Kế hoạch thực nghiệm

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Tổ chức trò chơi học tập gây hứng thú cho học sinh lớp 3 trường tiểu học đồng mỹ qua phân môn luyện từ và câu (Trang 71)

8. Cấu trúc của đề tài

3.2.Kế hoạch thực nghiệm

3.2.1. Trước tác động.

Trước khi tác động vấn đề "Tổ chức trò chơihọc tập gây hứng thú" chúng tôi nhận thấy học sinh không mấy thích thú với việc học phân môn Luyện từ và câu. Thực tế cho thấy, các em rất mong muốn với việc được tham gia trò chơi trong quá trình học tập. Về phía giáo viên, có sự quan tâm tới việc gây hứng thú cho học sinh thông qua trò chơi học tập.Trò chơi học tập đã được các giáo viên chú tâm đầu tư, xây dựng để sử dụng vào việc dạy phân môn Luyện từ và câu. Song việc sử dụng trò chơi học tập chưa thực sự được triển khai một cách rộng rãi và thường xuyên trong các tiết học, môn học. Đa số, chỉ được thực hiện mang tính chất đối phó vào những tiết dự giờ, bồi dưỡng chuyên môn hay khi có Phòng hoặc Sở về kiểm tra. Đa số, giáo viên vẫn dạy theo phương pháp truyền thống đơn thuần là việc cung cấp kiến thức một cách khuôn mẫu. Chính vì thế mà trò chơi học tập chưa được giáo viên tổ chức một cách có hiệu quả, cách thức tổ chức trò chơi chưa thực sự linh hoạt và hợp lý, chưa kích thích được sự chăm chú lắng nghe của học sinh.Chúng tôi tiến hành điều tra 3 lớp 3A, 3B, 3C (112 học sinh) và 24 giáo viên của trường Tiểu học Đồng Mỹ đã có kết quả sau:

Đối với giáo viên, khi chúng tôi đặt câu hỏi "Theo anh (chị) Luyện từ và câu là phân môn khó hay dễ dạy" thì 83% các giáo viên nhận thức đúng Luyện từ và câu là phân môn khó dạy. Bên cạnh đó, còn có 17% giáo viên thấy rằng Luyện từ và câu là phân môn dễ dạy, các ý kiến này phần đa là của các giáo viên dạy những môn chuyên biệt. Tất cả các giáo viên (100%) của trường nhận thấy rằng phân môn Luyện từ và câu có mối quan hệ tương tác với các phân môn khác trong Tiếng Việt cũng như các môn học khác. Điều đó cho thấy rằng giáo viên trường Tiểu học Đồng Mỹ đã nhận thức được việc dạy học Luyện từ và câu rất quan trọng trong trường Tiểu học. 75% giáo viên của trường đã đầu tư công phu cho tiết dạy Luyện từ và câu để đảm bảo hiệu quả của việc giảng dạy. Đa số giáo viên của trường cũng nhận thấy rằng việc gây hứng thú học tập cho học sinh là rất quan trọng (79,2%). Để thể hiện tính khả thi của vấn đề này thì chúng tôi đã đặt câu hỏi "Anh chị có quan tâm đến việc kích thích hứng thú học tập cho học sinh thông qua việc tổ chức trò chơi học tập không"? 75% giáo viên cho rằng rất quan tâm và quan tâm đến việc gây hứng thú học tập cho học sinh thông qua trò chơi học tập. Tuy nhiên, tất cả dường như chỉ dừng lại ở sự quan tâm mà chưa thực sự đi sâu vào công tác thực hiện. Chiếm 75% giáo viên thỉnh thoảng mới tổ chức trò chơi học tập gây hứng thú cho học sinh và đa số các giáo viên chưa tự thiết kế các trò chơi học tập mới nhằm tạo ra sự đa dạng phong phú của trò chơi để kích thích hứng thú của học sinh.

Tổng hợp các ý kiến trên chúng tôi nhận thấy tổ chức trò chơi học tập gây hứng thú cho học sinh lớp 3 qua phân môn Luyện từ và câu là một việc làm thiết thực. Việc dạy Luyện từ và câu có thực sự hiệu quả không người giáo viên nắm vai trò chủ chốt, là người tổ chức hướng dẫn học sinh trong quá trình giảng dạy. Bởi thế, người giáo viên phải linh hoạt, sử dụng nhuần nhuyễn các hình thức dạy học. Đặc biệt, biết lựa chọn lồng ghép các trò chơi học tập phù hợp với nội dung bài học và thời điểm của tiết học. Muốn làm được điều đó thì bản thân người giáo viên tìm tòi nắm được các trò chơi học tập gây hứng thú, cách tổ chức làm sao để đạt hiệu quả thực sự. Song hành cùng người giáo viên là ban lãnh đạo nhà trường luôn quan tâm sát sao để tạo bước đi đúng trong quá trình giảng dạy.

