt và trả lời câu hỏi Ở đâu? 1. Mục tiêu bài học.

- Giúp học sinh ôn luyện về phép nhân hóa: nhận biết các hình ảnh được nhân hóa, rèn kĩ năng sử dụng từ ngữ cho học sinh. Thông qua đó học sinh làm được các BT1. BT2 SGK tr 26. 27.

- Ôn luyện cho học sinh cách đặt và trả lời câu hỏi theo mẫu Ở đâu?

2. Tổ chức trò chơi " Trổ tài nhân hóa" cho BT1 SGK tr. 26

- Mục đích : Giúp học sinh luyện phát hiện nhanh biện pháp nhân hóa và tạo nhanh cụm từ có dùng biện pháp nhân hóa, phát huy khả năng tưởng tượng, phản ứng nhanh nhạy của học sinh.

- Chuẩn bị:

+ Bảng phụ chép sẵn bài thơ "Ông trời bật lửa". + Các thẻ chữ : mây, trăng sao, đất, sấm, chớp, trời.

- Cách tổ chức:

Với yêu cầu đọc bài thơ tìm ra các sự vật được nhân hóa và được nhân hóa bằng những từ ngữ như thế nào?

Giáo viên chia lớp làm 2 đội chơi và đặt tên cho mỗi đội. Khi giáo viên đọc câu hỏi xong thì đội A sẽ hô và đội B sẽ đáp rồi ngược lại. Lưu ý mỗi đội chỉ được 1 lần hô hoặc đáp để đảm bào sự luân phiên nhau.

* Ví dụ: Khi giáo viên nêu các sự vật trong bài thơ được gọi bằng gì? Đội A: Mây được gọi bằng gì?

Đội B : Mây được gọi bằng chị. Đội B: Sấm được gọi bằng gì? ...

Lần lượt và luân phiên như thế đến khi 2 đội chơi thực hiện xong yêu cầu của giáo viên. Hết giờ chơi đội nào hô đúng, đáp giỏi sẽ giành được chiến thắng. - Tổng kết trò chơi: Giáo viên nhận xét tuyên dương đội dành thắng cuộc.

Tuần 22: LT & C Mở rộng vốn từ Sáng tạo. Dấu phẩy, dấu chấm, dấu hỏi. 1. Mục tiêu bài học.

- Giúp học sinh mở rộng vốn từ sáng tạo: biết được các từ ngữ chỉ tri thức và hoạt động tri thức. Thực hành làm được bài tập 1.

- Ôn luyện cho học sinh cách dùng dấu đúng, phù hợp với ngữ pháp và ý nghĩa của câu. Qua đó học sinh làm được BT2. BT3 SGK tr. 35, 36.

2. Tổ chức trò chơi "Truy tìm dấu phẩy" cho BT2 SGK tr.35.

- Mục đích :Giúp học sinh nhận biết và đặt dấu phẩy đúng phát triển kĩ năng hiễu nghĩa của câu cho học sinh.

- Chuẩn bị:

+ Các băng giấy ghi nội dung cần điền dấu phẩy của câu a, b, c, d trong BT2 .Giáo viên có thể chuẩn bị như sau :

a) Ở nhà em thường giúp bà xâu kim.

b) Trong lớp Liên luôn luôn chăm chú nghe giảng.

c) Hai bên bờ sông những bãi ngô bắt đầu xanh tốt. d) Trên cánh rừng mới trồng chim chóc lại bay về ríu rít.

+ Bút dạ, nam châm.

- Cách tổ chức: Có 4 đội tham gia phần chơi này và mỗi đội có 2 học sinh. Giáo viên sẽ phát cho mỗi đội 1 băng giấy và các đội tiến hành thảo luận trong thời gian 3 phút để hoàn thành rồi gắn băng giấy lên bảng vào vị trí của đội mình. Đội nào điền đúng vị trí của dấu phẩy và gắn dãi băng cho ngay ngắn cẩn thận đội đó sẽ thắng cuộc.

- Tổng kết trò chơi : Giáo viên cùng học sinh chữa bài của các đội. Nhận xét và tuyên dương đội điền đúng, nhanh và cẩn thận nhất.

Tuần 23: LT & C Nhân hóa. Ôn tập cách đặt và trả lời câu hỏi Như thế nào?

1. Mục tiêu bài học.

- Giúp học sinh ôn luyện về biện pháp nhân hóa.

- Học sinh biết cách đặt và tra lời câu hỏi Như thế nào?