Theo cô giáo Nguyễn Thị Huyền - Hiệu trưởng nhà trường cho biết "Chúng tôi luôn đẩy mạnh công tác bồi dưỡng chuyên môn, sát sao chỉ đạo các giáo viên thực hiện phương pháp dạy học theo hướng tích cực. Việc tổ chức trò chơi học tập gây hứng thú cho học sinh là một trong những vấn đề mà chúng tôi quan tâm. Bởi chúng tôi nhận thấy rằng việc "học mà chơi- chơi mà học" đối với học sinh Tiểu học là một vấn đề cần thiết và thực sự đem lại hiệu quả của việc học. Qua đó nhận thấy rằng lãnh đạo nhà trường đặc biệt quan tâm và luôn đẩy mạnh việc gây hứng thú cho học sinh qua tổ chức trò chơi học tập.

Đối với học sinh, khi trò chuyện với học sinh về việc học phân môn Luyện từ và câu chúng tối thấy được hơn một nữa học sinh (52,6%) nhận thức được đây là phân môn rất quan trọng. Nhưng ngược lại, khi chúng tôi đặt câu hỏi "Em có thích học phân môn Luyện từ và câu không ?" thì 41,9% học sinh không thích học phân môn này. Vậy thì ta cần phải đặt ra câu hỏi: "Tại sao các em nhận thấy được đây là một phân môn quan trọng mà các em lại không thích lắm với việc học phân môn này? ". Nguyên nhân chủ yếu là do người giáo viên chưa thực hiện hết nhiệm vụ của phân môn này trong cách tổ chức, phương thức chuyển tải, cách thức hoạt động chưa thực sự linh hoạt, nên giờ học trở nên khô khan, không kích thích được hứng thú của học sinh cho nên không mang lại hiệu quả .

Khi chúng tôi đặt câu hỏi "Em có thích được giáo viên tổ chức trò chơi học tập trong quá trình học Luyện từ và câu không?" có tới 89,2% học sinh rất thích được giáo viên tổ chức trò chơi vào quá trình học. Mặt khác, thì việc tham gia vào trò chơi của học sinh còn hạn chế chỉ có 35,7% học sinh thường xuyên tham gia trò chơi và đa số những em này là cốt cán, học sinh nổi trội của lớp. Ta nhận thấy rằng, trò chơi học tập mà các giáo viên tổ chức có sự hạn chế và chỉ tập trung vào các học sinh có năng lực của lớp, ít chú ý đến các em nhút nhát, yếu kém.Bên cạnh đó, đa số học sinh (91%) cho biết việc tổ chức trò chơi học tập sẽ tạo cảm giác thích thú trong quá trình học giúp các em hiểu bài và khắc sâu kiến thức hơn.

Qua những câu hỏi và ý kiến trả lời trên chúng tôi nhận thấy việc tổ chức trò chơi học tập gây hứng thú cho học sinh là một điều cần thiết giúp quá trình

giảng dạy nâng cao chất lượng. Bởi lẽ, cả giáo viên đều nhận thức được vị trí của môn học và ý nghĩa của trò chơi học tập mang lại trong việc dạy và học phân môn Luyện từ và câu.

Qua khảo sát, chúng tôi hệ thống kết quả như sau:

Bng 1: Tổng hợp ý kiến của giáo viên.

Câu hỏi số

Nội dung ý kiến trả lời Số giáo viên trả lời %

1

Theo anh (chị) :

a) Luyện từ và câu là phân môn khó dạy. b) Luyện từ và câu là phân môn dễ dạy.

a) 20 b) 4

a) 83,% b) 16,7%

2

Theo anh (chị) phân môn Luyện từ và câu có mối quan hệ như thế nào đối với các phân môn trong môn Tiếng Việt cũng như các môn học khác?

a) Có mối quan hệ tương tác với nhau. b) Các môn học khác hoàn toàn độc lập và phân môn Luyện từ và câu không có sự hỗ trợ gì. a) 24 b) 0 a) 100% b) 0% 3

Anh ( chị) có đầu tư công sức cho tiết dạy Luyện từ và câu như thế nào?

a) Rất công phu. b) Công phu. c) Ít đầu tư. a) 2 b) 18 c) 4 a) 8,3% b) 75% c) 16,7% 4

Theo anh (chị) việc gây hứng thú học tập cho học sinh có quan trọng không?

a) Rất quan trọng. b) Quan trọng. c) Bình thường. a) 19 b) 5 c) 0 a) 79,2% b) 20,8% c) 0%

thích hứng thú học tập cho học sinh thông qua hoạt động trò chơi học tập không? a) Rất quan tâm. b) Quan tâm. c) Ít quan tâm. a) 3 b) 15 c) 6 a) 12,5% b) 62,5% c) 25% 6

Việc tổ chức trò chơi học tập gây hứng thú cho học sinh qua phân môn Luyện từ và câu có được anh (chị) thường xuyên tổ chức không? a) Thường xuyên. b) Thỉnh thoảng. c) Ít khi. a) 3 b) 20 c) 3 a) 12,5% b) 75% c) 12,5% 7

Anh (chị) có thường xuyên tự thiết kế các trò chơi mới gây hứng thú học tập cho học sinh không? a) Thường xuyên. b) Thỉnh thoảng. c) Ít khi. a) 2 b) 10 c) 12 a) 8,3% b) 41.7% c) 50%

Bảng 2: Tổng hợp ý kiến trả lời phỏng vấn của học sinh khối 3.

Câu hỏi số Nội dung ý kiến trả lời Số HS trả lời %

1

Theo em phân môn Luyện từ và câu có quan trọng không? a) Rất quan trọng. b) Quan trọng. c) Không quan trọng. a) 60 b) 40 c) 12 a) 53,6% b) 35,7% c) 10,7% 2 Em thích học phân môn Luyện từ và

a) Rất thích. b) Thích. c) Không thích . a) 35 b) 30 c) 47 a) 31,3% b) 26,8% c) 41,9% 3

Em có thích được giáo viên tổ chức trò chơi học tập trong quá trình học Luyện từ và câu không? a) Rất thích. b) Thích. c) Không thích. a) 100 b) 12 c) 0 a) 89,2% b) 10,7% c) 0% 4

Em có được thường xuyên tham gia vào các trò chơi học tập mà giáo viên tổ chức khi học phân môn Luyện từ và câu không? a) Thường xuyên. b) Thỉnh thoảng. c) Ít khi. a) 40 b) 57 c) 15 a) 35,7% b) 50,9 % c) 13,4% 5

Theo em việc tổ chức trò chơi học tập trong quá trình học có tác động như thế nào đến các em?

a) Tạo cảm giác thích thú trong quá trình học giúp em hiểu bài và khắc sâu kiến thức hơn. b) Không có tác động gì cả. a) 102 b) 10 a) 91% b) 9%

Như vậy "Tổ chức trò chơi học tập gây hứng thú cho học sinh lớp 3 qua phân môn Luyện từ và câu tại trường Tiểu học Đồng Mỹ" là một hình thức dạy học đang được giáo viên quan tâm. Tuy nhiên, trên cơ sở thực tế cho thấy tất cả cũng chỉ mới trên đà bắt đầu chưa được thực hiện sâu sát. Việc tổ chức trò chơi học tập lồng ghép vào quá trình dạy học chưa thực sự được triển khai một cách

chuyên môn. Song các trò chơi học tập được tổ chức chưa được phong phú và phù hợp với nội dung yêu cầu của từng tiết dạy, chưa thực sự gây hứng thú học tập đối với học sinh. Nhận thấy điều đó, chúng tôi thiết nghĩ việc xây dựng hệ thống trò chơi học tập nhằm gây hứng thú học tập cho học sinh lớp 3 qua phân môn Luyện từ và câu là một hướng đi đúng và cần thiết.

3.2.2. Sau tác động.

3.2.2.1. Giáo án thực nghiệm

Có 3 bài giáo án thực nghiệm. Cụ thể đó là các bài:

+ Mở rộng vốn từ gia đình. Ôn tập câu: Ai là gì?

+ Nhân hóa. Ôn tập cách đặt và trả lời câu hỏi Ở đâu?

+ Nhân hóa. Ôn tập cách đặt và trả lời câu hỏi Để làm gì? Dấu chấm, chấm hỏi, chấm than.

Giáo án 1 : Mở rộng vốn từ gia đình. Ôn tập câu: Ai là gì? 1. Mục tiêu

Qua bài học giúp học sinh :

- Mở rộng thêm vốn từ về gia đình, biết các từ ngữ đúng chỉ về gia đình. - Biết thêm nhiều thành ngữ nói về tình cảm giữa các thành viên trong gia đình giành cho nhau.

- Biết cách đặt câu đúng và thành thạo theo mẫu Ai làm gì? - Có ý thức thái độ học tập tốt.

2. Đồ dùng dạy học

- Đối với giáo viên : Sách giáo khoa, bài giảng, phấn, 3 tờ giấy khổ A3, bút dạ, nam châm.

- Đối với học sinh : Sách giáo khoa, bảng , bút.

3. Các hoạt động dạy học chủ yếu.

Nội dung hoạt động Cách thức hoạt động A. Khởi động.

Cả lớp hát bài hát tập thể. Giáo viên mời Trưởng ban văn nghệ điều hành hát bài hát tập thể.

Kiểm tra bài củ

Tìm các hình ảnh so sánh có trong các câu sau.