2. Tổ chức trò chơi "Hái hoa dân chủ" cho BT3 SGK tr.45

- Mục đích : Giúp học sinh đặt câu cho các bộ phận được in đậm với mẫu câu Như thế nào? qua trò chơi gây hứng thú.

- Chuẩn bị : + Một cây hoa .

+ Một số bông hoa trên đó ghi các câu hỏi. + Một số phần thưởng nhỏ cho học sinh.

Dựa vào nội dung bài tập để đưa ra một số câu hỏi như sau:

1. Đặt câu hỏi cho bộ phận câu in đậm : "Trương Vĩnh Ký hiểu biết rất rộng". 2. Đặt câu hỏi cho bộ phận câu in đậm : "Ê-đi-xơn làm việc miệt mài suốt ngày

3.Đặt câu hỏi cho bộ phận câu in đậm : "Hai chị em thán phục nhìn chú Lý". 4.Đặt câu hỏi cho bộ phận câu in đậm : "Tiếng nhạc nổi lên réo rắt".

- Cách tổ chức: Gắn các bông hoa đã chuẩn bị sẵn các câu hỏi vào cây hoa. Đặt cây hoa trên bục giảng lớp học để tất cả học sinh đều quan sát được.

Sẽ có 4 học sinh tham gia trò chơi này. Các học sinh lần lượt lên hái cho mình mỗi người một bông hoa. Sau khi hái xong thì lần lượt mỗi học sinh sẽ đọc yêu cầu có trong bông hoa đó và thực hiện.Mỗi bạn có thời gian đọc và thực hiện yêu câu trong vòng 1 phút. Giáo viên và học sinh dưới lớp sẽ làm ban giám khảo. Học sinh tiến hành chơi.

-Tổng kết trò chơi : Học sinh nào đặt câu đúng, nhanh sẽ giành được phần quà từ giáo viên.

Tuần 24 : LT & C Mở rộng vốn từ : Nghệ thuật. Dấu phẩy. 1. Mục tiêu bài học.

- Giúp mở rộng cho học sinh vốn từ về nghệ thuật: biết được từ ngữ về những người hoạt động nghệ thuật, các hoạt động nghệ thuật và các môn nghệ thuật. Thông qua đó giúp học sinh làm được BT1 SGK tr. 53.

- Ôn luyện cho học sinh về dấu phẩy.

2. Tổ chức trò chơi "Tiếp sức" cho BT1 SGK tr. 53.

- Mục đích: Học sinh liệt kê ra được các từ ngữ xoay quanh chủ đề nghệ thuật. Tạo ra không khí sôi nổi tinh thần chơi của các đội sự đoàn kết trong quá trình chơi.

- Chuẩn bị :

+ Dựa vào BT1 giáo viên chuẩn bị 2bảng phụ có nội dung của phần thi. Tìm những từ ngữ : Chỉ những người hoạt động nghệ thuật. Chỉ các hoạt động nghệ thuật. Chỉ các môn nghệ thuật. + Nam châm.

- Cách tổ chức: Giáo viên chia lớp ra làm 2 đội và đặt tên cho 2 đội (ví dụ: Chim sơn ca, Họa mi). Sau đó giáo viên gắn bảng phụ đã chuẩn bị của mỗi đội lên bảng và phát cho mỗi đội 3chiếc bút dạ. Mỗi đội có thời gian 7 phút để thảo luận và hoàn thành nhiệm vụ. Sau khi có hiệu lệnh bắt đầu của giáo viên các đội bắt đầu thảo luận và lần lượt lên viết vào bảng phụcủa đội mình. Một lượt như thế mỗi đội sẽ có 3 học sinh lên viết vào bảng phụ. Khi học sinh lượt thứ nhất của mỗi đội viết xong thì lượt thứ 2 mới tiếp tục. Cứ lần lượt như thế cho đến khi hết lượt học sinh mỗi đội tham gia. Khi có hiệu lệnh hết giờ thì cả ba đội dừng bút. Học sinh thực hiện trò chơi.

- Tổng kết trò chơi : Giáo viên cùng học sinh kiểm tra kết quả chơi của ba đội. Đội nào kể tên đúng được nhiềutừ ngữ, viết chữ đẹp cẩn thận sẽ là đội thắng cuộc.

Tuần 25: LT & C Nhân hóa. Ôn tập cách đặt và trả lời câu hỏi Vì sao? 1. Mục tiêu bài học.

- Giúp học sinh ôn luyện về biện pháp tu từ nhân hóa, nhận biết được các từ ngữ, hình ảnh có sự nhân hóa. Vận dụng vào làm BT1 SGK tr.61

- Ôn tập cho học sinh cách đặt và trả lời câu hỏi theo mẫu câu Vì sao?