B. Dạy bài mới

1. Giới thiệu bài mới.

Hoạt động 1. Mở rộng vốn từ gia đình.

Bài tập 1. Tìm các từ ngữ chỉ gộp những người trong gia đình.

cả lớp cùng nhau hát.

Giáo viên gọi 2 học sinh lên bảng kiểm tra bài củ, thời gian là 3 phút.

a) Ngọn đèn sáng tựa trăng rằm.

b) Quê hương là chùm khế ngọt cho con trèo hái mỗi ngày.

Giáo viên mời CTHĐTQ điều hành phần nhận xét.

Giáo viên chốt lại và nhận xét.

Giáo viên: Hôm nay chúng ta sẽ qua một tiết mới bài Mở rộng vốn từ gia đình. Ôn tập câu Ai là gì?

Giáo viên giao nhiệm vụ:

Học sinh đọc bài tập 1 và xác định yêu cầu của bài.

Học sinh làm bài theo nhóm dưới sự điều hành của nhóm trưởng trong thời gian 5 phút hoàn thành bài tập 1 vào bảng nhóm.

Hết thời gian thảo luận CTHĐTQ lên điều hành phần trả lời.

Tìm các từ ngữ chỉ gộp những người trong gia đình. Học sinh phải trả lời được : ông bà, bố mẹ, anh em, chị em,

Bài tập 2. Xếp các thành ngữ, tục ngữ vào nhóm thích hợp.

Tổ chức trò chơi " Tiếp sức " cho bài tập 2.

anh chị, dì dượng, chú thím,.. Giáo viên nhận xét.

Kết luận: Các từ trên thuộc chủ điểm gia đình. Các em phải ghi nhớ để sử dụng trong quá trình giao tiếp và học tập cho đúng. Vậy những người trong gia đình đối xử và có tình cảm như thế nào với nhau. Chúng ta cùng nhau tìm hiểu qua bài tập 2.

Giáo viên gọi học sinh đọc bài và giúp học sinh xác định nội dung bài tập. Học sinh xác định được nôi dung là xếp các thành ngữ trong các câu a, b, c, d, e, g vào nhóm phù hợp.

Khi học sinh đã hiểu được yêu cầu của bài tập giáo viên tổ chức trò chơi cho bài tập này.

Giáo viên tổ chức cho học sinh trò chơi " Tiếp sức".

Giáo viên chia học sinh lớp ra làm 3 đội, mỗi đội có 3 thành viên tham gia Sau đó giáo viên gắn 3 tấm bìa ghi sẵn nhiệm vụ của mỗi đội lên bảng và phát cho mỗi đội một chiếc bút dạ. Mỗi đội có thời gian 5 phút để thảo luận và hoàn thành nhiệm vụ. Sau khi có hiệu lệnh bắt đầu của giáo viên các đội bắt đầu thảo luận và lần lượt lên viết vào tờ bìa của đội mình. Sau khi học sinh

Hoạt động 2. Ôn tập câu Ai là gì?

Bài tập 3. Đặt câu theo mẫu Ai là gì?

thứ nhất của mỗi đội viết xong thì học sinh thứ hai mới được tiếp tục . Cứ lần lượt như thế cho đến khi hết lượt học sinh mỗi đội tham gia. Khi có hiệu lệnh hết giờ thì cả ba đội dừng bút. Học sinh thực hiện trò chơi.

Tổng kết trò chơi: Giáo viên cùng học sinh kiểm tra kết quả chơi của 3 đội. Đội nào sắp xếp đúng, viết đẹp đội đó sẽ thắng cuộc.

Học sinh và giáo viên nhận xét quá trình chơi và kết quả chơi của 3 đội. Giáo viên chốt lại và nhận xét.

Kết luận: Những thành ngữ, tục ngữ trên cho chúng ta thấy tình cảm của những người thân trong gia đình với nhau rất gắn bó, yêu thương nhau. Vì vậy, các em cũng phải yêu thương những người thân yêu trong gia đình của mình nhé. Bây giờ, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu mẫu câu mới đó là mẫu câu Ai là gì? qua bài tập 3.

Giáo viên mời 1 học sinh đọc bài tập 3. Sau đó giao nhiệm vụ cho học sinh làm việc theo nhóm đôi 1 bạn hỏi và 1 bạn trả lời.

Với thời gian làm việc 5 phút các nhóm hoàn thành.

C. Củng cố, dặn dò.

phần trả lời.

Học sinh phải trả lời được. Ví dụ: a) Tuấn là một người anh trai tốt. Học sinh nhận xét câu trả lời của bạn. Giáo viên nhận xét và chốt bài.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Tổ chức trò chơi học tập gây hứng thú cho học sinh lớp 3 trường tiểu học đồng mỹ qua phân môn luyện từ và câu (Trang 71)