2. Tổ chức trò chơi "Rung chuông vàng" cho BT 1.

- Mục đích : Giúp học sinh trả lời được câu hỏi: Vì sao? - Chuẩn bị:

+ Các tấm bìa ghi đáp án.

+ Yêu cầu học sinh sử dụng bảng con.

+ Dựa vào nội dung bài tập để chuẩn bị các câu hỏi như sau: 1.Vì sao cả lớp cười ồ lên?

2.Vì sao những chàng man-gát rất bình tĩnh? 3.Vì sao chị em Xô- phi phải về ngay?

Giáo viên có thể chuẩn bị thêm một số câu hỏi ngoài bài tập nhằm kích thích sự nhanh nhạy và tư duy của học sinh.

Cho học sinh đọc hiểu yêu cầu bài tập, sau đó phổ biến cách chơi. Cả lớp chuẩn bị phấn và đặt bảng con sẵn lên bàn của mình. Sau khi giáo viên nêu câu hỏi xong cả lớp có thời gian suy nghĩ và viết đáp án vào bảng con cho mỗi câu hỏi là 30s. Khi hết thời gian suy nghĩ giáo viên gõ thước và học sinh giơ bảng có ghi đáp án lên. Giáo viên giơ đáp án đúng lên, những học sinh có cùng đáp án đúng tiếp tục chơi. Những học sinh trả lời sai sẽ bị loại và chuyển xuống làm khán giả. Trò chơi cứ tiếp tục như vậy cho tới khi hết câu hỏi.

- Tổng kết trò chơi : Giáo viên đánh giá, nhận xét và tuyên dương những học sinh tiếp tục tham gia trả lời đến câu hỏi cuối cùng.

Tuần 26: LT & C Mở rộng vốn từ: Lễ hội. Dấu phẩy. 1. Mục tiêu bài học.

- Mở rộng cho học sinh vốn từ về lễ hội. Học sinh hiểu được nghĩa của các từ ngữ. Qua đó học sinh làm được bài tập 1.

- Học sinh liệt kê được các lễ hội, hội và các hoạt động trong các lễ hội đó. - Ôn luyện học sinh về dấu phẩy: đặt dấu phẩy đúng vị trí làm sao cho câu đúng ngữ pháp và có nghĩa.

2. Tổ chức trò chơi "Ghép đôi".

- Mục đích : Giúp học sinh ghép đúng câu có nghĩa. - Chuẩn bị:

+ Nam châm.

+ Các băng giấy ghi nội dung bài tập. Dựa vào nội dung BT3 giáo viên có thể làm các băng giấy như sau :

- Cách tổ chức:

Giáo viên chia lớp ra làm 2 đội, phát các băng giấy ghi nội dung bài tập cho mỗi đội và nam châm. Mỗi đội có nhiệm vụ thảo luận để ghép thành câu hoàn chỉnh và có nghĩa sau đó cử thành viên trong đội của mình lên bảng gắn nội dung ghép của đội mình sao cho nhanh nhất và cẩn thận nhất. Hai đội có thời gian là 5 phút để thảo luận và hoàn thành. Đội nào ghép đúng và nhanh nhất đội đó sẽ thắng cuộc.

- Tổng kết trò chơi: Giáo viên tổng kết trò chơi tuyên dương đội ghép đúng, nhanh và cẩn thận nhất.

Ở giai đoạn này, với những trò chơi mà chúng tôi thiết kế dựa trên nội dung yêu cầu bài học đồng thời đảm bảo việc cung cấp kiến thức cho học sinh qua hoạt động chơi. Với nhóm trò chơi này học sinh đã nắm được cách đặt và trả lời câu hỏi theo mẫu câu Ai thế nào qua trò chơi Truyền điện; giúp các em nắm được các từ cùng nghĩa để xếp vào nhóm đúng với trò chơi Xếp từ theo nhóm

cho tiếtMở rộng vốn từ Tổ quốc. Dấu phẩy; học sinh sẽ trổ tài nhân hóa với tiết

Nhân hóa ở tuần 21 giúp các em phát huy sự nhanh nhạy và khả năng tưởng tượng. Lúc này, giáo viên và học sinh đã thân thuộc với hình thức học này rồi thì

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Tổ chức trò chơi học tập gây hứng thú cho học sinh lớp 3 trường tiểu học đồng mỹ qua phân môn luyện từ và câu (Trang 52 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)